Nhận định thị trường tuần 25-29/09

TÓM TẮT THỊ TRƯỜNG TUẦN QUA VÀ NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN ( 25/09 – 29/09 )

Các thông tin trên thế giới như sau:

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu ( 22/09 ), chỉ số Dow Jones rớt 106.58 điểm (tương đương 0.31%) xuống 33,963.84 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 0.23% còn 4,320.06 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite hạ 0.09% xuống 13,211.81 điểm. S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt giảm 2.9% và 3.6% trong tuần qua, đánh dấu tuần giảm thứ 3 liên tiếp và là tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2023 đối với mỗi chỉ số. Dow Jones mất 1.9% trong tuần.

Đà sụt giảm trong ngày thứ Sáu đánh dấu phiên giảm thứ 4 liên tiếp của cả 3 chỉ số chính. Lợi suất trái phiếu tăng sau khi ngân hàng trung ương dự báo sẽ có thêm 1 đợt nâng lãi suất nữa trong năm 2023. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2007 trong tuần này. Trong khi, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm chạm mức cao nhất kể từ năm 2006.

Giá dầu ổn định trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (22/9)nhưng vẫn xác lập một tuần giảm giá, vì hoạt động chốt lời của nhà đầu tư và thị trường đánh giá lo ngại nguồn cung từ lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu của Nga. Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent giảm 3 US cent xuống 93,27 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 40 US cent lên 90,03 USD. Cả hai loại dầu đều giảm trong tuần qua, với dầu Brent kết thúc chuỗi tăng 3 tuần liên tiếp, giảm 0,3%, và dầu thô Mỹ giảm 0,03%, đánh dầu tuần giảm đầu tiên trong 4 tuần.

Chỉ số DXY giữ ở ngưỡng 105.x kết thúc tuần vừa qua.

Kết luận: Hầu hết các thị trường chủ chốt trên thế giới đều biến động khá tiêu cực trong tuần qua đặc biệt là thị trường Mỹ khi nhà đầu tư phản ứng với tín hiệu từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) rằng cơ quan này có ý định giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn. Mối lo ngại cũng gia tăng xung quanh vấn đề đóng cửa chính phủ Mỹ, điều này có thể làm giảm niềm tin của người tiêu dùng và khiến nền kinh tế trì trệ hơn. Lãnh đạo Đảng Cộng hoà tại Hạ viện Mỹ đã nghỉ làm vào ngày thứ Năm (21/09).

Về thị trường Việt Nam:

1. Diễn biến tuần giao dịch 18-22/9

  • Trong tuần vừa qua, thị trường chứng khoán trong nước diễn biến đồng pha với chứng khoán thế giới.VN-Index liên tục rung lắc mạnh trong 3 phiên đầu tuần với sự thận trọng của nhà đầu tư.
  • Tuy có được phiên phục hồi vào giữa tuần nhưng thanh khoản bán chủ động liên tục gia tăng mạnh sau đó, nhất là phiên cuối tuần đã khiến cho chỉ số chung giảm điểm mạnh, đánh mất mốc 1.200. Tín hiệu bán tháo đã có lúc xuất hiện vào phiên 22/9 khiến cho nhiều cổ phiếu giảm sàn, tác động tiêu cực, đè nặng áp lực lên thị trường và đã có lúc kéo chỉ số chung về vùng điểm 1.175.
  • Như vậy, tính chung cả tuần chỉ số chính sàn HOSE giảm 34,31 điểm, tương đương giảm 2,8% so với cuối tuần trước.

2. Điểm tiêu cực

VN-Index đóng cửa tuần tại mốc 1.193,05 điểm, giảm 34,31 điểm tương đương 2,8% so với tuần trước đó. Chỉ số này đã giảm khoảng 4,1% so với đỉnh gần nhất thiết lập vào ngày 11/9. Giá trị giao dịch bình quân trên toàn thị trường ở mức 27.136 tỷ đồng, giảm 10,2% so với mức bình quân của tuần trước đó.

Trong tuần VN-Index giảm điểm, giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đè nặng lên thị trường với việc tiếp tục bán ròng, dù vậy quy mô rút ròng đã giảm so với tuần trước đó. Trong tuần 18 – 22/9, nhóm nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng cả 5 phiên liên tiếp với giá trị 1.640 tỷ đồng trên HOSE.

3. Điểm tích cực

Điểm sáng của thị trường tuần qua là việc nhà đầu tư cá nhân vẫn giữ được đà mua ròng. Cụ thể, trong tuần giao dịch vừa qua, nhà đầu tư cá nhân mua ròng 1.784 tỷ đồng trên HOSE. Đây là tuần mua ròng thứ 3 liên tục của các cá nhân trong nước, dù quy mô đã giảm 65% so với tuần trước đó. Tính riêng khớp lệnh họ gom ròng 2.192 tỷ đồng. Riêng khối tự doanh đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 12 tỷ đồng.

Kết luận – Dự báo thị trường tuần 25 – 29/9:

Tuần qua, áp lực bán lan rộng toàn thị trường kéo chỉ số VN-Index giảm mạnh. Tâm lý thận trọng bao trùm thị trường trước áp lực tỷ giá gia tăng và động thái phát hành tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước trong 2 phiên cuối tuần nhằm hút thanh khoản dư thừa khỏi hệ thống ngân hàng để hạn chế tình trạng đầu cơ tỷ giá.

Về kỹ thuật, trong phiên giao dịch ngày 22/09/2023, VN-Index giảm điểm mạnh với mẫu hình nến Falling Window cho thấy tâm lý tiêu cực của nhà đầu tư. Khối lượng giao dịch đạt ở mức cao nhất trong 4 tuần gần đây chứng tỏ áp lực bán khá lớn. Ngoài ra, chỉ số đang test lại vùng 1,170-1,190 điểm. Đây là khu vực hội tụ của trendline tăng dài hạn và đáy cũ tháng 08/2023 nên dự kiến sẽ trụ vững trong thời gian tới.

Kịch bản có thể xảy ra trong tuần tới: Mặc dù ngưỡng hỗ trợ xa quanh 1.17x, đã cho phản ứng và giúp VN-Index tránh được nhịp giảm sâu, rủi ro mở rộng nhịp điều chỉnh trong các phiên kế tiếp vẫn đang có phần chiếm ưu thế. Trong những phiên tới, diễn biến của VN-Index có thể còn xuất hiện những phiên rung lắc, vùng 1.190 - 1.200 điểm sẽ cần kiểm tra lại trong thời gian tới.

Hành động của chúng ta:

Em cho rằng, trong giai đoạn này, em khuyến nghị nhà đầu tư bán hạ tỷ trọng trading đã mở trong các nhịp hồi sớm. Chỉ mở mua một phần nhỏ tại những vùng hỗ trợ đã đề cập ở trên.

Watchlist tuần tới: VCG, CTR, HAH, MWG, FRT, PNJ, VND, REE, PC1, NT2, GEG, ANV.

Báo cáo chiến lược đầu tư 2023 được em ghim trong nhóm tín hiệu đầu tư.

==============

Tải app *** SmartOne để mở tài khoản với ID C200 để tham gia nhóm tín hiệu đầu tư

Bấm vào ĐÂY để có thể mở tài khoản số đẹp tại VPS!

Liên hệ **** 0986735949 - Duy Chu

Để tham gia room khách hàng đầu tư và nhận tư vấn cụ thể thời điểm mua bán các mã cổ phiếu tiềm năng.