TÓM TẮT THỊ TRƯỜNG TUẦN QUA VÀ NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN ( 03/06 – 07/06 )
Các thông tin trên thế giới như sau:
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu (31/05), chỉ số Dow Jones cộng 574.84 điểm (tương đương 1.51%) lên 38,686.32 điểm, được thúc đẩy bởi đà tăng lần lượt là 7.5% và 2.8% của cổ phiếu Salesforce và UnitedHealth. Chỉ số S&P 500 tiến 0.8% lên 5,277.51 điểm. Trong khi, chỉ số Nasdaq Composite hạ 0.01% xuống 16,735.02 điểm, khi Nvidia và một số cổ phiếu công nghệ vốn hoá lớn khác bị ảnh hưởng. S&P 500 và Nasdaq Composite đã đứt mạch 5 tuần leo dốc liên tiếp, khi lần lượt giảm 0.51% và 1.1% trong tuần này. Dow Jones mất 0.98%, đánh dấu tuần giảm thứ 2 liên tiếp.
Dữ liệu kinh tế được theo sát công bố vào sáng ngày thứ Sáu hầu hết như kỳ vọng. Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) cốt lõi tăng 0.2% trong tháng 4, con số tương tự như dự báo của các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones. PCE cốt lõi tháng 4 của Mỹ tăng 2.8% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn một chút so với dự báo 2.7% từ các chuyên gia kinh tế.
Giá dầu thô giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (31/5) và xác lập một tuần giảm giá vì các nhà đầu tư chờ đợi cuộc họp vào cuối tuần của OPEC+, sự kiện có thể quyết định số phận của thoả thuận giảm sản lượng của nhóm này. Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu thô Brent giảm 0,62% xuống 81,37 USD và giá dầu WTI giảm 0,94% xuống 77,18 USD/thùng. Trong tuần, giá dầu Brent giảm 0,6% và giá dầu WTI giảm 1%.
Chỉ số DXY giữ ở ngưỡng 104.x kết thúc tuần vừa qua.
Kết luận: Hầu hết các thị trường chủ chốt trên thế giới đều biến động khá tiêu cực trong tuần qua đặc biệt là thị trường Mỹ khi dữ liệu kinh tế mạnh hơn dự báo cũng ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường khiến nhà đầu tư giảm kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ hạ lãi suất vào tháng 9. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 18/05/2024 là 215,000 đơn, thấp hơn một chút so với dự báo 220,000 đơn từ các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones. Kết quả này làm tăng thêm lo ngại của nhà đầu tư rằng Fed sẽ không sớm hạ lãi suất.
Về thị trường Việt Nam:
1. Diễn biến tuần giao dịch 27-31/5
- Thị trường chứng khoán trong nước trải qua một tuần (27 - 31/5) diễn biến giằng co khi tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn trong bối cảnh thị trường vừa trải qua một đợt tăng tốt kể từ cuối tháng 4. Mặc dù chỉ số VN-Index giằng co và giảm nhẹ so với tuần trước, nhưng hai chỉ số trên sàn Hà Nội vẫn duy trì đà tăng.
- Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 1.261,72 điểm, giảm không đáng kể so với phiên cuối tuần trước, với -0,21 điểm (-0,02%). Như vậy, thị trường chỉ đi ngang so với tuần trước khi biến động điểm số không đáng kể. Tuy nhiên, tính chung trong cả tháng 5, thị trường chứng khoán trong nước có sự hồi phục đáng kể. Chỉ số VN-Index đã hồi phục tăng +4,32 điểm trong tháng 5 sau khi điều chỉnh khá mạnh trong tháng 4.
2. Điểm tích cực
Trong bối cảnh thị trường quay đầu điều chỉnh và khối ngoại tiếp tục gia tăng áp lực bán ròng mạnh mẽ hơn tuần trước đó, điểm sáng giao dịch trong tuần qua vẫn đến từ việc nhà đầu tư cá nhân trong nước tiếp tục mua ròng đối ứng với dòng tiền của khối ngoại. Cụ thể, nhà đầu tư cá nhân mua ròng 5.815,4 tỷ đồng trong tuần qua. Tính riêng khớp lệnh, họ mua ròng 4.693,4 tỷ đồng.
3. Điểm tiêu cực
Khối ngoại tiếp tục có một tuần giao dịch tiêu cực, khi mức độ bán ròng tiếp tục tăng mạnh. Cụ thể, khối ngoại đã bán ròng tới -7.777 tỷ đồng, tăng hơn 2.420 tỷ đồng so với con số bán ròng tuần trước đó. Tuần qua, khối ngoại bán ròng mạnh trên sàn HOSE và UPCOM lần lượt 6.083 tỷ đồng và 1.729 tỷ đồng; trong khi mua ròng nhẹ trên HNX với +35 tỷ đồng.
Kết luận – Dự báo thị trường tuần 3 – 7/6:
VN-Index có thêm một tuần đi ngang nữa với mức giảm không đáng kể 0,21 điểm nhưng có tới 3/5 phiên đỏ. Mặc dù không tiến triển tốt nhưng mỗi khi thị trường sụt giảm mạnh xuống vùng hỗ trợ lực cầu bắt đáy lại xuất hiện và đẩy giá phục hồi.
Về kỹ thuật, trong phiên giao dịch ngày 31/05/2024, VN-Index giảm điểm cùng khối lượng giao dịch có sự trồi sụt thất thường trong các phiên gần đây cho thấy tâm lý thiếu ổn định của nhà đầu tư. Hiện tại, chỉ số đang test lại đường Middle trong khi Bollinger Bands đang thu hẹp (Bollinger Squeeze) và VN-Index có thể biến động mạnh trong thời gian tới khi dải này mở rộng trở lại. Bên cạnh đó, chỉ báo MACD cho tín hiệu bán trở lại sau khi cắt xuống dưới Signal Line. Điều này cho thấy rủi ro điều chỉnh của chỉ số tăng lên.
Kịch bản có thể xảy ra trong tuần tới: Thị trường tăng điểm không thành trong phiên cuối tuần và lùi trở lại đường MA(20), 1.261 điểm. Thanh khoản giảm mạnh so với phiên trước đó, cho thấy dòng tiền có trạng thái thận trọng khi thị trường hồi phục. Tín hiệu cầu thấp này có thể sẽ có tác động không tốt đến thị trường trong thời gian gần tới và có khả năng thị trường sẽ cần kiểm tra lại cung cầu tại vùng hỗ trợ 1.250 – 1.255 điểm thêm lần nữa.
Hành động của chúng ta:
Em cho rằng, trong giai đoạn này, em khuyến nghị nhà đầu tư quan sát diễn biến cung cầu để đánh giá lại trạng thái thị trường, tạm thời nên tránh rơi vào trạng thái quá mua. Đồng thời, có thể cân nhắc những đợt hồi phục để chốt lời hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.
Watchlist tuần tới: FRT, FPT, VND, NTL, GVR,KDH, KBC, PDR, HDC.
Báo cáo chiến lược đầu tư 2024 được em ghim trong nhóm tín hiệu đầu tư.
==============
Tải app *** SmartOne để mở tài khoản với ID C200 để tham gia nhóm tín hiệu đầu tư
để có thể mở tài khoản số đẹp tại VPS!
Để tham gia room khách hàng đầu tư và nhận tư vấn cụ thể thời điểm mua bán các mã cổ phiếu tiềm năng.