Nhịp đập Thị trường 12/05

VN-Index lại rớt mạnh lần thứ hai trong tháng “Sell in May”

VN-Index lại có thêm 1 phiên giảm hơn 50 điểm trong tháng 5 này, cụ thể là giảm gần 63 điểm vào cuối phiên chiều nay, với hơn trăm mã giảm xanh mặt, tức rớt sàn trên HOSE. Tuy nhiên thanh khoản cũng tăng mạnh hơn hẳn so với ngày hôm qua, dù còn lâu mới đạt bằng bình quân của các tháng trước đây.
Trên sàn HOSE vào cuối chiều nay, chỉ có chưa đến 10% số cổ phiếu tăng giá, ngược lại có đến 85% giảm giá. Tuy nhiên trên 3 sàn tính ra vẫn còn khá nhiều cổ phiếu tăng giá bất chấp từ phiên sáng cho đến cuối ngày, không bị ảnh hưởng bởi “đám đông”. Những cổ phiếu đó có thể kể đến như GE2, SAB, CRE, CC… và điều thú vị là đa số cổ phiếu này đều rất… kém thanh khoản (lượng khớp trong ngày rất thấp).
Trong 1 ngày cả thị trường rớt thảm, 2 đại gia ngành bia là SAB và BHN bỗng dưng tăng giá, mà đâu chỉ tăng trong phiên chiều, 2 cổ phiếu này tăng cả trong hầu hết thời gian của phiên sáng.

14h20: Bán trên diện rộng, VN-Index rớt 60 điểm
Đà bán xuất hiện mạnh dần trong phiên chiều, cho đến 14h15 thì VN-Index đã mất hơn 60 điểm. Cả 3 sàn có 159 mã giảm sàn, hơn 600 mã giảm và chỉ 128 mã tăng

Phiên giao dịch ngày thứ 6 đã chứng kiến những giờ phút kinh hoàng của hai phiên cuối tuần. Trong hai phiên cuối tuần, NĐT đã phải chấp nhận thị trường giảm đến gần 120 điểm, thị trường rơi vào trạng thái khốc liệt. Kịch bản xấu nhất đã xảy ra, thì ta phải tính đến những trường hợp xấu tiếp theo. Về biên độ và thời gian, với kiểu nhịp chỉnh như thế này, thời gian có lẽ sẽ còn kéo dài thêm, các mốc tiếp theo là 1120 - 1080. Những cơn giảm kiểu này là vô tiền khoáng hậu trong lịch sử chứng khoán Việt Nam, có lẽ chỉ kém so với cuộc khủng hoảng kinh tế 2007-2009. Tuy nhiên, giai đoạn đó có điều kiện vĩ mô khác xa so với thời điểm hiện tại, nên có lẽ sẽ không thể giảm đến như vậy. Ngoài ra, một lí do thứ cấp là do quá trình đánh phái sinh của một số sàn chứng khoán. Trước đây, thị trường ta hầu như không có phái sinh, số hợp đồng tương lai khá ít, nhưng hiện tại, nhiều hợp đồng đã mở ra, tạo ra tình trạng bán khống trên diện rộng.