NHNN hút tiền-tác động đến ttck và nền kinh tế , nđt như thế nào? Ttck đã hết con sóng hồi?

NHNN tiếp tục chào bán tín phiếu sau phiên “10.000 tỷ” ngày 21/9. NHNN tiếp tục chào bán tín phiếu sau phiên “10.000 tỷ” ngày 21/9.

Trong ngày 22/9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục hút 10.000 tỷ đồng khỏi hệ thống thông qua kênh tín phiếu kỳ hạn 28 ngày với lãi suất 0,5%/năm.

Trước đó 1 ngày, NHNN đã chào thầu thành công gần 10.000 tỷ đồng tín phiếu cho 2 thành viên thị trường với kỳ hạn 28 ngày, lãi suất 0,69%/năm.

Mức lãi suất trúng thầu tín phiếu hiện đang cao hơn lãi suất bình quân liên ngân hàng (đạt 0,14%/năm vào ngày 21/9). Lãi suất trúng thầu ngày 22/9 (0,5%) thấp hơn lãi suất trúng thầu ngày trước đó (0,69%).

Như vậy, chỉ trong hai ngày, NHNN đã hút gần 20.000 tỷ đồng từ thị trường. Động thái hút tiền diễn ra sau 15 tuần không có giao dịch trên thị trường mở góp phần giảm áp lực tỷ giá trên thị trường.

Cùng ngày 22/9 thị trường chứng khoán đỏ lửa với la liệt các mã giảm sâu.
Liệu đây có phải là nguyên nhân? Tiền thừa đã được hút bớt?

Có thể 10k tỷ không phải là con số tác động quá nhiều nhưng tầm quan trọng ở đây là liệu có phải “chính sách vĩ mô” đang quay siết chặt??.
Và 20k tỷ trên có phải là những tín hiệu ban đầu.
Cuối giờ chiều hôm qua, đã có những thông tin là NHNN có thể sẽ tiếp tục các đợt chính sách tiếp theo để hút tới 150k tỷ từ thị trường. Nếu điều này thực sự xảy ra thì thị trường vốn, trong đó có TTCK sẽ tiếp tục gặp khó khăn, và mức giảm sâu có thời điểm lên đến hơn 50₫ với la liệt các mã sàn trong 2 phiên 21-22/9 (ngay cả nhóm cp chứng khoán là nhóm thể hiện niềm tin, kỳ vọng của NĐT vào thì trường trong tương lai cũng là nhóm nằm sàn nhiều nhất) trong tuần vừa qua cũng chưa chắc đã là điểm dừng chân ngắn hạn ——> thị trường khó có sức bật để tăng trưởng tiếp.

Giữa bối cảnh khó khăn của nền kinh tế hiện nay, khi quý 4 thường là quý gánh GDP cho cả năm thì NHNN lại hút vốn, kèm với đó là ảnh hưởng từ thông tư 06 hạn chế doanh nghiệp vay vốn, lại sẽ càng khiến doanh nghiệp và người dân khó khăn trong hoạt động kinh doanh, cản trở nền kinh tế tăng trưởng cho đạt kế hoạch tăng trưởng cả năm, cũng như khiến việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán của các CTCK và DN sẽ khó khăn hơn.

Với một nhà đầu tư chứng khoán như tôi, sẽ mất niềm tin kỳ vọng với thị trường khi các chính sách vĩ mô liên tục thay đổi và không thực sự hỗ trợ cho việc đầu tư trong thời gian tới của tôi.

Mục tiêu nâng hạng thị trường đặt ra trễ hết kỳ này đến lãnh đạo khác, đến mức bị xem xét loại bỏ ra khỏi thị trường cận biên.

Đầu năm 2022, khi ttck đang ở vùng đỉnh, số lượng tài khoản chứng khoán đang ở mức kỷ lục, thì đưa mục tiêu 2030 sẽ có 10% dân số đầu tư chứng khoán, thì thị trường quay đầu không phanh. Đến năm nay, khi thị trường vừa ấm lại, nđt mở tài khoản vừa tăng lên thêm chút, thì lại tiếp tục các tín hiệu cảnh báo cho sự sụt giảm quay đầu của thị trường. Vậy liệu mục tiêu này có thể đạt không, khi những người cũ rời bỏ thị trường? Niềm tin đã mất của nhà đầu tư như bạn liệu khi mất có quay trở lại? Tôi đang rất đắn đo.

Mốc 1200 mãi vẫn cần VNI chinh phục sau hơn 20 năm thị trường hoạt động!?!? Các bác điều hành hàng năm có thực hiện kiểm điểm và tự kiểm điểm đầy đủ chứ ah?

Những động thái hút tiền của NHNN tiếp theo và dự thảo sửa đổi ban hành Thông tư 06 sẽ quyết định theo mình không chỉ đến lượng cung tiền của ttrg, mà còn là

  1. đến chính sách tiền tệ của VN có đảo chiều không.
  2. Năm nay VN có hoàn thành kế hoạch GDP không
  3. Tiềm năng tương lai TTCK và nhà đầu tư cuối năm nay
  4. Niềm tin của nđt vào ttck sau 1 năm 2022 đã đầy biến động bất ổn, sóng gió.

Ace nđt cùng chia sẻ quan điểm và kỳ vọng vào thị trường cũng như chính sách vĩ mô sắp tới nhé!