Những điểm sáng của 4 tháng đầu năm 2022

Kinh tế Việt Nam tiếp tục quỹ đạo hồi phục trong tháng 4 sau khi ghi nhận mức tăng trưởng GDP đạt 5.03% trong quý 1 năm nay. Bắt đầu từ quý 2 này, gói kích thích kinh tế trị giá 350.000 tỷ đồng được kích hoạt và đưa vào lưu thông trong nền kinh tế, hứa hẹn sẽ là những động lực giúp KTVM của Việt Nam từng bước tăng trường và gặt hái những kết quả mới. Điều đó được thể hiện những điểm sáng đáng chú ý trong 4 tháng đầu năm như:

Xuất khẩu thủy sản tăng ấn tượng:Tháng 4/2022 xuất khẩu thủy sản ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, ước tính đạt 1,05 tỷ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ. 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản cả nước ước tính đạt 3,57 tỷ USD, tăng 43,7% so với cùng kỳ.

Hàng hóa, dịch vụ bán lẻ có sự tăng trưởng tốt : Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Tư năm 2022 ước tính tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước.

FDI, 4 tháng đầu năm đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đạt gần 11 tỷ USD bằng 88,3% so với cùng kỳ:

Đầu tư công bắt đầu tăng tốc: Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 4/2022 ước đạt 33,5 nghìn tỷ đồng, tăng 6,6% so với cùng kỳ.

Lạm phát tiếp tục được kiểm soát: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Tư tăng nhẹ 0,18% so với tháng trước; tăng 2,09% so với tháng 12/2021 và tăng 2,64% so với cùng kỳ vãn nằm trong tầm kiểm soát.

Doanh nghiệp thành lập mới, ghi nhận kỷ lục: Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong một tháng vượt mốc 15 nghìn doanh nghiệp. Với 15.001 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới,kỷ lục từ trước đến nay.

Cán cân thương mại tiếp tục duy trì tăng trưởng cao: 4 tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 2,53 tỷ USD.

SBV vẫn đang kiểm soát tốt tỷ giá: tỷ giá USD/VND giao dịch tại các ngân hàng thương mại vào ngày 29/03 đạt 23.140 đồng, giảm 5 đồng/1 USD so với thời điểm cuối năm 2021.

Tăng trưởng tín dụng ở mức cao: Tín dụng đã tăng tốc đáng kể trong tháng 3 và tháng 4, tăng trưởng tín dụng đến ngày 25/4 đạt 6.75% so với cuối năm 2021.

Lãi suất huy động có động thái tăng: Hàng loạt các ngân hàng đã đồng loạt điều chỉnh tăng lãi suất huy động ở nhiều kỳ hạn với cả tiền gửi tại quầy lẫn tiền gửi online nhằm thu hút dòng tiền nhàn rỗi trở lại. Xu hướng này khả năng sẽ còn tăng trong các tháng tới khi lạm phát đang có xu hướng tăng từng tháng.