P.T & F …
Sớm này, 2h30 sau tô mì “nối tiếp” với BX ( vừa đi máy bay từ Đà Năng về) thì NaK tui mới “phát tiết” cái tựa bài trên. Đây là phần mở đầu của D.A 100 đã phát báo từ time/topic cuối T6/Ảnh nóng (4).
Nó cũng “mở” ra một P.T & S bài 2 sẽ post sau đây ít ngày và P.T & T … thì chưa thể nói time post trước. Bởi nó không thuận tay viết / AT tôi, nên sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Đọc NaK thì hay bị làm khó khoản tắt chữ xuất hiện nhiều trong các tít tựa bài mở mới, time này. P.T đây là PHÓNG TÁC, không phải P.T GAME nhé ( Phân tích hay phép thử, chữ NaK tui khoái hơn).
Việc người đọc nên làm ngay : WIKI + Google hai khái niệm “ phóng tác” và F, hay Feuilleton. Bởi qua loạt bài này, NaK tui sẽ làm mới “diện mạo” chúng đấy.
(*) Tiếng hát Minh Cảnh thời trẻ tuổi. Bài hát “đo ni đóng giày” giọng ca này, Võ Đông Sơ của soạn giả Viễn Châu …
Bất ngờ thật tình ngha. Mảng văn chương làm việc nhiều với thể loại hơn hai mươi năm có lẻ, nhưng phóng tác cứ ngỡ nó không có gì khác hơn là VIẾT LẠI từ một nguyên bản có trước. Khi tìm kiếm nhằm làm tư liệu bài viết thì google lại dẫn đường link đến nhiều trang web luật. Ừ, thì đọc chứ. Dù biết luật VN ta còn … không ít bất cập.
Hai yêu cầu rất RÕ của luật : xin phép và có được sự đồng ý +đặt tên tác giả, tác phẩm bạn viết lại, phóng tác ngay trên bìa sách ( nếu tác phẩm phóng tác in thành sách. Và bài viết này cũng xin “khoanh” lại trong v/v làm sách còn thực tế phóng tác có MẢNG lớn khác nhiều khi chúng chuyển thể loại thành kịch bản, phim, tranh v…v…).
Feuilleton, tắt F. - BÀI viết dài đăng nhiều kỳ báo - là một trong những “đặc sản” không thể thiếu trên báo Sài Gòn từ năm 1975 trở về trước.
( Bạn Google thì … biết NaK tui chỉnh sửa những gì, câu này. NaK thay chữ tiểu thuyết thành bài viết ngha).
F. buổi đầu ( Cuối TK 19 "vắt: sang đầu TK 20) có mục tiêu thu hút độc giả báo bằng hình thức truyện kể liên kế nên thuê hay đặt hàng người viết. Time này, số đông là tác giả viết tiểu thuyết diễm tình hay tiểu thuyết xã hội mà tiêu biểu nam giới là nhà văn Hồ Biểu Chánh, nữ giới có bà Tùng Long.
Hiện tại, nhiều F. trên báo thay tiểu thuyết hay truyện dài bằng những thể loại “sách tư liệu” hay phóng/ký sự dài hơi. Một đặc trưng thể loại của F. là cần được viết mới mỗi ngày hay kỳ báo … đã gần như mất hẳn với báo chí khi này.
Một ví dụ thấy ngay : Truyện Kiều, 3.254 câu thơ lục bát là tác phẩm Nguyễn DU mượn từ truyện “Thanh tâm tài nhân” xứ Tàu. Phải xin phép, time này không khó (internet mail điện tử …) chứ thời Nguyễn Du ( chưa có luật nghen nên không chịu khuôn định này) thì biết phải làm sao.
Hơn thế, các phóng tác thường thấy nhiều là dạng “RÚT GỌN”, viết và in những tác phẩm lớn của nhân loại, dày cả ngàn trang thành loại sách mỏng, cả dạng bỏ túi … Chưa nói tỉ lệ cốt truyện vay mượn từ gốc; hồn cốt, câu chữ + những nọ khác như thế nào. Người viết phóng tác có đủ tự tin khi bắt tay vào việc và dự đoán sách ta làm “sống” và bán được không nữa mà phải xin và chờ được sự thuận tình người ta… haha.
Một yêu cầu chung với sách phóng tác là “đứng/sống” được: hay nói phần sáng tạo của người viết lại đạt chuẩn chung về mặt nghệ thuật.
Khi “Vụ án hồ Con Rùa”của nhà báo Huỳnh Bá Thành (1 ), đăng Fueilleton, 51 kỳ báo từ số ra ngày 21-9-1982. anh này chỉ viết và gửi đến tòa soạn báo đúng số chữ cho một trang báo quy định trước.
“Tôi nhớ, đến đúng ngày quy định, không thấy bóng dáng chiếc xe La Dalat của anh là chúng tôi gần như lên ruột, vì không biết sẽ phải đắp vào chỗ trống như thế nào đây” ( trích từ bài viết trên TTO của cố nhà văn Lê Văn Nghĩa).
Bây giờ, để được đăng một truyện dài kỳ trên báo, các tác giả thường phải viết xong bản thảo và gửi truyện đến cho tòa soạn.
Ảnh: Huỳnh Bá Thành, Tổng biên tập Báo Công An TPHCM ( đã mất).
Luật đặt để xin phép tác giả … rồi thì thỏa thuận thù lao ( nhuận bút ha) lại ko chốt con số nào ( VD sàn 10% còn trần 20% chẳng hạn). Đây sẽ là nguyên nhân … xáy ra tranh chấp, nếu tác phẩm phóng tác ( bất ngờ) có “thu hoạch” khủng/tốt. Phần nữa, tác phẩm phóng tác hay phái sinh ko phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc cũng là một điều khoản còn nhiều tranh cãi …
Tác quyền sản/tác phẩm phái sinh nói chung, thì luật xác định thuộc về người phóng tác hay chuyển thế.
Bài ca cổ Võ Đông Sơ là bài hát TÂN CỔ giao duyên ( tên gọi thịnh hành sau này) trong một ít bài thời gian đó. Nó khác biệt khi chỉ “diễn” đoạn kết truyện tình Võ Đông Sơ thôi, soạn giả Viễn Châu thay hẳn một trong sáu câu ca cổ bằng nhạc mới … và do chính ông viết ( nó mở ra cho giới cổ nhạc một hướng phát triển mới → dần thịnh hành hơn - cộng sinh - và thường thấy sau này nhiều tác phẩm loại tân cổ kết hợp thì tác giả cổ ghép lời của bài hát đã thịnh hay có trước vào bài mình làm).
F. sau 1975, trong bài viết dẫn trên của báo Tuổi trẻ : “Ván bài lật ngửa” của Nguyễn Trương Thiên Lý. Sách và phim sau đó, chúng ta “ước lượng” số kỳ báo ha há. Tác giả viết F. có quảng time vào bệnh viện và báo phải cữ người vào nghe ông “sáng tác miệng”, chép lại những kỳ “phiêu lưu tong” của Đại tá tình báo Nguyễn Thành Luân trong lòng địch …
Ảnh Báo Tiền Phong : bộ ba của “Ván bài lật ngửa”: Ông Trần Bạch Đằng tác giả KB, diễn viên Nguyễn Chánh Tín, bìa sách và đạo diễn Lê Hoàng Hoa của phim cùng tên …
Còn F. thuở đầu làng báo phát triển ( 188X - 19xx, so giới xuất bản sách) có người “viết” nhiều truyện một lúc ( kỹ lục là 9) vẫn thiếu bài nên phải “xài” cả truyện chưởng của Kim Dung. Nhiều dịch giả phỏng dịch từ tác phẩm gốc ngoại, thay địa danh, bối cảnh cả nhân vật sang Việt cho gần gũi…
3+1.
NaK tui “làm” phóng tác hay viết F. cho người chơi CK … Mở tới trời, hay các Reply nối tiếp ( xem thêm Re_th 11) và tiếp nữa của topic này … chắc không SAI khác gì.
Hay P.T & S tới đây … Sách phóng tác “đầy gió” của một cây bút tâm linh, đối diện với câu hỏi thật ko, thật như đếm hay chỉ là khoản LÁCH ( nghệ thuật) trong nghề VIẾT, làng sách hê hê.
--------------- Chú thích của bài viết -------------
(*) bản vọng cổ này là một trong nhiều thể loại P.T từ tiểu thuyết Giọt máu chung tình của Tân Dân Tử. Có tuồng cải lương và cả kịch cùng tên … sách ngha.
(1) Một ông anh, cũng là họa sĩ biếm ỚT mà NaK tui có time cộng tác mảng tin ngắn, trang 12, sau là 16 báo CA TP …
Ảnh : bìa sách Giọt máu chung tình x/b năm 1926.
Ảnh : bìa sách, xuất bản lần đầu …
“Ván bài lật ngửa” một Feuilleton “thực đúng nghĩa” trên 294 kỳ báo Tuổi Trẻ (đăng từ ngày 6-8-1983 và kết thúc ngày 10-11-1987) . Time này báo ra 3 số một tuần.