Phân tích Cổ phiếu STB – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín

Tích cực xử lý tồn đọng giúp NIM bật tăng

Ecostock xin gửi đến bạn cập nhật báo báo cáo Cập nhật cổ phiếu STB lên MUA, với giá mục tiêu 1 năm mới là 29.500 đồng/cổ phiếu (tương ứng với tiềm năng tăng giá là 25%). Điều này nhằm phản ánh sự cải thiện về chất lượng tài sản nhờ việc trích lập dự phòng đầy đủ đối với các khoản nợ xấu (đưa NIM tăng gấp đôi trong quý 3 năm 2022 lên 4,43%), cũng như việc giải quyết nợ xấu và tài sản có vấn đề một cách tích cực. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể 37 điểm cơ bản xuống 0,9% trong quý 3 năm 2022, đây là mức thấp nhất trong những năm gần đây. Chưa kể, một trong những điểm khác biệt chính giữa STB và các ngân hàng thương mại khác là STB không có dư nợ trái phiếu doanh nghiệp kể tại thời điểm quý 3 năm 2022 và dư nợ cho vay chủ đầu tư bất động sản ở mức khá thấp (chỉ 2,1% tổng dư nợ cho vay).

Trong khi đó, hoạt động kinh doanh cốt lõi trong quý 3 tiếp tục ghi nhận kết quả tích cực với tỷ lệ NIM tăng cao nhất trong các quý gần đây (khoảng 4,43%). Cả hoạt động cho vay và các hoạt động khác đều ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội, với 7 nghìn tỷ đồng (hay 293 triệu USD) tổng thu nhập hoạt động trong quý 3 năm 2022 (tăng 68% so với cùng kỳ). Các chỉ số khác của hoạt động cho vay cũng được duy trì ổn định, với tỷ lệ nợ xấu thấp và tỷ lệ LLR cao, lần lượt là 0,9% và 154%.

Trong quý 4/2022, chúng tôi dự báo STB sẽ đạt LNTT là 1,9 nghìn tỷ đồng (hay 80 triệu USD, tăng 63,5% so với cùng kỳ), giúp LNTT năm 2022 đạt 6,3 nghìn tỷ đồng (hay 264 triệu USD, tăng 43,7% so với cùng kỳ). Với đà tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng như vậy, chúng tôi kỳ vọng LNTT năm 2023 sẽ tăng trưởng mạnh hơn, đạt 11,5 nghìn tỷ đồng (hay 481 triệu USD, tăng 83% so với cùng kỳ) do chúng tôi kỳ vọng phần lớn trái phiếu VAMC sẽ được trích lập dự phòng vào năm 2023.

Chúng tôi nhận thấy STB là một trường hợp đặc biệt trong ngành ngân hàng trong những năm sắp tới khi đây là một trong những ngân hàng cuối cùng đang phải xử lý nợ xấu còn lại của chu kỳ tín dụng trước. Trong những năm qua, STB đã nâng cao chất lượng tài sản một cách ấn tượng và không cho vay trái phiếu doanh nghiệp cũng như chỉ duy trì dư nợ cho vay bất động sản ở mức thấp. Nếu ngân hàng có thể duy trì hiệu quả hoạt động tốt từ quý 3 năm 2022 trở đi, STB có thể sớm gia nhập câu lạc bộ các ngân hàng thương mại top 1, với NIM ấn tượng và bảng cân đối kế toán vững chắc.

Các yếu tố hỗ trợ tăng giá

• Tốc độ tăng lãi suất chậm lại.

• Bán thành công cổ phiếu STB cầm cố tại VAMC và Khu công nghiệp Phong Phú

Rủi ro giảm giá đối với khuyến nghị của chúng tôi

• Chậm bán tài sản đảm bảo còn lại tại STB do điều kiện thị trường không thuận lợi

• Nợ xấu trong tương lai gia tăng do bất ổn kinh tế vĩ mô

KQKD quý 3/2022

Việc xử lý thành công các khoản nợ xấu và tài sản tồn đọng còn lại chính là động lực chính giúp thu nhập lãi thuần và NIM tăng lần lượt 74% và 176 bps so với cùng kỳ trong quý 3 năm 2022. Thành tích này cũng giúp tổng thu nhập hoạt động của công ty tăng 68% so với cùng kỳ, đạt con số xấp xỉ 7 nghìn tỷ đồng trong quý 3 năm 2022.

Mặc dù STB tích cực trích lập dự phòng gần gấp ba lần so với quý 3 năm 2021 (khoảng 2,4 nghìn tỷ đồng), nhưng Ngân hàng vẫn duy trì được tăng trưởng, với lợi nhuận cốt lõi tăng 85,8% so với cùng kỳ (đạt 1,5 nghìn tỷ đồng). Thanh khoản cũng được duy trì tốt với hệ số LDR thuần là 86,8% . Chất lượng tài sản cải thiện mạnh nhất kể từ khi nhận sáp nhập Ngân hàng Phương Nam, trong đó tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh xuống 0,9%.

NIM trong quý 3 đạt 4,43% – mức cao nhất kể từ năm 2015. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng vọt này là do STB không còn phải ghi nhận lãi dự thu. Điều này cho thấy kế hoạch tái cấu trúc STB đang đi đến giai đoạn hoàn thành. Khi đó, NIM của STB sẽ ngang bằng với 1 ngân hàng top 1 như ACB. Trong khi đó, chúng tôi nhận thấy lãi suất huy động của STB kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng đã tăng 2,5~3% để bắt nhịp với thị trường. Mặt khác, lãi suất cho vay cũng được điều chỉnh với con số tương tự để đảm bảo NIM cho ngân hàng. Nếu STB vẫn có thể duy trì kết quả khả quan như quý 3/2022, tăng trưởng thu nhập lãi thuần sẽ được phản ánh đầy đủ vào KQKD năm sau.

Về CASA: Trong bối cảnh lãi suất tăng, chúng tôi cho rằng tỷ lệ CASA của nhiều ngân hàng có thể sẽ chịu áp lực trong thời gian tới. Đối với STB, tỷ lệ CASA tại quý 3/2022 là 21% (giảm nhẹ 2 % so với quý 1/2022). Tuy nhiên, việc mở rộng dịch vụ thanh toán và tăng trưởng kiều hối của STB cũng sẽ hỗ trợ cho nhu cầu tiền gửi. Ví dụ: Số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến của STB đã đạt 3,6 triệu người dùng (tăng 71% so với cùng kỳ) và số lượng giao dịch chuyển tiền cũng tăng 10~15% so với cùng kỳ. Với một vài yếu tố hỗ trợ trên, chúng tôi cho rằng áp lực đối với chi phí vốn của STB có thể được kiểm soát và CASA có thể duy trì ở mức 18-20% (tương đương với giai đoạn 2019-2020) trong khi LDR vẫn còn dư địa trong quý 4 và năm sau.

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ cũng hỗ trợ cho sự tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ

Trong quý 3/2022, thu nhập từ hoạt động dịch vụ đạt 1,2 tỷ đồng (tăng 42% so với cùng kỳ). Trong đó, động lực chính nhờ nhu cầu từ dịch vụ thanh toán và bancassurance. Việc ghi nhận phí bảo hiểm trả trước có thể là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ như vậy. Thu nhập thuần ngoài lãi trong 3 quý đầu năm 2022 đã tăng gấp đôi lên 7,2 nghìn tỷ đồng, phù hợp với ước tính của chúng tôi. Chúng tôi nhận thấy các mảng dịch vụ thu phí sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng của STB vì một số lý do như: (1) Hiện tại, chỉ có 460.000 trong số hơn 10 triệu khách hàng cá nhân của STB mua hợp đồng bảo hiểm Dai-ichi Life, nên hoạt động kinh doanh bảo hiểm còn dư địa rất lớn để tăng trưởng, (2) Hoạt động bancassurance của STB giữ vị trí đáng kể với thị phần nằm trong top 4, (3) tỷ lệ duy trì hợp đồng (K2) ở mức 90% cho thấy hiệu quả của các kênh bán hàng của STB.

Bảng cân đối kế toán ổn định

Hoạt động cuả các ngân hàng tại Việt Nam trong năm 2022 chịu nhiều tác động trong bối cảnh hạn mức tăng trưởng tín dụng được quản lý chặt chẽ của NHNN. Tính đến hết quý 3, STB đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng 8,44%, thấp hơn hạn mức tăng trưởng tín dụng được cấp bởi NHNN. Tuy nhiên, chúng tôi dự báo STB sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động cho vay vào cuối năm nay để tận dụng tối đa hạn mức tăng trưởng tín dụng được cấp thêm. Phần lớn dư nợ của STB tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này cũng phù hợp với mục tiêu hỗ trợ nền kinh tế của NHNN.

Trong khi đó, số dư huy động khách hàng cuối quý 3/2022 tăng 7% so với năm 2021, thấp hơn một chút so với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, do ngân hàng đã tích cực thu hút thêm tiền gửi của khách hàng kể từ đầu năm, STB sẽ có nhiều dư địa để mở rộng hơn do tỷ lệ LDR của ngân hàng được giữ ở mức rất tốt so với các ngân hàng thương mại khác. Điều này cũng giúp STB chủ động hơn khi đối phó với cuộc chạy đua tăng lãi suất giữa các ngân hàng tại Việt Nam. Ngoài ra, điều này cũng tạo tiền đề để STB có được vị thế thuận lợi cho đà tăng trưởng lành mạnh vào năm 2023.

Nhờ số dư tiền gửi cao và áp lực phải kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ xấu tại STB tiếp tục được giảm xuống chỉ còn 0,9% vào quý 3/2022, thấp hơn so với mức trung bình của ngành. Trong khi đó, trong 3 quý đầu năm, STB đã tích cực tăng dự phòng xử lý trái phiếu VAMC và nợ xấu (tăng 121% so với cùng kỳ). Rõ ràng, đây là tín hiệu cho thấy STB đã rất tích cực trong việc hoàn thiện đề án tái cơ cấu. Tỷ lệ dự phòng tổn thất cho vay (LLR) tăng lên mức cao kỷ lục 154%, từ mức 138% vào cuối quý 2 năm 2022. Trong khi đó, tỷ trọng nợ nhóm 2, nhóm nợ cần chú ý, không thay đổi trong năm ở mức 0,38%. Như vậy, chúng tôi nhận thấy STB là một trường hợp đặc biệt do ngân hàng đã trải qua quá trình tái cơ cấu kéo dài nên khẩu vị rủi ro sẽ thận trọng hơn so với các ngân hàng khác.

Tính đến nay, STB đã trích lập dự phòng cho trái phiếu VAMC lên tới 11 nghìn tỷ đồng, và hiện chỉ còn 11,7 nghìn tỷ đồng phải xử lý và trích lập để xóa nợ xấu dài hạn. Từ đầu năm 2022, chỉ sau 3 quý, STB đã trích lập tổng cộng 6,5 nghìn tỷ đồng dự phòng cho trái phiếu VAMC, cao hơn mức trích lập cả năm 2021. Trong 3 năm gần đây, ngân hàng đã trích lập 6~7 nghìn tỷ đồng cho trái phiếu VAMC mỗi năm và bắt đầu tăng tốc từ năm 2022. Vớ tốc độ này, có thể dự báo con số trích lập dự phòng cho VAMC năm 2022 sẽ lên tới 8 nghìn tỷ đồng, và số còn lại sẽ được xử lý trong năm 2023-2024.

Ước tính lợi nhuận

Đối với năm 2022, với việc mở rộng NIM bắt đầu từ quý 3/2022, cùng với việc hạn mức tăng trưởng tín dụng tiếp tục được NHNN nới rộng trong quý 4, lợi nhuận sau thuế trong quý 4/2022 cho thấy triển vọng tích cực. Do đó, chúng tôi ước tính STB sẽ đạt LNTT là 6,3 nghìn tỷ đồng (tăng 43% so với cùng kỳ) cho năm 2022, nhờ tăng trưởng tín dụng khá cao là 13% so với đầu năm. NIM đạt 3,53% (tăng 83 bps so với cùng kỳ) và tốc độ tăng trưởng vượt bậc của thu nhập phí thuần do ghi nhận 1,5 nghìn tỷ đồng phí bancassurance trả trước.

Trong khi đó, thu nhập khác (đặc biệt là từ việc bán Khu công nghiệp Sóng Thần & Tân Kim) cũng sẽ đóng góp nhiều cho STB và dòng thu nhập của công ty. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng khả năng trả nợ của khách hàng có thể bị ảnh hưởng trong bối cảnh lãi suất tăng, cũng như việc Thông tư 14 hết hiệu lực. Tỷ lệ nợ xấu dự báo ở mức 1,3~1,4% vào cuối năm 2022.

Đối với năm 2023, dự báo của chúng tôi dựa theo các giả định chính dưới đây:

• Tăng trưởng tín dụng và huy động đạt 12%.

• Tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức hợp lý 1,5~1,6% do chúng tôi vẫn giữ quan điểm thận trọng về triển vọng vĩ mô năm 2023.

• NIM ở mức 4,2~4,3% do STB không còn phải trích lập dự phòng lãi dự thu. Theo quan sát của chúng tôi, lãi suất huy động đã trở lại mức trước Covid. Điều này sẽ gây ra gánh nặng cho một số ngân hàng với chi phí huy động cao hơn vào năm 2023. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng các khoản cho vay bán lẻ (đặc biệt là cho vay hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ) sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cho STB trong năm tới. Cùng với bảng cân đối kế toán hài hòa và hệ số LDR duy trì ở mức hợp lý, áp lực về chênh lệch lãi suất sẽ không lớn như tại các ngân hàng tập trung vào phân khúc bán buôn.

• STB sẽ tiếp tục xử lý dứt điểm dư nợ trái phiếu VAMC còn lại trong thời gian tới từ năm 2023. Có 2 tài sản bảo đảm có tính chất quyết định trong việc xử lý tài sản có vấn đề của STB (là cổ phiếu STB cầm cố tại VAMC và Khu công nghiệp Phong Phú). Giá trị của các tài sản này dao động trong khoảng 26 – 27 nghìn tỷ đồng, đủ để xử lý khoản tài sản có vấn đề còn lại. Trong khi đó, STB đang tiếp tục rao bán khoản nợ liên quan đến Khu công nghiệp Phong Phú. Tổng giá trị khoản nợ gộp đã bán cho VAMC và được VAMC ủy quyền bán là 16.196 nghìn tỷ đồng, trong đó nợ gốc là 5,1 nghìn tỷ đồng và lãi dự thu là 11 nghìn tỷ đồng. Sau nhiều vòng đấu giá, giá khởi điểm tính đến tháng 12/2022 giảm xuống còn gần 7,9 nghìn tỷ đồng, rất gần với số nợ gốc.

1 Likes

Ai thực sự hiểu về BANK thì họ sẽ đánh lớn với STB kỳ vọng 2.3 năm tới…

Toàn định giá như ccc :sunglasses:

1 Likes

Cổ phiếu mà cầm 1 năm ăn 20% thì cầm làm gì, còn khuyến nghị nghe bài bản gớm :laughing:

STB hơi bị mãnh thú

Lại đang có gì nóng nóng với Bamboo phải không ???
AI báo tụt rating từ 11/7 trước cả tin tức kiểu này thì bái phục. Ko thể bị kẹp hàng nữa nhỉ → XWealth

Bamboo phá sản. STB bị ảnh hưởng vì cho Bamboo vay rất nhiều

1 Likes