Phân tích kỹ thuật - Môn học giải thích cho bạn đã sai ở đâu trong giao dịch chứng khoán

Phân tích kỹ thuật là một môn nghệ thuật chứ không phải là một môn khoa học chính xác!
Đúng vậy. Xin chào các bác, topic về phân tích kỹ thuật đã có trên diễn đàn. Nhưng topic này mình sẽ chia sẻ những kiến thức mà mình tích lũy được và ngắn gọn nhất để áp dụng trực tiếp vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Mong các bác ủng hộ!
Chúc Box F247 ngày càng lớn mạnh, nơi chia sẻ kiến thức bổ ích về thị trường Chứng khoán.

I. Khái quát về phân tích kỹ thuật (PTKT)

  • Là một loại phân tích dự đoán chuyển động của giá trong tương lai trên diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch trong quá khứ
  • PTKT là một môn nghệ thuật chứ không phải một môn khoa học chính xác
  • PTKT mục tiêu là xem thị trường đang tích lũy hay phân phối, đang tăng hay đang giảm, dòng tiền thông minh đã chú ý đến chưa. Vận dụng PTKT để giảm thiểu rủi ro, gia tăng xác xuất thắng cho mỗi giao dịch.
  • Để thành công trên TTCK, cần phải làm chủ được phân tích kỹ thuật và bỏ qua các khuyến nghị, phát biểu của các chuyên gia và chọn lọc thông tin trên các phương tiện thông tin truyền thông.
    - “Không có gì mới trên phố Wall cả. Không thể có gì mới bởi vì đầu cơ là một công việc rất xưa cũ. Mọi thứ xảy ra trên TTCK hôm nay đều đã tồn tại trong quá khứ và sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai” - Jesse Livermore
  • Dù là nhà đầu tư hay đầu cơ, PTKT cũng giúp họ có thể dự báo diễn biến tiếp theo của thị trường một cách nhanh chóng, dễ dàng và tự tin trong bất cứ thị trường nào, kể cả thị trường ngoại hối.

II. Tại sao phải dùng PTKT

  • Tất cả các thị trường tài chính đều bị thao túng theo cách này hay cách khác và những người thao túng họ có đủ dữ liệu, thông tin về giao dịch của NĐT cá nhân, trong khi NĐT cá nhân chẳng có gì.
  • Cách duy nhất để biết được dữ liệu một đợt tăng/giảm giá là thật hay giả chỉ có thể dựa vào PTKT vì đó là dữ liệu không thể bị che giấu, ai cũng có thể xem và tiếp cận
  • Giá trị thực tế của doanh nghiệp cũng không phải yếu tố quyết định, thậm chí nhiều trường hợp chẳng liên quan đến biến động giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó.

III. TƯ DUY KHI THAM GIA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1. Không thể kiếm tiền nếu không có kiến thức, muốn kiếm tiền nhiều ở lĩnh vực nào thì hãy trở thành master ở lĩnh vực đó.
2. Thái độ quyết định thành tích giao dịch. Nhận thức và thái độ sai lầm về trading là nguyên nhân dẫn tới thua lỗ liên tục.
3. Thu nhập của một người không bao giờ vượt quá năng lực của người đó. Nếu vượt quá tức là bất bình thường, mà cái bất bình thường không thể tồn tại lâu. Quy luật nỗ lực và kết quả chưa bao giờ sai trên TTCK hay bất cứ lĩnh vực nào.
4. Bản thân mình là người chịu trách nhiệm hoàn toàn với việc mua bán của mình. Khi trading một cách ngẫu nhiên, tùy hứng ta sẽ dễ dàng chuyển trách nhiệm cho người khác bằng cách đổ lỗi – Tư duy nạn nhân.
5. Khi coi sự thật là kẻ thù, hành trình sự sống của bản thân sẽ bị hủy hoại
6. Sự ổn định tinh thần chính là phương tiện tốt nhất cho sự đảm bảo thành công trong mọi lĩnh vực.

IV: NGUYÊN TẮC KHI THAM GIA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1. Chỉ kiếm được tiền trong uptrend, Xu hướng thị trường là yếu tố quyết định.
2. Giữ tiền trước khi nghĩ đến kiếm tiền, còn tiền là còn cơ hội.
3. Luôn luôn xác lập điểm dừng lỗ rõ ràng trước khi tham gia một giao dịch.
4. Tuyệt đối không trung bình giá (trừ khi là 1 phần của chiến lược giao dịch).
5. Nếu thị trường ủng hộ vị thế thì nắm giữ, nếu không thì thoát khỏi vị thế ngay lập tức.
6. Giảm quy mô giao dịch khi đang thua lỗ liên tục, tăng quy mô khi thành công.
7. Giao dịch với một số tiền nhỏ, tăng quy mô dần theo đà tang của tỉ suất lợi nhuận.
8. Ghi nhật kí hàng ngày và cải thiện thành tích giao dịch liên tục.
9. Luôn có kế hoạch giao dịch cụ thể, chi tiết trước mỗi phiên giao dịch.
10. Cutloss nhanh nhất có thể khi thị trường đảo chiều
11. Chọn cổ phiếu bằng PTCB, vào và ra lệnh bằng PTKT
12. Luôn kiểm soát chặt tâm lý, kiểm soát cảm xúc khi giao dịch.
13. Người ta thắng không phải bởi vì mua cổ phiếu tốt mà là người đầu tư theo nguyên tắc.
14. Khi cổ phiếu dẫn đầu đạt đỉnh chính là lúc cân nhắc rời khỏi thị trường.
15. Người tham lam luôn muốn mua ở đáy và bán ra ở đỉnh, người có kinh nghiệm
thì mua ở điểm an toàn (mua là sẽ tăng) và bán ra khi sắp đến đỉnh.
16. Nếu bạn không chấp nhận một khoản lỗ nhỏ, sớm hay muộn bạn sẽ phải gặp một khoản thua lỗ rất lớn.
17. Hãy trung thành với một phương pháp đầu tư
18. Khi một cổ phiếu tạo đỉnh quan trọng, có 50% khả năng sẽ giảm 80% và 80% sẽ giảm giá 50%. Mức độ giảm giá trung bình của một cổ phiếu dẫn đầu thị trường là từ 60% đến 70% kể từ đỉnh tới đáy.

V. CÁCH ĐẶT LỆNH HIỆU QUẢ
1. Trong đợt khớp lệnh định kỳ (Đợt ATO và ATC)

  • Nếu là người bán: Tham khảo cột khớp lệnh, cột này cung cấp các thông tin về giá dự kiến. Để lệnh có thể được khớp, nhà đầu tư nên đặt mức giá bán thấp
    hơn so với giá dự kiến.
  • Nếu là người mua: Tương tự, dựa vào giá dự kiến khớp trên cột khớp lệnh, nhàđầu tư nên đặt mua với giá cao hơn giá dự kiến.
  • Lưu ý:
    Trong đợt khớp lệnh định kỳ, nhà đầu tư chỉ nên đặt lệnh ATO (ATC) khi sẵn sàng mua ở mức giá trần (nếu là người mua) hoặc sẵn sàng bán ở mức giá sàn (nếu là
    người bán) vì khi đặt lệnh ATO (ATC) có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng mua/bán ở mọi mức giá.

2. Trong đợt khớp lệnh liên tục (Đợt 2)

  • Nếu là người bán: Tham khảo cột “Giá 1” và “KL 1” của bên mua, đây là mức giá tốt nhất có thể bán tính tới thời điểm hiện tại. Khi lệnh đặt với mức “Giá 1” có thể sẽ được thực hiện ngay.
  • Nếu là người mua: Tham khảo cột “Giá 1” và “KL 1” của bên bán, đây là mức giá tốt
    nhất có thể mua tính tới thời điểm hiện tại. Nếu khối lượng đặt bán tại “Giá 1” nhỏ
    hơn nhu cầu đặt mua của nhà đầu tư thì có thể đặt lệnh mua ở mức “Giá 2” hay các mức giá cao hơn. Trong trường hợp này, lệnh mua của bạn vẫn đảm bảo được thực hiện toàn bộ tại mức “Giá 1” rồi mới đến các mức giá khác cao hơn.
  • Lưu ý:
    Lệnh có giá trị trong suốt thời gian giao dịch, không hết hạn trong thời gian nghỉ giữa phiên. Riêng lệnh ATO, ATC sẽ bị hủy khi hết phiên giao dịch ATO, ATC mà không được khớp.

Vi. CÁC LOẠI LỆNH GIAO DỊCH
1. Lệnh ATO - Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa

  • Là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa.
  • Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.
  • Lệnh ATO được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa và sẽ tự động tự hủy bỏ sau thời điểm xác định giá mở cửa nếu lệnh không được thực hiện hoặc không được thực hiện hết.

2. Lệnh ATC – Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa

  • Là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa.
  • Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh
  • Đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa/đóng cửa sẽ không xác định được giá khớp lệnh nếu chỉ có lệnh ATO/ATC trên sổ lệnh.

3. Lệnh LO- Lệnh giới hạn

  • Là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn.
  • Lệnh có hiệu lực kể từ khi được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến hết ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.

4. Lệnh thị trường (Viết tắt là MP)

  • Là lệnh mua/bán chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất/ giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.

VII. NGUYÊN TẮC KHỚP LỆNH
1. Khớp lệnh định kì:

  • Ưu tiên về giá: Lệnh mua với mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước. Lệnh bán với mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
  • Ưu tiên về thời gian: Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước được ưu tiên thực hiện trước.

2. Khớp lệnh liên tục:

  • Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.
  • Thứ tự ưu tiên như khớp lệnh định kì
1 Likes

ở thị trường vôn 9k tỉ.vôn thực quanh 1k tỉ.còn lại quay cổ.chú phân tích bằng mắt hả?ở mĩ ok.vn đói đó. :laughing:

Cảm ơn a đã quan tâm bài viết của em. E cũng nêu lý do phải dùng PTKT rồi ạ
II. Tại sao phải dùng PTKT

  • Tất cả các thị trường tài chính đều bị thao túng theo cách này hay cách khác và những người thao túng họ có đủ dữ liệu, thông tin về giao dịch của NĐT cá nhân, trong khi NĐT cá nhân chẳng có gì.
  • Cách duy nhất để biết được dữ liệu một đợt tăng/giảm giá là thật hay giả chỉ có thể dựa vào PTKT vì đó là dữ liệu không thể bị che giấu, ai cũng có thể xem và tiếp cận
  • Giá trị thực tế của doanh nghiệp cũng không phải yếu tố quyết định, thậm chí nhiều trường hợp chẳng liên quan đến biến động giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó.

ok.tùy.xem chơi được. :laughing:

1 Likes

VIII. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐẦU TƯ
1. PHƯƠNG PHÁP ĐẦU TƯ HOÀN HẢO

  • Sự hoàn hảo trong đầu tư là không tồn tại, tuy nhiên chúng ta có thể cải thiện phương pháp để tốt lên theo thời gian.
  • Việc tìm kiếm một phương pháp giao dịch hoàn hảo hay “chén thánh” trong đầu tư là một việc làm không bao giờ có thể đạt được, thay vào đó, hãy ngừng kỳ vọng và biết chấp nhận thực tế để đối mặt với những thua lỗ. Cái nhà đầu tư nên theo đuổi là một phương pháp hay một hệ thống giao dịch được kiểm nghiệm kỹ càng qua những chu kỳ giao dịch trong quá khứ, giúp chúng ta có thể kiếm được lợi nhuận một cách ổn định trong một thời gian dài.
  • Việc tìm kiếm phương pháp để không bao giờ thua lỗ trong những Lần giao dịch đơn là điều không tưởng.

Vậy cần làm gì để tìm ra phương pháp đầu tư tốt và phù hợp nhất với bản thân mình:

  • Chỉ có thể trở thành nhà đầu tư thành công nếu bạn biết chấp nhận thua lỗ vì đó là bản chất của trading.
  • Phương pháp giao dịch chỉ có thể hoàn thiện theo thời gian dài, không nên thay đổi một cách nhanh chóng mỗi khi chúng ta gặp thua lỗ bởi lẽ mỗi hệ thống chỉ thích ứng trong những điều kiện thị trường thích hợp mà thôi.
  • Hãy nhìn vào phương pháp mà những nhà đầu tư huyền thoại trên thế giới sử dụng, nguyên tắc chung luôn được giữ và sự thay đổi có chăng chỉ ở việc hoàn thiện những nguyên tắc chung đó.

2. PHÂN BIỆT GIỮA ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU CƠ

  • Đầu tư: là việc sử dụng nguồn tiền để sở hữu một loại tài sảnvới hy vọng chúng sẽ tăng trưởng và đem lại lợi nhuận trong tương lai. Đầu tư được kỳ vọng phát triển dần dần và tích lũy trong thời gian dài, xem xét và phân tích kỹ về giá trị nội tại của loại tài sản đó. Tài sản ở đây có thể kể đến như: bất động sản, chứng khoán,… Trong TTCK, đầu tư thường không quan tâm tới biến động giá hàng ngày.
  • Đầu cơ là việc tận dụng sự thay đổi của giá trị tài sản trong thời gian ngắn để kiếm lời. Nhà đầu cơ chỉ quan tâm đến những yếu tố ngắn hạn như biểu đồ kĩ thuật, kết quả kinh doanh quý, tin tức từng thời điểm,… mà không quan tâm tới các kế hoạch, tiềm năng dài hạn của doanh nghiệp. Nhà đầu cơ kỳ vọng vào những sự kiện gây biến động thị trường hoặc tạo sự khan hiếm, tích lũy số lượng lớn các loại tài sản (cổ
    phiếu, bất động sản, trái phiếu,…) và bán ra với giá cao hơn. Trên TTCK, những nhà đầu cơ quan tâm chặt tới biến động giá hàng ngày.

3. PHƯƠNG PHÁP ĐẦU TƯ THEO PTKT
3.1. Lướt sóng

  • “Lướt sóng” trong CK là thuật ngữ dùng để chỉ những NĐT ngắn hạn, mua/bán rất nhanh trong thời gian ngắn. Phù hợp với những NĐT bám bảng liên tục, thành thạo PTKT và nhiều kinh nghiệm
  • Thông thường, nhà đầu tư lướt sóng sẽ tận dụng sự biến động của thị trường để tìm kiếm lợi nhuận.
  • Lướt sóng theo PTKT thường sử dụng chart H1 và D1, mua bán rất nhanh sau T+.
  • Ngoài ra nhiều NĐT lướt sóng thông qua các biến động đã được dự báo (tin tức nội bộ, các sự kiện lớn,…)

3.2. Đầu tư trung hạn, dài hạn

  • Dùng PTKT với các biểu đồ khung W1 cho trung hạn và M1
    cho dài hạn.
  • Phù hợp với những NĐT không có thời gian bám bảng nhiều, giỏi PTKT và lựa chọn cổ phiếu cơ bản tốt.
  • PP này nên chọn cổ phiếu theo PTCB và chọn điểm mua bán theo PTKT.
1 Likes