POW - Định giá cơ bản 16,000đ -19,000

Cùng điểm qua về ngành điện, tương lai và triển vọng

Mối quan tâm đang là quy hoạch điện 8 (QHĐ8).
Dự thảo Quy hoạch điện 8 đã được Hội đồng Thẩm định thông qua, chỉ còn một số chỉnh sửa là có thể được phê duyệt, kết thúc quá trình thẩm định kéo dài hơn một năm qua.
Dự thảo mới ‘xanh’ hơn nhiều so với dự thảo trước COP26. Công suất đặt nhiệt điện than vào năm 2030 trong dự thảo mới nhất giảm 8% so với dự thảo trước COP26 (còn 37,467 GW) và đứng nguyên không thay đổi cho tới năm 2045, cùng với chú thích là điện than sẽ chuyển sang đốt biomass và/hoặc amoniac. So với bản dự thảo trước COP26 thì năm 2045 nhiệt điện than giảm tới 26%. Nếu việc đốt biomass và amoniac có thể thay thế được than thì đến 2045, nhiệt điện than thực tế sẽ không còn nữa.
Điện khí sử dụng khí trong nước hầu như không đổi so với dự thảo trước COP26, cho thấy điện khí nội vì là nguồn điện chủ động đáng tin cậy đóng vai trò quan trọng trong an ninh năng lượng.
Điện khí sử dụng LNG nhập khẩu cũng giảm mạnh so với dự thảo trước COP26 mặc dù có tăng mạnh trong giai đoạn trước 2030, sau đó cũng phải dùng hydrogen thay thế. Một phần do tác động của COP26, một phần do cuộc chiến Nga - Ukraina buộc phải tăng cường an ninh năng lượng.
Đến năm 2045, công suất đặt các nguồn năng lượng tái tạo và thủy điện chiếm 68,5% tổng công suất đặt của toàn bộ hệ thống điện. Một tỉ lệ rất cao.
Với 1 mùa hè dự báo nóng bức như hiện tại thì nhóm điện sẽ có lợi thế nhất định về tăng trưởng doanh thu, mặc dù nếu giá bán cao có thể gây lạm phát và sẽ có kìm hãm tuy nhiên điện sẽ là thiên thời trong quý 2 này.

Tình hình kinh doanh sản xuất của POW:
Tình hình sản xuất kinh doanh quý đầu năm với sản lượng điện đạt 3.661 triệu kWh, vượt 37% kế hoạch. Giá thị trường điện toàn phần tháng 3/2022 trung bình đạt 1.761,33 đồng/kWh, cao hơn trung bình cùng kỳ năm 2021 (1.289,77 đồng/kWh). Nhờ đó, doanh thu toàn Tổng công ty đạt 7.233 tỷ đồng, bằng 163% kế hoạch quý và bằng 93% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế toàn Tổng công ty đạt 751,5 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài Nhiệt điện Vũng Áng 1 và nguồn điện năng lượng tái tạo, các nhà máy khác đều đạt sản lượng điện tăng trưởng so với cùng kỳ. Trong quý 2/2022, POW sẽ trine khai cad công tác để thực hiện sửa chữa định kỳ cad nhà máy điện, tập trung khắc phục sự cố tổ máy số 1 nhà máy điện Vũng Áng 1 và đảm bảo cấp than ổn định, liên tục cho nhà máy điện Vũng Áng 1, triển khai công tác tiêu thụ tro xỉ nhằm đảm bảo vận hành an toàn, liên tục cho nhà máy điện Vũng Áng 1.
Đối với hoạt động đầu tư, PV Power dự kiến khởi công EPC dự án nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4, xây dựng tiến độ CII, triển khai thực hiện hợp đồng EPC dự án. Đồng thời, Tổng công ty phấn đấu hoàn thành ký kết hợp đồng mua bán điện PPA với EPTC và hợp đồng mua bán khí GSA với PV Gas; hoàn thành công tác thu xếp vốn cho dự án. Trước đó, vào ngày 27/01/2022, HĐQT PV Power đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu EPC. Theo đó, đơn vị trúng thầu là Tổ hợp Liên doanh nhà thầu Samsung C&T và LILAMA. Hợp đồng EPC đã ký ngày 14/03/2022. Lễ khởi công dự kiến sẽ tổ chức trong tháng 4/2022.

Về công tác thoái vốn, hội đồng quản trị PV Power đã phê duyệt phương án thoái vốn tại CTCP Điện Việt Lào và CTCP EVN Quốc tế theo nghị quyết tháng 3/2022. PV Power cho biết đang triển khai thoái vốn theo đúng nghị quyết phê duyệt và phối hợp cùng một số công ty chứng khoán để nghiên cứu phương án thoái vốn tại các công ty cổ phần còn lại thuộc danh mục đã phê duyệt.

Định giá:
Nhờ nhu cầu tăng trong 2022, Việt Nam có thể bước vào giai đoạn thiếu điện khi thời tiết nắng nóng. Tôi tin rằng điện khí sẽ còn nhiều tiềm năng để huy động sau mức sản lượng khiêm tốn năm ngoái. Theo đó, sản lượng mảng điện khí của POW sẽ tăng 26,4% lên 10.381 triệu kWh và giá bán trung bình tiếp tục neo cao khoảng 1.894VND/kWh. Sản lượng thủy điện sẽ duy trì mức huy động cao 1.154 triệu kWh do pha La Nina kéo dài hơn dự kiến. Sản lượng điện than sẽ giảm mạnh 24,5% svck do tình hình thiếu than và tổ máy 1 Vũng Áng 1 gặp sự cố kỹ thuật (đến tháng 9/2022). Nhìn chung, sản lượng điện khí tăng mạnh sẽ bù đắp cho sự cố Vũng Áng 1, giúp doanh thu tăng 10,7% svck lên 27.191 tỷ đồng vào năm 2022 sau khi tăng 19,9% svck lên 32.614 tỷ đồng vào năm 2023 khi tất cả các nhà máy hoạt động trở lại. LN ròng sẽ tăng 31,8% svck và 21,4% svck trong giai đoạn 2022-2023, lên lần lượt là 2.345 tỷ đồng và 2.846 tỷ đồng. Như vậy định giá cơ bản EPS 2022 -2023 lần lượt là 1,000đ và 1,215đ với hệ số nhân Pe là 15,87 thì POW có giá khoảng 16,000đ – 19,000đ/ cổ phiếu.
Ngoài ra POW đang thực hiện thoái vốn tại CTCP Việt Lào với khoản LN một lần trị giá 308 tỷ đồng, dự kiến hoàn tất thủ tục vào tháng 5/2022. Công ty cũng có lộ trình thoái vốn tại CTCP Quốc tế EVN, cùng với tiềm năng ghi nhận lợi nhuận một lần từ bảo hiểm sự cố và bảo hiểm gián đoạn kinh doanh cho sự kiện Vũng Áng 1 nên lợi nhuận có thể thay đổi.
Rủi ro giảm giá là thời gian hoàn thành Nhơn Trạch 3 & 4 kéo dài hơn so với tính toán và sản lượng khí đốt ở mức thấp.

1 Likes

pow giá 11-12 mua mới hợp lý chứ anh

1 Likes

Đúng rồi mình cứ theo dõi điểm mua sao hợp lý, về định giá năm thì mốc 16 -19k vì vậy có thể trading an toàn

1 Likes

POW nay lên nhỉ cả nahf

POW tiếp tục hành trình

POW phiên nay đẹp rồi dư địa vẫn còn rất nhiều!

1 Likes

Tạm thời tiến tới mốc 16 nhé Bác