PVD update Yuanta

Yuanta: Khuyến nghị mua PVD với giá mục tiêu 26.598 đồng/cổ phiếu

Quý II/2021, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) ước tính Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (HoSE: PVD) sẽ lỗ ròng 62 tỷ đồng, do doanh thu giảm 50% so với cùng kỳ xuống còn 733 tỷ đồng đến từ ảnh hưởng của giá cho thuê giàn khoan và khối lượng công việc giảm so với cùng kỳ năm trước.

Yuanta kỳ vọng PVD sẽ trích lập dự phòng cho khoản nợ khó đòi trị giá 107 tỷ đồng. Nếu không trích lập khoản dự phòng này, PVD sẽ ghi nhận lãi ròng 42 tỷ đồng (giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái), trong khi quý I/2021 lỗ ròng 104 tỷ đồng.

Nói thêm về khoản nợ khó đòi này, được biết PVD cung cấp dịch vụ khoan cho công ty Kris Energy (Aspara) Limited company, đơn vị đã thực hiện chương trình khoan tại Campuchia vào quý IV/2020. Doanh nghiệp này là đơn vị thành viên (sở hữu 95%) của Kris Energy có trụ sở tại Singapore, đã tuyên bố phá sản vào ngày 4/6/2021.

Theo báo cáo tài chính quý I/2021 của PVD, Kris Energy (Aspara) vẫn còn khoản nợ 107 tỷ đồng chưa thanh toán mặc dù vẫn còn trong thời hạn thanh toán. Yuanta cho rằng, PVD có thể đang tích cực thu hồi lại khoản nợ này tuy nhiên khả năng thu hồi được trong quý II/2021 là thấp; đồng thời, nếu khả năng trả nợ của Kris Energy bị nghi ngờ, Yuanta nghĩ rằng PVD có thể sẽ trích lập dự phòng cho khoản nợ khó đòi trị giá 107 tỷ đồng này.

Khoản trích lập dự phòng đã được bao gồm trong mô hình dự báo năm 2021 của Yuanta. Trước đó, công ty chứng khoán này đã đưa ra kỳ vọng đối với doanh thu dự báo cho năm 2021 của PVD sẽ giảm 21% so với năm ngoái và đạt 4.141 tỷ đồng.

Yuanta dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2021 sẽ đạt 111 tỷ đồng, giảm 41%, nhưng vẫn còn tốt hơn nhiều so với dự báo lỗ ròng 43 tỷ đồng trước đó. Bước sang năm 2022, Yuanta kỳ vọng kết quả kinh doanh của PVD sẽ hồi phục mạnh, nhờ giá dầu tăng cao sẽ dẫn đến nhu cầu về khoan và các dịch vụ khoan cũng sẽ tăng theo.

Ngoài ra, giàn khoan nước sâu của PVD (PVD V) sẽ di chuyển đến Brunei vào quý III/2021, chấm dứt chuỗi ngày bị gián đoạn của giàn khoan này.

Hiện Yuanta có khuyến nghị mua PVD với giá mục tiêu là 26.598 đồng/cổ phiếu, tương ứng với P/B năm 2021 chỉ là 0,8 lần. Mức định giá này là khá thận trọng khi so với P/B trung vị của các doanh nghiệp cùng ngành là 1,3 lần.

Tuy nhiên, nếu kết quả kinh doanh quý II/2021 của PVD rơi vào kịch bản thấp hơn so với kỳ vọng của các bên, giá cổ phiếu sẽ gặp áp lực điều chỉnh, điều này có thể tạo ra cơ hội mua vào ở vùng giá thấp.

CỔ TỨC 2019 CHƯA CHIA : 10% CỔ TỨC 2020 CHƯA CHIA : 10% TỐI THIỂU. Vượt kết hoạch 2020 dự kiến sẽ chia 15%. TỔNG 2 LẦN CHIA CỦA PVD trình đại hội tháng 8 này là 20-25%… GIÁ HIỆN TẠI 19.4 ĐỊNH GIÁ chia chác 35k TRƯỚC CHIA. Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PV Drilling, mã: PVD) vừa công bố nghị quyết về việc xin gia hạn thời gian trả cổ tức năm 2019 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10%, dự kiến chi trả trong năm 2021.

Nói chung, anh em cầm PVD thì cứ an tâm ăn ngon ngủ yên, lái có rung lắc cũng mặc kệ. Cứ hold chặt chờ ngày hái quả.

1 Likes

SSI: Khuyến nghị trung lập đối với PVD Công ty Chứng khoán SSI (SSI) cho biết, mới đây, giá dầu thô Brent đã vượt mức đỉnh năm 2018 là 85 USD/thùng trước tình trạng thiếu cung do đại dịch Covid-19 và nhu cầu mạnh mẽ khi thế giới mở cửa trở lại. Trong báo cáo cập nhật ngành dầu khí trước đây, SSI đã ước tính giá dầu thô Brent cao hơn 60 USD/thùng và hoạt động sản xuất và khai thác dầu khí tại Việt Nam và trong khu vực sẽ cải thiện. Tại khu vực Đông Nam Á, thị trường giàn khoan tự nâng (JU) 361 - 400 IC đã cải thiện công suất lên 67% từ mức thấp khoảng 50% trong 2020. Hiện tại, có 49 giàn khoan JU trong khu vực, trong đó 33 giàn khoan đã ký hợp đồng. Số giàn khoan còn lại đã sẵn sàng hoạt động, trong khi còn 5 giàn khoan nữa không hoạt động. Theo quan điểm của SSI, các giàn không hoạt động này chỉ có thể quay trở lại thị trường khi công suất và giá thuê cao hơn do việc khởi động khá tốn chi phí (ít nhất 10 triệu USD/ giàn khoan), làm hạn chế nguồn cung giàn khoan ở mức giá thuê hiện tại. Công suất tăng thúc đẩy giá thuê trung bình của giàn khoan JU tăng trong khu vực từ mức ít nhất khoảng 50.000 USD/ngày đến 65 - 70.000 USD/ngày, theo số liệu của IHS Market. SSI ước tính công suất và giá thuê duy trì ổn định ít nhất đến hết nửa đầu năm 2022 trước khi áp dụng mức giá cao hơn. Điều này do các dự án khai thác cần vốn lớn và nhu cầu khoan dầu chỉ có thể tăng ổn định nếu xác định được triển vọng giá dầu trong dài hạn. Về phía cung, PVD ước tính nguồn cung ngắn hạn giàn khoan mới trong khu vực ở mức thấp, do môi trường giá dầu thấp trước đó, và các đơn đặt đóng giàn mới cần 18 - 24 tháng để hoàn thành. Mặc dù PVD có thể huy động giàn khoan từ khu vực khác, việc này khá tốn kém và chỉ mang lại lợi nhuận khi giá thuê cao hơn. Điều này hỗ trợ cho xu hướng tăng giá thuê trong vòng 1 - 2 năm nếu giá dầu ổn định ở mức hiện tại. Theo ban lãnh đạo, PVD cũng nhận thấy tiềm năng nhu cầu dịch vụ khoan dầu tăng từ thị trường trong nước và nước ngoài đến năm 2022. Theo số liệu IHS Market, nhu cầu giàn khoan JU trung bình tại Việt Nam có thể đạt 9,3 giàn khoan trong năm, tăng 1,1 giàn khoan từ tháng 12/2021. Điều này phù hợp với tăng trưởng nhu cầu tại Đông Nam Á từ 35 giàn khoan trong năm nay lên 38,6 giàn khoan trong năm tới. Dựa trên ước tính nhu cầu mới tại thị trường trong nước và trong khu vực năm 2022, SSI điều chỉnh tăng ước tính đối với PVD, dựa trên giả định giá dầu trung bình trong dài hạn là 70 USD/thùng. Giá thuê trung bình đối với giàn JU (PVD I, II, III, IV) 62.000 USD/ngày trong 2022, 70.000 USD/ngày trong 2023 và 75.000 USD/ngày trong 2024 (từ 60, 63 và 65.000 USD/ ngày tương ứng). Công suất trung bình đối với giàn JU (PVD I, II, III, IV) 86% trong giai đoạn 2022 - 2024 (từ 85%). Hợp đồng của PVD V (giàn TAD) cố định trong 6 năm đầu (giá thuê 90.000 USD/ngày) và duy trì không đổi. Ở mức giá 25.700 đồng/cổ phiếu, PVD đang giao dịch tại P/E và EV/EBITDA 2022 là 47,1 lần và 8,9 lần, cao hơn so với trung vị EV/EBITDA năm 2022 của các công ty trong khu vực là 6,5 lần. SSI tiếp tục sử dụng phương pháp FCFF để phản ánh tiềm năng hồi phục của ngành dầu khí trong dài hạn và đưa giá mục tiêu 1 năm mới là 25.100 đồng/cổ phiếu (từ mức 21.000 đồng/cổ phiếu). SSI duy trì khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu PVD cũng phân tích kịch bản tác động đến mô hình FCFF của PVD theo các mức giá dầu khác nhau với giả định chính là giá thuê sẽ tăng tỷ lệ thuận với giá dầu trong dài hạn. Giả định kịch bản cơ sở của SSI là giá dầu trong dài hạn sẽ ổn định ở mức 70 USD/thùng.

Khuyến nghị mua dành cho PVD Trong quý III, Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVDrilling, HoSE: PVD) ghi nhận doanh thu đạt 1.011 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, khấu trừ các chi phí và thuế, lợi nhuận ròng của PVD lại tăng trưởng 72% cùng kỳ, lên mức 55,6 tỷ đồng. Theo PVD, quý III năm nay doanh thu giàn khoan sụt giảm, trong khi cùng kỳ năm ngoái có 1,7 giàn. Song song, đơn giá cho thuê giàn khoan tự nâng sở hữu giảm gần 15% so với cùng kỳ năm ngoái đã ảnh hưởng đến doanh thu. Dù vậy, nhờ tăng hiệu suất sử dụng giàn khoan tự nâng trong quý lên 88% (cùng kỳ là 55%) cùng việc tiết giảm các chi phí (bảo dưỡng thường xuyên, quản lý chung) đã giúp lợi nhuận sau thuế có được mức tăng trưởng ấn tượng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, PVD đạt 2.661 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm gần 40% cùng kỳ và lỗ ròng 13,1 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái có lãi gần 110 tỷ đồng. Với kết quả này, doanh nghiệp mới chỉ hoàn thành 60% kế hoạch doanh thu (4.400 tỷ đồng) và còn cách tương đối xa kế hoạch lợi nhuận (25 tỷ đồng). Nhận định về giá cổ phiếu, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) vừa duy trì đánh giá tích cực mức xếp hạng tăng trưởng của PVD, do mức stock rating của cổ phiếu đang ở 82 điểm. Kết thúc phiên 8/12, đồ thị giá của PVD đóng cửa tăng nhẹ 0,7% với khối lượng giao dịch giảm khá mạnh so với phiên trước đó và thấp hơn khối lượng giao dịch trung bình 20 phiên trước. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho thấy rủi ro ngắn hạn giảm. Điểm tích cực là đồ thị giá xuất hiện mô hình vai đầu vai ngược và xu hướng ngắn hạn cũng được nâng lên mức tăng. Bên cạnh đó, xu hướng ngắn hạn giá dầu có chuyển biến tích cực cho thấy khả năng giá dầu Brent có thể hồi phục trở lại mức đỉnh cũ ngắn hạn (tức là mức 85 USD/thùng) cho nên Yuanta đánh giá sẽ có cơ hội ngắn hạn cho cổ phiếu PVD. Do đó, Yuantai khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng ngắn hạn khi sức mạnh giá trên mức 80 điểm.

mấy bác định lái pvd lên bao nhiêu

Quý I, doanh thu của Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (HoSE: PVD) đạt 1.146 tỷ đồng, tăng 108% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ đóng góp của giàn khoan TAD; ghi nhận doanh thu từ 1 giàn khoan thuê ngoài và sự phục hồi của mảng dịch vụ giếng khoan (tăng 83,6% cùng kỳ). Tuy nhiên, sự phục hồi chậm của hiệu suất sử dụng giàn tự nâng (chỉ 60%) và giá thuê giàn (tăng 4% cùng kỳ) không đủ bù đắp cho chi phí cố định của đội giàn tự nâng, dẫn đến khoản lỗ gộp 13,2 tỷ đồng của mảng khoan. Bên cạnh đó, PVD ghi nhận thu nhập từ công ty liên kết giảm trong khi chi phí ngoài hoạt động kinh doanh đến từ hoạt động tài chính và hoạt động khác trong quý I tăng. Kết quả, PVD lỗ ròng 56,2 tỷ đồng, trong khi quý I/2021 lỗ ròng 104 tỷ đồng. Năm 2022, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) dự báo doanh thu và lợi nhuận sau thuế của PVD đạt lần lượt là 4.976 tỷ đồng (tăng 25% so với năm trước) và 48 tỷ đồng (tăng 30%), tương ứng EPS dự phóng là 61 đồng. BSC giả định hiệu suất hoạt động giàn khoan tự nâng năm 2022 của PVD đạt mức trung bình 77% trong năm; giá cho thuê giàn khoan trung bình năm 2022 đạt 60.000 USD/ngày (tăng 15% cùng kỳ), và doanh nghiệp trích lập dự phòng thêm 54 tỷ đồng phải thu từ đối tác KrisEnergy. BSC cũng hy vọng các giàn khoan tự nâng của PVD được đảm bảo hoạt động nhờ giá dầu tăng cao; giá thuê ngày giàn khoan tự nâng vẫn ở mức thấp hơn so với khu vực. Đồng thời, chuỗi dự án Lô B – Ô Môn nếu được triển khai có thể đem lại nguồn công việc lớn cho PVD giai đoạn 2023-2024. Vì thế, BSC khuyến nghị theo dõi cổ phiếu PVD với giá mục tiêu năm 2022 là 19.800 đồng/cổ phiếu, triển vọng tăng giá 12% so với thị giá, dựa trên phương pháp P/B và EV/EBITDA với tỷ trọng là 50% - 50%.

Trạng thái các giàn khoan của PVD
• Giàn PVD I phục vụ chiến dịch khoan của Vietsovpetro (VSP) cho đến Q1/23. Giá thuê 50-55k đô/ngày.
• Giàn PVD II đã bắt đầu khoan cho VSP từ tháng 3/2022 với hợp đồng ngắn hạn tại Lô 09-1, sau đó sẽ di chuyển sang Indonesia để phục vụ cho chương trình khoan trong Quý 3. Dự kiến giàn PVD II sẽ quay lại Việt Nam để thực hiện một chương trình khoan khác cho Hoàng Long Hoàng Vũ trong phần còn lại của năm 2022.
• Giàn PVD III tiếp tục chương trình khoan dài hạn cho Repsol Malaysia đến hết năm 2023. Giá thuê 60k-65k $/ngày • Giàn PVD VI khoan cho ENI Việt Nam và Premier Oil Việt Nam lần lượt trong Q2/22 và Q3/22. Sau đó dự kiến sẽ phục vụ cho một nhà điều hành nội địa khác (Cửu Long JOC - CLJOC) trong phần còn lại của năm 2022 và đầu 2023. • Giàn nước sâu PVD V (giàn TAD) đã bắt đầu hợp đồng khoan 10 năm cho Shell Brunei từ tháng 1/2022 (6 năm chắc chắn và 4 năm gia hạn), sau khi ngừng hoạt động hơn 5 năm
• PVD 11 trên đất liền hoạt động tối đa full công suất năm nay sau 2 năm không có việc
• Điểm hòa vốn trung bình là 50K đô/ngày. => Giá thuê hiện tại đang cao hơn 2 triển vọng lô B ô Môn kém khả quan
• Triển vọng từ dự án tương lai 2023: Lô B Ô Môn.Dự án vẫn đang thiếu vốn nhưng nếu đc thông qua đúng kế hoạch, khởi động vào 2023.Dự án có thể mang lại nhiều cơ hội việc làm cho PVD trong giai đoạn triển khai thi công EPC và giếng khoan (dự kiến 2023 – 2024).
 Cơ hội:
• Tăng giá thuê giàn khoan từ tháng 8
• Hiệu suất đang tang dần
• Cả 6 giàn khoan đều đã được hoạt động
 Rủi ro:
• Giá dầu giảm, không đầu tư nếu giá dầu dưới 70$
• Bị cắt margin, công bố từ cuối tháng 8
• Chi phí đền bù tại Brunei quá lớn và chưa xử lý xong trong quý 3 ( 300 tỷ)

Doanh thu quý II/2022 của Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD – sàn HOSE) tăng trưởng 36,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1.505 tỷ đồng nhờ: (1) hiệu suất sử dụng giàn khoan tự nâng (JU) cao (97% trong quý II/2022) và ghi nhận doanh thu từ giàn khoan thuê ngoài, (2) đóng góp doanh thu từ giàn khoan TAD, và (3) mảng dịch vụ giếng khoan tăng trưởng tốt (tăng 28,6%). Tuy nhiên, mảng khoan của PVD vẫn ghi nhận lỗ gộp 38,8 tỷ đồng do việc giá thuê giàn JU phục hồi chậm đã không đủ bù đắp chi phí của đội giàn khoan. Trong khi đó, chi phí tài chính quý II/2022 tăng 84% svck do lỗ chênh lệch tỷ giá và thu nhập từ công ty liên kết giảm 61%. Kết quả, PVD báo lỗ ròng 60,1 tỷ đồng trong quý II/2022, dẫn đến khoản lỗ ròng 116,2 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022. Theo dữ liệu của IHS Markit, giá thuê trung bình giàn JU loại 361-400IC ở Đông Nam Á đang phục hồi mạnh mẽ lên 90.000 USD/ngày, cao hơn nhiều so với mức giá thuê trung bình của PVD trong 6 tháng đầu năm 2022. Trong khi PVD I & PVD III đã ký hợp đồng dài hạn từ giữa năm 2021 khi giá thuê giàn vẫn ở mức thấp, chúng tôi cho rằng PVD sẽ có được các hợp đồng khoan trong nửa cuối năm với giá thuê cao hơn cho giàn PVD II & PVD VI. Do đó, chúng tôi kỳ vọng giá thuê trung bình giàn JU năm 2022 sẽ đạt 61.000 USD (tăng 17% so với cùng kỳ). Nhìn chung, chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận ròng năm 2022 của PVD đạt 96 tỷ đồng (tăng 388% hợp đồng). Chúng tôi dự báo triển vọng năm 2023 sẽ được cải thiện hơn nữa và PVD sẽ đạt lợi nhuận ròng 571 tỷ đồng (tăng 498%) trong năm tới, chủ yếu được đóng góp bởi giả định giá thuê giàn cao hơn là 70.000 USD (tăng 15%). Do kết quả kinh doanh thấp hơn kỳ vọng trong 6 tháng đầu năm 2022, chúng tôi giảm dự phóng EPS 2022 xuống 71,9% để phản ánh giả định hiệu suất sử dụng và giá thuê giàn JU thấp hơn và chi phí khấu hao cho đội giàn khoan cao hơn. Vừa qua, giá cổ phiếu PVD đã tăng 38% kể từ đầu tháng 8 dù kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 ảm đạm. Chúng tôi nhận thấy các yếu tố thúc đẩy giá đến từ: (1) thị trường khoan Đông Nam Á đang phục hồi mạnh mẽ cả về hiệu suất sử dụng và giá thuê, và (2) những chuyển biến mới tại dự án Lô B – Ô Môn. Chúng tôi cho rằng những yếu tố này sẽ tiếp tục hỗ trợ cho giá cổ phiếu trong ngắn hạn, do đó, chúng tôi duy trì khuyến nghị khả quan với PVD nhưng hạ giá mục tiêu xuống 25.300 đồng/cp do việc điều chỉnh giảm dự phóng EPS 2022. Rủi ro giảm giá bao gồm chi phí hoạt động cao hơn dự kiến và hiệu suất sử dụng/giá thuê ngày thấp hơn dự kiến

Trong quý 2/2022, Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD – sàn HOSE ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.505 tỷ đồng (tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái), và lỗ sau thuế 74 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 43 tỷ đồng) do (1) lợi nhuận gộp giảm mạnh, thậm chí mảng dịch vụ khoan còn lỗ gộp gần 40 tỷ đồng, (2) lợi nhuận từ liên doanh liên kết giảm 61% YoY do khối lượng công việc giảm, và (3) chi phí tài chính tăng 36 tỷ đồng (+84% YoY) do lỗ tỷ giá. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần của PVD đạt 2.651 tỷ đồng (tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái), hoàn thành 56% kế hoạch về doanh thu, và ghi nhận lỗ ròng 149 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 67 tỷ đồng). Trong đó, PVD đã trích lập 44 tỷ đồng nợ xấu đối với KrisEnergy (khoảng 94 tỷ đồng tính tới hết quý 3). Quan điểm đầu tư: Hiệu suất sử dụng giàn khoan tự nâng tăng trở lại nhờ nhu cầu được cải thiện, trong khi nguồn cung khó tăng thêm trong ngắn hạn; Giá thuê ngày giàn khoan tự nâng dự kiến tăng lên trên 70.000 USD kể từ cuối năm 2022; Chuỗi dự án Lô B – Ô Môn nếu được triển khai có thể đem lại nguồn công việc lớn cho PVD giai đoạn 2023 – 2024. BSC dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2022 của PVD đạt lần lượt là 5,698 tỷ đồng (tăng 43% so với năm ngoái) và 47 tỷ đồng (tăng 28%), EPS FW = 60 đồng/CP với giả định (1) Hiệu suất hoạt động các giàn khoan tự nâng đạt mức trung bình 81%, (2) Giá cho thuê giàn khoan trung bình năm 2022 đạt 67.000 USD/ngày (tăng 30% so với năm trước), và (3) Trích lập dự phòng thêm 54 tỷ đồng phải thu từ đối tác KrisEnergy. Năm 2023, BSC dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của PVD lần lượt đạt 6.681 tỷ đồng (tăng 17% so với năm trước) và 218 tỷ đồng (tăng 364%), EPS FW = 281 đồng/CP với giả định (1) Giá dầu trung bình năm 2023 đạt 90 USD/thùng (giảm 10% so với năm trước), (2) Hiệu suất hoạt động các giàn khoan tự nâng đạt mức trung bình 88% cho cả năm, và (3) Giá cho thuê giàn khoan trung bình năm 2022 tăng lên mức 78.000 USD/ngày (tăng 15%). BSC thay đổi khuyến nghị đối với PVD từ theo dõi thành mua, với giá mục tiêu cho năm 2023 là 27.100 đồng CP (tương đương upside 32% so với giá đóng cửa ngày 09/09/2022 là 20.500 đồng/CP) dựa trên phương pháp P/B và EV/EBITDA với tỷ trọng là 50% - 50%.

riển vọng kinh doanh năm 2023 của Tổng công ty Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD – sàn HOSE) lạc quan từ hoạt động cho thuê giàn khoan. Tiếp tục xu hướng tăng giá cho thuê giàn khoan từ nửa cuối năm 2022, triển vọng năm 2023 khá sáng sủa khi hoạt động khoan thăm dò và khai thác dầu khí tăng lên. Giá cho thuê giàn khoan trên thị trường khu vực Đông Nam Á đã đạt mức 120.000 USD/ngày trong tháng 12/2022 (tăng 35% so với cùng kỳ năm trước). Theo chia sẻ từ Công ty, giá cho thuê sẽ không dưới 75.000 USD/ngày đối với các giàn Jackup. Tỷ lệ hoạt động các giàn ở mức cao khi hiện tại các giàn khoan cơ bản đã có việc làm cho cả năm 2023. Các dự án thăm dò khai thác trong nước cũng được các chủ đầu tư, PVN tập trung đẩy nhanh tiến độ, sẽ là cơ sở để công ty gia tăng hoạt động khoan và dịch vụ kỹ thuật giếng khoan trong nước. Chúng tôi dự báo trong năm 2023, giá cho thuê giàn khoan Jackup của công ty sẽ đạt mức từ 78-80 usd/ngày, giàn khoan nước sâu PVDV hoạt động ổn định trong cả năm. Doanh thu và lợi nhuận trước thuế dự báo đạt 5.946 tỷ đồng và 508 tỷ đồng, chuyển trạng thái từ lỗ sang lãi. Định giá cổ phiếu: Kết hợp các Phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền, so sánh PE, PB, chúng tôi xác định giá trị cổ phiếu ở mức 22.200 đồng, khuyến nghị giữ cổ phiếu PVD.

Chúng tôi tăng giá mục tiêu cho Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PVD) thêm 20% lên 25.000 đồng/cổ phiếu và nâng khuyến nghị từ khả quan lên mua. Giá mục tiêu cao hơn của chúng tôi đến từ dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số báo cáo giai đoạn 2023-2027 của chúng tôi cao hơn 12%, chủ yếu được thúc đẩy bởi giả định giá thuê ngày của giàn khoan tự nâng (JU) cao hơn 4% của chúng tôi. P/B tương ứng với giá mục tiêu của chúng tôi là 1,0 lần. Chúng tôi tăng dự báo giá thuê ngày trung bình của giàn JU trong giai đoạn 2023-2027 thêm 4% do thị trường giàn JU thắt chặt hơn dự kiến và tác động tích cực có độ trễ của giá dầu cao đối với giá thuê ngày. Chúng tôi duy trì giả định giá dầu Brent trung bình là 90 USD/thùng cho năm 2023 và 75 USD/thùng cho giai đoạn 2024-2027. Chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số cốt lõi năm 2023 sẽ tăng khoảng 3 lần do giá thuê ngày giàn JU trung bình tăng 20% YoY và đội giàn khoan JU của PVD hoạt động với 96% công suất (so với 85% vào năm 2022). Chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số báo cáo năm 2023 và 2024 lần lượt đạt 12,1 triệu USD và 48,9 triệu USD, tương ứng 11% và 43% của mức đỉnh năm 2014 của PVD. Các giả định về giá thuê ngày của chúng tôi đối với PVD là 78.000 USD và 95.000 USD cho năm 2023 và 2024 — lần lượt tương ứng 50% và 60% của mức đỉnh năm 2014 (khoảng 155.000 USD) và mức chiết khấu 38% và 27% so với giá thuê ngày trong khu vực.

Giữa tháng 12/2023, Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD – sàn HOSE) đã công bố kết quả ước tính sơ bộ lợi nhuận sau thuế năm 2023 khoảng 400 tỷ đồng, gấp 4 lần kế hoạch đề ra trong khi năm 2022 lỗ 155 tỷ đồng. Tính riêng quý IV, PVD ước lãi sau thuế 56 tỷ đồng. Tuy nhiên do thời điểm ước tính chưa kết thúc năm nên chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận sau thuế năm 2023 có thể sẽ khả quan hơn, vào khoảng 481 tỷ đồng. Giá thuê giàn tự nâng vượt 100.000 USD/ngày tạo điều kiện để bứt tốc trong năm 2024. Giá cho thuê giàn khoan tự nâng tại khu vực Đông Nam Á hiện ở mức 110.000 – 130.000 USD/ngày và được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì mức cao trong năm 2024 khi nhu cầu thuê giàn khoan tại khu vực Trung đông đang ở mức cao. S&P Global dự báo nhu cầu sẽ dần quay về mức bình thường trong năm 2025. Đây là yếu tố quan trọng hỗ trợ hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2024 – 2025. Kết quả kinh doanh kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt tốc trong năm 2024. PVD hiện đang sở hữu 6 giàn khoan (PV Drilling I, II, III, VI, PV Drilling 11 và TAD Drilling V), công ty cho biết các giàn khoan vận hành xuyên suốt đến hết năm 2024, một số giàn có công việc đến năm 2025. Việc ký được các hợp đồng cho thuê giàn với mức giá vượt trên 100.000 USD/ ngày sẽ giúp PVD ghi nhận những mức lợi nhuận đột phá. Kế hoạch đầu tư thêm 1 giàn tự nâng. Dự báo nhu cầu giàn khoan tăng cao cho đến năm 2025, đại diện PV Drilling cho biết dự kiến sẽ đầu tư thêm giàn khoan theo hình thức mua một giàn khoan đang có sẵn trên thị trường với chi phí ước tính vào khoảng hơn 200 triệu USD. PV Drilling dự kiến sẽ dùng 30% vốn tự có và vay thêm 70%. Mức giá trên tương đương với mức PVD đầu tư giàn PVDrilling VI giai đoạn 2014 – 2015. Dự báo KQKD 2024. Hiệu suất hoạt động các giàn tự nâng xuyên suốt trong năm 2024 cùng với việc tái ký các hợp đồng cho thuê giàn giá trị từ 100.000 USD/ ngày trở lên, chúng tôi dự báo doanh thu PVD năm 2024 sẽ đạt 6.720 tỷ đồng, theo đó LNST ước đạt 788 tỷ đồng. Ước tính trên của chúng tôi chưa tính đến việc đầu tư thêm của công ty trong năm. Với kỳ vọng trên, EPS và giá trị sổ sách năm 2024 của PVD lần lượt 1.417 đồng/cp và 28.000 đồng/CP. Định giá: PVD hiện đang giao dịch quanh mức P/B 1 lần, đây cũng là mức P/B của công ty giai đoạn quý IV/2015. Kỳ vọng lợi đang trên đà tăng trưởng, thị giá của PVD có thể hướng đến mức 1,2 lần, tương ứng với mức giá 33.600 đồng/CP. Do đó, chúng tôi khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu PVD.

BSC duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu của Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD – sàn HOSE) với giá mục tiêu mới là 38.400 đồng/CP, tăng 13% so với giá mục tiêu trước do (i) Điều chỉnh tăng lợi nhuận 8% do tăng giá cho thuê 2024 thêm 5% đạt mức 109,500 USD/ngày (ii) Sử dụng phương pháp định giá PE kết hợp DCF cho PVD với tỷ trọng 50%/50%. BSC sử dụng phương pháp PE thay cho PB do kỳ vọng hoạt động cho thuê giàn của PVD bước vào chu kỳ tăng trưởng với mức tăng lợi nhuận 2024F/25 đạt 72%/36%. BSC dự báo năm 2024, doanh thu thuần của PVD đạt 7.908 tỷ đồng (tăng 36% so với năm trước), và lợi nhuận sau thuế đạt 952 tỷ đồng (tăng trưởng 76%), EPS FW là 1.530 đồng/CP. Trong năm 2024, 5/6 giàn của PVD đều đảm bảo việc làm đến hết năm, chủ yếu tại thị trường Malaysia và Indonesia. Hợp đồng các dự án dầu khí trong nước kỳ vọng đến từ năm 2025. Giá thuê giàn của PVD kỳ vọng đạt 109.500 USD/ngày (tăng trưởng 40%) do xu hướng tăng giá thuê trong khu vực Đông Nam Á. Đối với giá thuê giàn TAD và giàn đất liền, BSC kỳ vọng không có thay đổi nhiều. PVD có kế hoạch đầu tư giàn khoan mới với chi phí 90 triệu USD và thời gian hoàn vốn kỳ vọng từ 3 đến 4 năm.