Quản trị danh mục giai đoạn tăng nóng của thị trường

, , , , , , , , ,

HÀNH ĐỘNG như nào trong giai đoạn hiện tại của thị trường ?

Dưới đây em sẽ chỉ ra cách mà nhà đầu tư nên xử lý khi quản lý danh mục.

  • Hạ tỉ trọng dần trong các nhịp tăng mạnh: Càng tăng mạnh chúng ta lại càng phải đề phòng. Chia nhỏ chốt lời từng phần theo nhịp tăng của thị trường và cổ phiếu. Ưu tiên nắm giữ các CP đang có dòng tiền mạnh để ăn trọn sóng.

*Lưu ý: Gia tăng vốn rất mạnh, thậm chí mua thêm margin tại các nhịp tăng. Tất nhiên trong ngắn hạn việc thị trường đang tích cực là cơ hội tốt để kiếm tiến, tuy nhiên nếu quá say máu sẽ dễ gặp phải tình trạng mất hết lãi thậm chí lỗ khi mà nhịp chỉnh lớn đến mà chưa kịp chốt lời, do khi ở vùng đáy, chơi 1 tỷ lời được 7%, tăng lên 2 tỷ thua 3-5% là đã ăn vào lãi rồi. Nên nhớ, thị trường càng cao đồng nghĩa với việc không còn rẻ, và nếu không rẻ thì ta nên rút bớt tỉ trọng đầu tư là điều hợp lý, còn tiền là còn cơ hội, hãy nhớ lấy điều đó, giàu chậm từ chứng khoán rất dễ, nhưng giàu nhanh thì cực kì khó.

  • Thu hẹp danh mục lại thật gọn để kịp xử lý và quản lý danh mục, đánh tập trung vốn để đạt hiệu suất tối đa. Khi thị trường đã xác nhận vào sóng, thì về cơ bản chúng ta có thể all in vào 1 mã được để tối ưu hiệu quả. Tuy nhiên nên phân chia ra 1-3 mã cho có nếp có tẻ, đa ngành, ví dụ 1 ngân hàng, 1 chứng khoán và 1 mã nào đó là 1 danh mục rất đẹp. Đa dạng hóa danh mục là điều tốt, tuy nhiên nếu ta làm nó quá rộng sẽ phản tác dụng. Khi tăng thì lần lượt các mã tăng, nhưng khi giảm thì gần như tất cả các mã đều giảm, do vậy toàn danh mục sẽ giảm không phanh, rất rát tài khoản. Ngoài ra, thu hẹp danh mục cũng khiến chúng ta dễ theo dõi hơn, xử lý nhanh hơn nếu thị trường có biến.

Trên đây là các hành động mà chúng ta có thể chủ động làm để bảo vệ cho tài khoản của mình trước rủi ro thị trường tăng quá nóng, mà hệ quả của nó có thể dẫn đến nhịp điều chỉnh rất mạnh.