SBT - Cơ hội ngắn hạn từ kết quả điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp

Điểm nhấn đầu tư:

  • SBT là doanh nghiệp mía đường lớn nhất cả nước: Hệ thống vùng nguyên liệu với tổng diện tích 65.978 ha tại 3 nước VN, Lào, Campuchia với tổng công suất sản xuất đạt 4.180 tấn đường/ngày, dẫn đầu thị phần nội địa trong nhiều năm, NĐTC 2020-2021 SBT chiếm thị phần hơn 46% (tăng 4% so với NĐTC 2019-2020)

  • HĐKD chính là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm đường chiếm 95% doanh thu thuần và 93% LNG NĐTC 2020-2021.

  • Với danh mục khách hàng lớn B2B (KH công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp) nên SBT ít chịu áp lực cạnh tranh khi đường Thái tràn vào thị trường Việt Nam sau khi gia nhập ATIGA hơn.

  • Xuất khẩu sang EU: EVFTA có hiệu lực từ 01/08/2020 đã mở ra cơ hội xuất khẩu đường chất lượng cao sang EU. Theo đó, hạn ngạch thuế quan với mức 10.000 tấn đường trắng và 10.000 tấn sản phẩm chứa trên 80% đường, và thuế suất 339 EUR/tấn đối với đường thô và 419 EUR/tấn đối với đường luyện sẽ giảm dần theo lộ trình. Phân khúc sản phẩm của SBT thuộc tầm trung và cao cấp nên có nhiều cơ hội xuất khẩu sang EU và các nước có hiệp định FTA với Việt Nam.

  • Hưởng lợi ngắn hạn từ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp:

Tháng 9/2021, Bộ Công Thương đã chính thức ban hành Quyết định số 2171 về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp (đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan bị cáo buộc lẩn tránh thông qua 5 nước ASEAN (Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia và Myanmar). Sau nhiều lần trì hoãn, ngày 1/8, BCT ban hành QĐ 1514 áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Myanmar. Cụ thể:

:small_orange_diamond:Tổng mức thuế áp dụng: 47,64% (Trong đó: Thuế CBPG là 42,99%; thuế CTC là 4,65%)
:small_orange_diamond:Hiệu lực: Từ ngày 08/08/2022 – 15/06/2026
:small_orange_diamond:Đối tượng áp dụng: Mặt hàng đường nhập khẩu từ Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Myanmar có sử dụng nguyên liệu đường của Thái Lan. (Đường nhập khẩu từ 5 quốc gia nếu chứng minh được sản xuất từ mía thu hoạch tại các quốc gia này sẽ không bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh).

:point_right: Với biện pháp bảo hộ trên của BCT, ngành đường nội địa kỳ vọng sẽ được hưởng lợi trong dài hạn và có cơ hội phục hồi để cạnh tranh lành mạnh với đường nhập khẩu.

  • Hưởng lợi từ việc giá đường thế giới tiếp tục neo ở mức cao so với năm 2021: Dự kiến giá đường sẽ neo ở mức 19 – 20 cent/Lbs (+5% so với đầu năm 2022).

  • Ước tính KQKD sơ bộ NĐTC 2021-2022 tích cực:

Thông tin cập nhật về phát triển vùng nguyên liệu tại Lào và Australia:

(1) Tại Lào: Tổng quỹ đất trồng mía Organic đạt 14.000 ha, trong đó đã trồng khoảng 4.000 ha. Đường Organic thành phẩm tập trung xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, hiện tại SBT nằm trong top 10 NSX đường Organic trên thế giới. NĐ 2020/21 và 2021/22, do ảnh hưởng của vấn đề đứt gãy chuỗi cung ứng, chi phí xuất khẩu sang Châu Âu tăng 6 – 7 lần, ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng xuất khẩu và lợi nhuận của sản phẩm này. Kỳ vọng nhu cầu sản phẩm này tăng trưởng trở lại khi tình hình vận chuyển toàn cầu ổn định hơn.

(2) Tại Australia: Mục tiêu trong năm 2022, hoàn tất sở hữu 1.000 – 3.000 ha. Dự kiến đến 2025, sở hữu 20.000 ha VNL tại Úc. Tổng vốn đầu tư hơn 100 triệu USD.

Rủi ro đầu tư:

(1) Biến động giá mía nguyên liệu nhập khẩu

(2) Rủi ro cạnh tranh về giá đường thành phẩm sau khi gia nhập ATIGA

(3) Rủi ro về tính trạng đường nhập lậu tràn qua Việt Nam ngày càng nhiều

(4) Tỷ lệ Nợ vay/VCSH tính đến 31/03/2022 lên đến 1,14 lần – cao hơn nhiều so với trung bình ngành (~0,7 lần) khiến chi phí lãi vay của SBT luôn ở mức cao (~30% LNG) và ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN.

1 Likes