Shuhari - Phương pháp học chứng khoán

Người Nhật có một phương pháp học mang tên Shuhari đã tồn tại tới 400 năm, còn được gọi với cái tên “Phương pháp học tối thượng”. Vậy phương pháp đó ra sao? Tính ưu việt của nó thế nào?
704474f0-1652-4445-bee1-f62060f70995-1680965946477-width600height360

Phương pháp Shuhari là gì?

  • Trong giới trà đạo, võ sĩ đạo và nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản, Shuhari được biết tới như phương pháp luận nhằm nhìn thấu sự vật, đồng thời biểu thị mối quan hệ thầy – trò và tác phong học tập.

  • Trong mọi lĩnh vực học tập, kinh doanh, thể thao…thì Shuhari được đánh giá là phương pháp thu được hiệu quả cao và tránh lãng phí về thời gian, công sức.

Giải thích đơn giản về Shuhari

Phương pháp Shuhari chia thành 3 giai đoạn: Shu (Tuân thủ) – Ha (Khám phá) – Ri (Tách ra).

  • “Shu”: giai đoạn học tập bằng cách ngoan ngoãn “bắt chước”, làm giống hệt, luôn tuân thủ những điều cơ bản và không hỏi lí do. Giai đoạn này giúp nắm vững kiến thức cơ bản. (Giai đoạn sơ cấp)

  • “Ha”: sau khi đã nắm vững căn bản ở bước “Shu” thì khám phá, tìm tòi, thử nghiệm những cái mới. Hoạt động này giúp hiểu rõ ý nghĩa của những gì được chỉ dạy ở bước “Shu”, khi hiểu rõ rồi thì sẽ nhớ lâu và nắm vững kiến thức. (Giai đoạn trung cấp)

  • “Ri”: bứt phá, rời bỏ những gì đã biết, sáng tạo ra những thứ phù hợp nhất với bản thân mình và tạo sự đột phá. (Giai đoạn cao cấp)

Tóm lại: Đầu tiền là bắt chước và lĩnh hội triệt để cái cơ bản (Shu). Sau đó, trên cơ sở gốc cơ bản ban đầu đưa ra thử nghiệm các phương thức và mô hình khác để hiểu sâu những điều đã được chỉ dạy (Ha). Cuối cùng là sáng tạo, tìm ra được phong cách của riêng bản thân và tạo ra sự đột phá (Ri).

Những điều cần lưu ý khi áp dụng phương pháp Shuhari.

  • Ở bước “Shu” điều quan trọng là phải “ngoan ngoãn”. Người ngoan ngoãn là người làm đúng theo các chỉ dẫn mà không cần phải thắc mắc lí do, chỉ cần bắt chước. Việc đặt câu hỏi “Tại sao?” là rất quan trọng, nhưng hãy cứ làm theo trước đã, bởi vì ở các bước sau bạn có thể tự suy ngẫm và tìm ra câu trả lời. Bởi vì điều gì tự nhận thức được sẽ nhớ lâu hơn việc được người khác nói cho.

  • Khi đọc cả chục cuốn sách, tham gia vài cuộc hội thảo kỹ năng nhưng nhận thức hay kỹ năng chẳng có thay đổi gì mấy? Rất có thể do đã không thực hiện tốt bước “Shu” – bắt chước, chúng ta đã không biến những thứ đọc được hay nghe được thành hành động. Bỏ qua bước “Shu” sẽ không thể đưa lý thuyết học được vào áp dụng thực tế. Hãy thử thực hiện một trong những điều đã học, chỉ cần làm chính xác những gì được hướng dẫn, mỗi một bước tiến nhỏ đó sẽ là tiền đề dẫn đến một cú nhảy vọt.

  • Nhiều người khi có ý định bắt đầu học một cái gì đó, họ không thích học theo một ai, lười tuân thủ những bước cơ bản, họ làm theo phương pháp của họ, thử và sai theo cách của bản thân mình. Tuy nhiên do không có nền tảng cơ bản nên họ không thể tiến bộ, bị mắc kẹt và sẽ bỏ dở việc học hành, hoặc phải trở lại và bắt đầu từ bước “Shu”. Điều đó lãng phí thời gian và công sức. Đó là hậu quả của việc bắt đầu quá trình học từ “Ri” chứ không bắt đầu từ “Shu”. Vậy nên hãy thuộc lòng những điều được dạy bảo ở bước “Shu“, nó là kim chỉ nam chúng ta có thể quay về khi lạc lối.

  • Hoạt động của bước “Ha” là tự do sáng tạo, thỏa thích thử các hướng đi mới, tự do làm những gì mình thích. Nhưng phải cẩn trọng, nếu quá mải mê có thể dẫn tới việc đi sai hướng, rồi dẫn tới việc không biết mình đang đi tới đâu, mục đích của mình là gì. Lúc này cần nhìn lại những điều đã học và ghi nhớ được ở bước “Shu”.

  • Binh pháp có câu: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, nghĩa là nhận định được chính xác thực lực và năng lực chiến đấu của quân địch cũng như của bản thân là vô cùng quan trọng. Phải đánh giá được mình đang ở giai đoạn nào trong phương pháp Shuhari. Nhiều người chưa đủ năng lực nhưng lại tự tin thái quá vào bản thân. Hệ quả là họ đang ở giai đoạn “Shu” nhưng lại muốn nhảy tắt qua giai đoạn “Ri” và bỏ qua sự cần thiết của giai đoạn “Ha” – giai đoạn giúp nắm vững và hiểu rõ kiến thức được dạy. Sáng tạo khi mà chưa có kiến thức nền tảng tốt thường đem lại một kết quả tồi.

Thực tế là nếu bạn bỏ ra vài giờ để học chắc kiến thức cơ bản, bạn có thể tiết kiệm cả trăm giờ cho những giai đoạn tiếp theo và sẽ tiến bộ rất nhanh. Đừng nên để ý nhiều 3 chữ cái.

Nguồn: Tổng hợp

2 Likes