Tản mạn về PTKT - Đường trung bình động MA

Chào anh em,

Cuối tuần rảnh nên chia sẻ cùng anh em một số kinh nghiệm của bản thân tôi về PTKT. Tôi có một chủ đề đã xóa về vấn đề này, trong đó có vài quy tắc mà tôi cho rằng sẽ hữu ích cho anh em mới. Anh em có thể xem hình bên dưới. Còn chủ đề ngày hôm nay sẽ là đường MA – một chỉ báo PTKT cụ thể. Không vòng vo nữa, bắt đầu.

1. Đường MA là gì
Tôi chả tự bịa ra đâu, đi copy thôi: “Đường trung bình động MA – Moving Average là đường trung bình của chuỗi giá cả trên thị trường của cổ phiếu trong một khoảng thời gian nhất định”. Đấy, đơn giản là thế. Nó có nhiều biến thể và công thức tính, tôi cũng chẳng để ý nhiều, nhưng có 2 loại MA tôi hay sử dụng: SMA và EMA.

  • SMA là trung bình cộng giá các phiên, chỉ có vậy.

  • EMA có công thức riêng, cũng là một dạng trung bình cộng nhưng có trọng số, ưu tiên sự biến động của các phiên gần nhất.

Nói chung là anh em không cần quá quan tâm sự khác biệt của của 2 em nó, so sánh vui thì hai đường MA này giống kiểu Iphone 11 với Iphone 13 thôi. Nói chung EMA có xu hướng bám sát đường giá hơn MA (do trong công thức có trọng số), do đó độ nhạy với biến động giá tốt hơn, nhưng ngược lại gặp hàng fa-ke cũng hơi nhiều. Anh em thông cảm, tôi hơi dốt toán nên trình bày hơi khó hiểu.

2. Công dụng của MA và cách sử dụng

Công dụng: Cái này thì anh em mới chắc cũng biết chứ chưa nói tới cao thủ: chỉ xu hướng.

Cách dùng: Anh em thường được khuyên MA hướng lên thì tăng, hướng xuống thì giảm, đi ngang thì…đi ngang. Giá phá lên trên đường MA thì mua, phá xuống thì bán. Biến thể của nó là giao cắt MA nhanh (chu kỳ nhỏ) và MA chậm (chu kỳ lớn), thằng con idol là Golden Cross, MA 50 cắt MA 200 từ dưới lên.

Như tôi đã nói trong chủ đề PTKT trước, nếu các bạn chỉ hiểu vậy và làm vậy thì không khác gì anh nông dân thế kỷ 10 vác khẩu AWM đi săn heo rừng, không biết cách khai thác và hiểu hết công dụng của MA, và dễ dính hàng pha ke (fakeout).

Bản chất của MA là trung bình động, nhưng ý nghĩa quan trọng của nó mà ít anh em để ý hoặc hiểu, chính là trong cần ấy phiên, nếu dòng tiền thông minh họ mua gom dần trong cái khoảng thời gian đó, thì khi giá tăng qua cái đường MA đó, nghĩa là về tổng thể lý thuyết là họ đang lời trên cái vốn đó, nếu giảm thì là họ đang lỗ.

Và hiểu được cái “simple” này, anh em sẽ hiểu được một số điều mà khi mới tìm hiểu anh em sẽ nghĩ nó là một “tiên đề”, tức là công nhận mà méo cần chứng minh.

 Tại sao lại hay dùng MA200, 50, 20…

200 là trung bình số ngày giao dich của khoảng 1 năm. Do đó đường MA200 sẽ đại diện cho biến động dài hạn, thể hiện sự mua gom của các nhà đầu tư dài hạn, vốn lớn. 50, 20, 10 suy luận tương tự. Hệ quả của nó, nếu anh em daytrading, thì nên dùng EMA nào? EMA 1 à? Chắc chắn là không. Nó sẽ là EMA 20-24, nhưng là trên khung h1. Anh em tự hiểu theo logic trên nhé. Và vẫn khung h1 anh em dùng EMA200 thì tôi lại chẳng biết để làm gì. Đấy chính là một trong những tiêu chí để lựa chọn thông số. Còn nhiều thứ khác liên quan đến việc chọn thông số này, nhưng tôi thích simple nên không care.

 Tại sao dùng giao cắt vàng vẫn tạch, giá cứ chọt lên chọt xuống chứu chả đâm rồi đi thẳng? Tại sao lại có khái niệm đường hỗ trợ là MA? Tại sao lại retest đường MA? Tại sao nên ra quyết định dựa trên sự phản ứng của giá khi điều chỉnh về MA?

Cái này thì theo bản thân tôi tự nhận ra, chả biết sai hay đúng, mà tôi dùng thấy ổn, anh em có thể tự kiểm chứng. Nó liên quan đến cái simple ở trên. Chả có con cá mập nào ngu đến nỗi gom cho chán, vừa định đánh lên thì bị MA bóc phốt rồi các con giời cá cơm lao vào đòi chung thuyền, rồi lại nhảy tàu sớm để ăn non úp cái bô vàng lên đầu cá mập. Nó lại chả đánh cho ói máu. Và đó là lý do khi giá qua MA hay bị dội ngược lại. Cá mập nó cũng không dại kích hoạt mua/ bán tháo ngược xu hướng nó gom để ăn bô tập 2, do đó khi nó vả cho giá bay về đường MA (là cái giá vốn trung bình của nó như nói ở trên) thì sẽ dừng vả để kiểm tra. Những cú rung lắc đó chỉ để rũ nhỏ lẻ. Các bạn sẽ lại hỏi, nếu ai cũng chờ retest thì cá mập sẽ lại giải vờ retest rồi lại úp lại….Thắc mắc cũng logic, nhưng có 2 điều trả lời cho câu hỏi này. 1 là không phải nhỏ lẻ nào cũng biết, mà biết cũng không phải ông nào cũng giữ được không bị FOMO, vì bạn hiểu khi giá phá qua MA thì cái xu thế của nó hứng hực lắm. Giống miếng mỡ treo miệng mèo nhỏ lẻ ấy. 2 là cá mập nó thừa biết lượng nhỏ lẻ đu theo nhiều hay ít để mà test mấy lần. Các bạn đều hiểu, những cái như MA, hỗ trợ, kháng cự là những thứ hết sức cơ bản, nhiều người tin dùng, nên nó thường hay đúng nhưng cũng là nơi cá mập săn mồi. Và đến đây thì bạn cũng sẽ hiểu thêm một vấn đề: tầm quan trọng của Volume. Trong khuôn khổ bài viết này tôi sẽ không nói nhiều về volume và cá mập.

 Vậy tại sao không mua dưới đường MA, gom lên thuyền cùng cá mập từ cầu cảng luôn, ăn cho lồi mồm.

Cái này thì khi nào anh em và tôi làm cá mập chúng ta cùng bàn nhé. Giờ muốn bàn thì tôi chịu, anh em có thể đọc lại bài của tôi “Các chỉ báo kỹ thuật nhận biết thầy ông nội dỏm và chứng chỉ lùa gà” để nhờ anh em khác tìm giúp thầy ông nội giải đáp.

Trường hợp nào nên dùng MA: Nói thật thì anh em lại hơi buồn, trong giai đoạn đi ngang dò đáy như hiện tại thì dùng không nổi, trừ khi anh em cutloss nhảy sông lụm được bí kíp để đi cùng cá mập từ cầu cảng như tôi nói ở trên. Dùng MA sẽ ổn khi thị trường bước vào một con sóng dài.

Chốt hạ phần này, đường MA nói chung là một chỉ báo PTKT có thể nói gần như thuần túy nhất (sau mỗi đường giá), đơn giản nhất, dễ hiểu nhất, dễ sử dụng nhất, dễ sai nhất và cũng dễ đúng nhất. Đơn giản vì nó được nhiều người biết nhất. Do đó anh em ngoài thực hành kết hợp học hỏi ra không còn cách nào khác. Trên thế giới có nhiều trader thành công chỉ xài mỗi một đường EMA. Cái quy tắc số 3 ở pic trước tôi nói với anh em là vì vậy.

3. Ví dụ thực hành: Tôi sẽ lấy VN30 cho đỡ đụng chạm cổ của anh em, và cũng là em bông hậu mà tôi ưng cái bụng nhất cho cái sở thích đỏ đen. Đây là giai đoạn tháng 3/2020, giai đoạn hot nhất trong những năm gần đây của chứng trường.

Anh em hãy tự giải thích theo logic của anh em và tham khảo thêm vài thứ tôi nói về MA ở trên nhé.

  1. Xu hướng của volume (khung 1)
  2. Phản ứng của giá trong khoảng thời gian volume đó (khung 2)
  3. Mối gian díu giữa các cây nến 3 & 4 và đường EMA
  4. Sau cái sự gian díu đó, điều gì xảy ra.

Anh em đừng bảo tôi ngon thì dự sắp tới nhé, chọn quá khứ lại chọn cái đẹp để đưa vào thì nói làm mẹ gì. Trả lười luôn, anh em có thấy hình nào đưa vào sách mà không đẹp không? Học thì Sin2 + Cos2 = 1, còn đi thi thì anh em biết phương trình lượng giác nó ntn rồi đấy.

còn dưới đây là bài hôm trước tôi nói chung chung về PTKT, anh em tham khảo:

5 Likes

Sau khi đã trải qua nhiều khoá đào tạo như hình bên trên thì tui đánh giá bài viết của chủ thớt ở mức Cao nhé . :rofl: :rofl: :rofl: :rofl: :rofl:

Vãi thím. Hẳn chứng chỉ phây - tu luôn. :sweat_smile:

Chuyện. Trên diễn đàn này nhiều Chứng chỉ lắm bác. :rofl: :rofl: :rofl: :rofl:

Mình học cùng khoá bạn có nhớ mình không :)))

A, mình nhớ rồi. Có phải bạn nữ ngồi bàn đầu hay giơ tay phát biểu không ? :wave: :wave: :wave:

Mình toàn phát biểu sai vì mải bán trà đá đó :)))