Tar - Cổ phiếu gạo vốn hóa quá nhỏ so với đà tăng trưởng

Hello nhà đầu tư, đầu cơ !!

Mình chia sẻ về cổ phiếu Tar

  • Có thể nói về ngành Gạo thì Trung An đã trở thành một trong những công ty đứng đầu ngành chế biến gạo sạch và xuất khẩu gạo qua các thị trường lớn như: Mỹ, khối Châu Âu… Hơn thế nữa, vị thế của công ty ngày càng vững vàng và được các công ty , tập đoàn lớn trong nước như Vingoup, Tổng lương thực Miền Nam… ký hợp đồng. Được sự tin tưởng của các đối tác, hệ thống phân phối siêu thị trải dài khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước.
  • Là đơn vị quản lý đất trồng lúa sạch lớn nhất việt nam
  • Đạt các chứng chỉ quốc tế trong sản xuất Gạo Sạch - Gạo hữu cơ: Gạo ST24, Gạo thơm ST25, Gạo hữu cơ lài sữa, tím than, việt đài…
  • Thông tin hỗ trợ luận điểm đầu tư:
  1. Trung Quốc mở cửa hoạt động bình thường mới, sản lượng Gạo tăng sau 2 năm đình trệ:
    Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc nhờ đâu tăng mạnh cả lượng và giá?
    14/03/2023 15:37 GMT+7

  2. Gạo Việt Nam đạt các chứng chỉ chất lượng Gạo Sạch, cánh đồng mẫu lớn
    Giá gạo Việt xuất khẩu tăng cao nhất 2 năm
    Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 08/02/2023 14:33 GMT+7

  3. An ninh lương thực do bất ổn địa chính trị và bảo hộ lương thực tại các nước lớn hạn chế xuất khẩu: Ấn Độ, nguồn cung lương thực khan hiếm hơn từ Ukraine, thời tiết các năm tới cực đoan hạn hán

  4. Trung An là đơn vị tiên phong trồng cánh đồng mẫu lớn để xuất khẩu Gạo sạch qua các nước lớn: Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc…

Mục tiêu dài hạn về vùng đỉnh cũ 3x cho nđt kiên trì nắm giữ !!
Mời các nhà đầu tư, cổ đông cùng trao đổi góp ý thêm…

đồng hành cùng doanh nghiệp Tar nào… Nén càng lâu thì bật càng mạnh!! Mùa thu hoạch đang nở rộ trên tất cả cánh đồng ….trong khi giá lúa đang neo cao và ngành nghề lương thực luôn là kênh trú ẩn an toàn.
Khi dòng tiền cùng nhìn về ngành lúa gạo thì em ấy sẽ bay rất cao vì trên sàn có mấy mã ngành này đâu.

khả năng giá 12.x sẽ không còn nữa…

Thứ 4, 29/03/2023 | 09:34
Thông tin thị trường và khuyến nghị đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo

Đọc bà

Trước tín hiệu nhu cầu từ các thị trường trọng điểm như Indonesia, Philippines, Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương đề nghị các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo chủ động theo dõi sát tình hình thị trường, đánh giá đẩy đủ các cơ hội cũng như rủi ro để xây dựng phương án giao dịch, ký kết hợp đồng phù hợp, đảm bảo hiệu quả xuất khẩu và góp phần tiêu thụ hết thóc, gạo hàng hóa cho người nông dân với giá có lợi.

Bên cạnh đó, lưu ý phương án phòng ngừa các rủi ro về giá cả, thanh toán và giao hàng trong bối cảnh tình hình thương mại thế giới đang chịu nhiều tác động.

Ngoài ra, Cục Xuất nhập khẩu đề nghị các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo thường xuyên cập nhật tình hình cho Hiệp hội lương thực Việt Nam và Bộ Công Thương để phục vụ công tác điều hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo cũng như kịp thời có biện pháp hỗ trợ thương nhân (nếu cần).

Ngày 27/3, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia đã có văn bản gửi Cục Xuất nhập khẩu về việc nhập khẩu gạo dự trữ quốc gia của Indonesia trong năm 2023. Theo đó, Chính phủ Indonesia mới đây đã thông báo một số thông tin liên quan đến dự trữ gạo quốc gia trong năm nay, cụ thể:

1. Nhập khẩu 02 triệu tấn gạo dự trữ quốc gia trong năm 2023

Thông tin báo giới Indonesia ngày 27/03/2023 cho biết, sau phiên họp do Tổng thống Joko Widodo chủ trì bàn thảo về đảm bảo lương thực, thực phẩm và công tác chuẩn bị cho kỳ nghỉ lễ hồi giáo Idul Fitri năm 1444H (2023) vào ngày 24/03/2023 vừa qua, Chính phủ Indonesia đã ra quyết định sẽ nhập khẩu 02 triệu tấn gạo dự trữ quốc gia trong năm 2023, trong đó 500.000 tấn sẽ được thực hiện sớm nhất có thể.

Theo Chính phủ Indonesia, lượng gạo dự trữ quốc gia nhập khẩu sẽ được sử dụng vào chương trình bình ổn giá gạo, hỗ trợ gạo cho 21,53 triệu hộ nghèo và sử dụng cho các mục đích khác. Cơ quan hậu cần quốc gia-Preum Bulog tiếp tục được chỉ định là đầu mối nhập khẩu.

2. Gia tăng lượng gạo thu mua dự trữ từ 1,2 lên 2,4 triệu tấn

Liên quan tới gạo dự trữ quốc gia trong năm 2023, Indonesia đã quyết định gia tăng lượng gạo thu mua dự trữ lên 2,4 triệu tấn thay vì khoảng 1,2 triệu tấn như hiện nay nhằm đảm bảo an ninh lương thực.

Indonesia có kế hoạch thu mua 70% lượng gạo trong tổng số 2,4 triệu tấn trong vụ thu hoạch chính (từ tháng 02 đến tháng 04). Theo Cơ quan thống kê Indonesia, sản lượng thóc thu hoạch của nước này trong từ tháng 01-04/2023 ước đạt 23,82 triệu tấn tương đương với 13,79 triệu tấn gạo, tăng 0,56% so với cùng kỳ năm 2022. Theo Bộ Nông nghiệp Indonesia, trong năm 2023 nước này phấn đấu đề ra mục tiêu sản xuất 54,5 triệu tấn thóc tương đương với 32,07 triệu tấn gạo tương đương với mục tiêu năm 2022. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp Indonesia dự báo hiện tượng EL Nino có thể xảy ra gây hạn hán vào từ tháng 5-7/2023 vì vậy có khả năng sẽ ảnh hưởng tới diện tích và sản lượng ở vụ thu hoạch tháng 7-8/2023.

Tuy đang trong vụ thu hoạch chính nhưng tình hình thu mua gạo dự trữ trong nước hiện đang gặp rất nhiều khó khăn. Theo Cơ quan hậu cần quốc gia, cơ quan này mới chỉ thu mua được cho đến nay 60.000 tấn trong khi lượng gạo dự trữ hiện có trong kho (tính đến trước ngày 25/03/2023) chỉ còn vào khoảng 280 nghìn tấn.

Các chuyên gia nhận định, sự khó khăn trong việc thu mua bắt nguồn từ việc nguồn cung nội địa khan hiếm do lượng lúa gạo thu hoạch thấp hơn dự kiến do ảnh hưởng của thời tiết mưa nhiều trong những tháng đầu năm 2023, sự thiếu chính xác về số liệu thống kê diện tích gieo trồng cũng như cơ chế thu mua do nhà nước ấn định giá bất cập, không theo cơ chế thị trường (Giá thu mua hiện nay của nhà nước thấp hơn giá thu mua của khu vực tư nhân và giá gạo bán lẻ thực tế tại các chợ truyền thống cao hơn giá bán lẻ cao nhất do nhà nước ấn định; tuy vào ngày 11/3/2023 vừa qua, Indonesia đã tăng giá thu mua đối với thóc trực tiếp từ nông dân lên 5.000 Rp/kg từ mức 4,200 Rp/kg và ấn định giá bán lẻ gạo cao nhất, giá điều chỉnh tăng theo từng vùng, trong đó vùng có mức tăng thấp nhất đối với gạo phẩm cấp trung bình có mức giá mới là 10,900 Rp/kg so với mức 9,450 Rp/kg trước đó và giá gạo phẩm chất cao tăng lên 13,900 Rp/kg). Trong khi đó, giá gạo bán lẻ trên thị trường trong tháng 03/2023 vẫn đang có xu hướng gia tăng. Cụ thể, theo thống kê của Trung tâm thông tin giá lương thực Indonesia, tính từ 01-20/3/2023, giá bán lẻ trung bình đối với gạo phẩm cấp thấp đã tăng thêm 150 Rp/kg tương đương 1,24% lên mức 12,250 Rp/kg; gạo phẩm cấp trung bình tăng thêm 50 rp/kg tương đương 0,38% lên mức 13.200 Rp/kg; gạo phẩm cấp cao ổn định ở mức 14.200-14.700 Rp/kg (tùy theo phẩm cấp). (Tỷ giá bình quân 1USD đổi 15.200 Rp.

Theo số liệu thống kê của cơ quan Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2023, thị trường Indonesia là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ 03 của Việt Nam sau Phi-líp-pin và Trung Quốc. Lượng gạo xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm 2023 đạt 143.786 tấn, tương đương 67,31triệu USD, giá bình quân 468 USD/tấn, tăng mạnh 33.732% về lượng và tăng 30.355% kim ngạch nhưng giảm 10% về giá so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 16% trong tổng lượng và chiếm 14,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu

Xem Tar nén đến bao giờ ???

https://www.youtube.com/results?search_query=trunganprice

Công ty lớn mạnh nhanh quá

2 mốc cản : 12.7 và 14. tiền về hết các mốc trên thì tar sẽ kết thúc pha tích lũy và sẽ tăng mạnh sau đó.

Tổng cục thống kê quí 1/2023 cũng có rồi đó: https://www.gso.gov.vn/tin-tuc-thon…i-ve-tinh-hinh-gia-thang-3-va-quy-i-nam-2023/

1.1. Lương thực (+0,28%)

Chỉ số giá nhóm lương thực tháng 3/2023 tăng 0,28% so với tháng trước, trong đó chỉ số giá nhóm gạo tăng 0,27% (Gạo tẻ thường tăng 0,42%; gạo tẻ ngon giảm 0,27%). Giá gạo tại miền Bắc tương đối ổn định, nguồn cung đáp ứng đủ nhu cầu. Tại miền Nam, giá gạo tăng do nhu cầu nhập khẩu gạo để dự trữ của các nước trước bất ổn về kinh tế, chính trị, biến đổi khí hậu và nguồn cung bị đứt gãy ở nhiều quốc gia.

Có ngay đơn hàng xuất khẩu 2-2.4tr tấn Gạo qua Indonesia và cục hải quan chủ động phối hợp hỗ trợ dn xúc tiến: Doanh nghiệp xây dựng phương án xuất khẩu gạo phù hợp
Chắc ko chỉ mỗi Indo đâu nhỉ? còn nhiều nước cần tích trữ lương thảo lắm…

Đi theo vĩ mô sóng ngành Gạo

1 Likes

Vẫn trong pha tích luỹ

Cả f247 ko quan tâm đến tar…. xác định ngon rồi!!

Kiên trì nắm giữ cho đến ngày hái quả ngọt, gạo Việt đang trong vị thế lịch sử…

Xuất khẩu gạo tháng 3 tăng mạnh cả về lượng và giá trị
Thứ Hai, 16:31, 03/04/2023

VOV.VN - Kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản quý 1 năm 2023, ước đạt 6,86 tỷ USD, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 8,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao trong nhóm này gồm có: rau quả, tăng 10,6%; nhân điều tăng 14,2%; gạo tăng 30,2%.

Liên quan tới mặt hàng gạo, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã có một số trao đổi với phóng viên về việc hỗ trợ xuất khẩu…

Đối với thị trường bên ngoài, yếu tố khách quan thì chúng ta thấy hiện nay Ấn Độ vẫn đang duy trì lệnh cấm xuất khẩu gạo thì cũng tạo ra sự khan hiếm nhất định trên thị trường thế giới. Trong khi đó, các nước như Trung Quốc, Philippines, Indonesia cũng đang có nhu cầu mua gạo tăng trở lại.

Đặc biệt là với Indonesia, lượng gạo của Việt Nam xuất khẩu sang mặc dù số lượng còn thấp nhưng mức độ tăng trưởng rất cao thì cũng là một tiềm năng về thị trường lớn trong tương lai.

- Vậy ông có dự báo như thế nào về hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm nay, ở cả góc độ thị trường cũng như là dư địa cho xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam?

Ông Trần Thanh Hải: Hiện nay, sản xuất gạo trong nước duy trì rất tốt, về cơ bản chúng ta sẽ có được nguồn cung xuất khẩu gạo ổn định. Còn đối với vấn đề thị trường, nếu Ấn Độ vẫn tiếp tục duy trì lệnh cấm xuất khẩu gạo của họ thì đấy cũng là điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng như là các thị trường xuất khẩu gạo khác.

Bên cạnh đó, việc các nước đang mở rộng nhu cầu mua, đặc biệt là các thị trường truyền thống của Việt Nam, như: Trung Quốc, Philippines cũng sẽ giúp cho chúng ta có thể đảm bảo được lượng gạo xuất khẩu năm nay, phấn đấu đạt lượng xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn.

- Thưa ông, ngoài các thị trường truyền thống thì Việt Nam cũng đã tiếp cận được một số thị trường cho giá trị cao như là thị trường EU và tận dụng được những cơ hội từ Hiệp định EVFTA. Ông nhìn nhận như thế nào về cơ hội này?

Ông Trần Thanh Hải: Về thị trường Liên minh châu Âu (EU), so với các thị trường khác khối lượng xuất khẩu không phải là nhiều nhưng lại được chủng loại gạo cao cấp, đặc biệt là gạo thơm.

Sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) được ký kết, các bộ, ngành của Việt Nam, như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương đã tạo điều kiện cấp giấy chứng nhận để giúp cho hoạt động xuất khẩu gạo đặc biệt là gạo thơm của chúng ta sang thị trường này.

Đến nay có thể nói là mức tăng trưởng cũng rất là tốt. Tôi cũng hy vọng cùng với EU chúng ta cũng có thể gia tăng lượng gạo xuất khẩu sang những thị trường cao cấp khác như Nhật Bản, Hoa Kỳ.

hưởng lợi cho việc này là nông nghiệp nhé, cụ thể là gạo do chi phí đầu vào thấp trong khi sản lượng và giá gạo đang tăng rất tốt !!