Thặng dư thương mại tăng cao kỷ lục. Tiềm năng của thị trường chứng khoán nằm ở mã ngành nào?

“Thặng dư thương mại” là một chỉ số kinh tế của “Cán cân thương mại tích cực”, thể hiện Xuất khẩu lớn hơn Nhập khẩu của 1 quốc gia.

  • Thặng dư thương mại có thể tạo ra việc làm và tăng trưởng kinh tế. Khi có Thặng dư thương mại, sẽ kích thích khả năng sản xuất để xuất khẩu, từ đó tạo ra nhiều việc làm cho người dân. Bên cạnh đó, thặng dư thương mại sẽ giúp Việt Nam dự trữ 1 lượng Dolar lớn giúp ổn định tỷ giá.

=> Có thể nói đây là chỉ số quan trọng mà nhà đầu tư cần quan tâm. Xem bài viết này để hiểu rõ hơn về tình hình Thặng dư thương mại của nước ta hiện nay và Mức độ tác động đến các cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán nhé.

I. THẶNG DƯ THƯƠNG MẠI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 CAO KỈ LỤC

=> Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu đạt 164.7 tỷ USD, giảm 12% so với cùng kỳ, nhập khẩu đạt 151.8 tỷ USD, giảm 18.4%.

  • Xét theo khối doanh nghiệp, tình hình thương mại của khối FDI và trong nước không có sự khác biệt trong mức độ sụt giảm, xuất khẩu khối FDI đạt 120 tỷ USD trong nửa đầu năm, giảm 12.1% so với cùng kỳ.

  • Trong khi đó, xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước đạt 44.4 tỷ USD, giảm 11.6% so với cùng kỳ. Thặng dư thương mại tiếp tục mở rộng trong tháng 6 lên 3.1 tỷ USD, cao hơn 1 tỷ USD so với tháng trước.

=> Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2023, Việt Nam ghi nhận mức Thặng dư thương mại cao kỷ lục là 12.8 tỷ USD, cao hơn mức Thặng dư của cả năm 2022 .

  • Bên cạnh đó, NHNN ước tính đã mua ròng 6.3 tỷ USD, nâng dữ trự ngoại hối lên khoảng 91 tỷ USD, tương đương 3.5 tháng nhập khẩu.

=> Có thể đánh giá Thặng dư được cải thiện mạnh mẽ sẽ góp phần ổn định tỷ giá VND. Từ đó, Việt Nam cũng không quá lo ngại về việc chênh lệch tỷ giá như giai đoạn năm 2022.

II. CHỈ BÁO TÍCH CỰC VỀ NHU CẦU XUẤT KHẨU

  1. Xu hướng xuất khẩu các ngành nghề
  • Xu thế giảm giá hàng hóa trên toàn cầu và lượng đơn đặt hàng thấp là nguyên chính khiến giá trị xuất khẩu của Việt Nam sụt giảm từ đầu năm. Sự sụt giảm được ghi nhận ở hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, bao gồm: Điện thoại và Linh kiện, Điện tử, Dệt may, Thuỷ sản,…

  • Một số nhóm ngành đã có sự tăng trưởng trở lại trong quý 2, chấm dứt chuỗi suy giảm 3 quý liên tiếp là: Thuỷ sản, Dệt may, Túi xách & Giày dép, Gỗ, Sản phẩm từ Cao su & Chất dẻo.

  • Xuất khẩu các mặt hàng Điện tử và Máy móc thiết bị ghi nhận tăng trưởng âm quý thứ ba liên tiếp. Tuy nhiên, mức giảm đã dần thu hẹp và kỳ vọng sẽ cải thiện trong các quý tiếp theo.

  • Một số ngành vẫn đứng vững là xuất khẩu nông sản (rau quả, điều, gạo, đá quý, giấy và phương tiện vận tải.

  • Bên cạnh đó là các thông tin giảm thuế sẽ hỗ trợ tích cực cho nhu cầu xuất khẩu của Việt Nam. Điển hình như thông tin Israel bãi bỏ thuế nhập khẩu đối với mặt hàng sữa các loại sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp sữa Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.

  1. Thị trường xuất khẩu Mỹ
  • Xét theo thị trường xuất khẩu, sự suy giảm trong nhu cầu tại Mỹ đã khiến cho xuất khẩu sang nước này giảm 22.1% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm 2023.

  • Tổng tồn kho của các doanh nghiệp Mỹ tăng mạnh là một trong những yếu tố quan trọng nhất khiến số lượng đơn đặt hàng mới cho hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh trong giai đoạn Q4/2022 đến Q2/2023.

=> Tuy nhiên, tồn kho tại Mỹ đã có dấu hiệu đạt đỉnh vào cuối Q1/2023 và dự kiến sẽ giảm trong những quý tiếp theo. Tồn kho tại các nước phát triển giảm sẽ kích thích nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

  1. Thị trường xuất khẩu Trung Quốc
  • Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc bắt đầu cải thiện từ tháng 5, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc trong nửa đầu năm chỉ giảm 1% so với cùng kỳ.

  • Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc vừa cho biết GDP quý 2/2023 của Trung Quốc chỉ tăng trưởng 6.3% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cao hơn mức tăng 4.5% của quý 1/2023, nhưng thấp hơn nhiều so với dự báo tăng 7.3% được các chuyên gia phân tích đưa ra trước đó.

  • Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023, Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp kích thích tăng trưởng trong nửa cuối năm.

=> Dựa vào kỳ vọng này, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục cải thiện trong nửa sau của năm 2023.

III. NHẬN ĐỊNH

  • Như vậy, trong 6 tháng đầu năm 2023, Việt Nam ghi nhận mức Thặng dư thương mại cao kỷ lục là 12.8 tỷ USD, cao hơn mức thặng dư của cả năm 2022. Đây là điểm sáng quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam

  • Bên cạnh đó, các thị trường xuất khẩu trong nửa cuối năm 2023 sẽ tiếp tục hồi phục mạnh mẽ nhờ vào lượng hàng tồn kho ở thị trường Mỹ bắt đầu tạo đỉnh và sụt giảm sẽ kích thích nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Ở thị trường Trung Quốc sẽ tiếp tục cải thiện nhờ vào các chính sách kích thích tăng trưởng của Quốc gia này trong giai đoạn cuối năm.

  • Có thể đánh giá Thặng dư thương mại Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì và tăng lên, với việc Thặng dư thương mại nhiều sẽ giúp Việt Nam tích trữ Dolar nhiều, từ đó giảm sức ép về tỷ giá trong trường hợp Mỹ tiếp tục tăng lãi suất

  • Ngoài ra, khi tỷ giá cố định sẽ giúp cho Ngân hàng nhà nước tiếp tục hạ lãi suất điều hành và tăng trưởng tín dụng. Từ đó nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phục hồi và phát triển trong giai đoạn cuối năm 22023.

  • Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu hồi phục, các ngành nghề liên quan sẽ xuất khẩu nhiều hơn, tăng trưởng doanh thu lợi nhuận, từ đó sẽ xuất hiện những doanh nghiệp tiềm năng để đầu tư trong giai đoạn cuối năm 2023.

Nguồn: st (SimpleInvest)