Thị trường tuần này có những kịch bản nào?

Chuyên mục: REVIEW thị trường tuần trước và đánh giá các kịch bản thị trường tuần này

Thị trường điều chỉnh nhẹ cuối tuần trước vẫn tương đối ổn. Vẫn là các đợt chốt ngắn hạn không đủ lớn để ép biên độ giảm giá đủ rộng. Dòng tiền vẫn mua đỡ giá thấp, xoay vòng giữa các nhóm cổ phiếu. Đó là trạng thái thị trường khả quan.

Thanh khoản của VNI sụt giảm 11% về giá trị và 8% về khối lượng trong phiên cuối tuần, nhưng độ rộng tốt. Chỉ 24% số mã đỏ là giảm trên 1% và tương đương khoảng 14% số mã có giao dịch.

Nhìn chung biên độ giảm dưới 1% thì cổ phiếu chỉ là trồi sụt thông thường hàng ngày khi cung cầu thay đổi. Hoặc là áp lực chốt lời quá nhẹ, hoặc bên bán không muốn bán rẻ. Kết hợp giữa biên độ dao động và thanh khoản cho thấy người cầm cổ vẫn có sự tự tin.

Thực ra việc chốt lời không có gì là khó và không sai, cái khó hơn là chốt xong thì tiền để làm gì? Trong một thị trường sôi động và đang trong đà đi lên, việc rút tiền khỏi giao dịch là điều rất khó. Mỗi vị thế có lãi giống như một liều thuốc kích thích, làm tâm lý tê trong sung sướng và cảm giác đầy tự tin. Cảm giác đó thôi thúc giao dịch nhiều hơn.

Phía ngược lại, khả năng chốt non, thoát sớm và nhìn giá cổ phiếu tiếp tục tăng là điều rất hay xảy ra. Cứ nhìn như các cổ phiếu nhóm chứng khoán, thanh khoản tăng rất cao các phiên trước, giá có vài ngày “lảo đảo” giống như kiệt sức, nhưng rồi lại tiếp tục đi lên. Biên lợi nhuận 15-20% đã rất “phê” nhưng giờ nhiều mã tới 40-60%.

Nói tóm lại thị trường đang trong trạng thái kích thích giao dịch, nên dòng tiền khó lòng rời bỏ. Chốt lời mã này xong sẽ lại tìm đến mã khác. Kết phiên cuối tuần mức khớp 2 sàn khoảng 15,2k tỷ, giảm nhẹ 10% so với phiên liền trước và trung bình tuần này là gần 16,6k tỷ/ngày. Đó là mức thanh khoản cao ổn định. Vẫn giữ quan điểm rằng tiền lúc này không còn dồi dào như trước, nên giao dịch 15-20k tỷ/phiên là rất tốt rồi. Mức này cũng sẽ khiến quá trình phân phối nếu xảy ra sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Hiện các yếu tố hỗ trợ về thông tin đang nhạt dần, nên dòng tiền tới đây sẽ mang tính quyết định. Nếu không đủ nhanh nhạy thì đây không còn là lúc tái cơ cấu danh mục nữa, vì xác suất chọn sai sẽ tăng dần lên. Mặt khác cũng không nên đánh gấp thếp quá lớn hay sử dụng đòn bẩy cao, vì tâm lý chiến thắng thực ra rất dễ dẫn đến sai lầm. Thị trường có thể đi ngang vài phiên rồi bùng nổ tiếp. Nếu các trụ kiềm chế chỉ số để cổ phiếu tăng sẽ là kịch bản tốt nhất.

👉👉👉Các kịch bản thị trường :

  1. Các thông tin vĩ mô quan trọng

Số liệu việc làm tốt của Mỹ với hơn 528k việc làm mới, lương tăng 0,5% => Triển vọng suy thoái kinh tế suy giảm, nền kinh tế diễn biến lạc quan hơn. Nhưng điều này có thể khiến FED sẽ mạnh tay tăng lãi suất ( vì đây vẫn là mục tiêu được ưu tiên/và có lý do chính đáng là kinh tế Mỹ chưa suy thoái) với mức 0.75% vào tháng 9.2022, và cuối năm đưa mặt bằng lãi suất cơ bản lên 3,25-3,4%. Đánh giá tin này dưới góc độ sẽ tác động dòng tiền

Lập luận 1: Kinh tế chưa suy thoái: => DN vẫn làm ăn tốt, có triển vọng lợi nhuận cao ( trên 60% doanh nghiệp Mỹ của SP500 báo cáo LN tăng trưởng) => Kỳ vọng cho NĐT dài hạn. Những doanh nghiệp vượt trội về KQKD vẫn được ưu tiên => TTCK diễn biến ổn định, trạng thái sideway là chính (không bi quan nhưng cũng không quá lạc quan)

Lập luận 2: Nền kinh tế Mỹ vẫn ổn nên mục tiêu kiềm chế lạm phát vẫn được ưu tiên => FED tăng lãi suất => Thu hẹp dòng tiền vào TTCK => Giảm tính đầu cơ/đầu tư bằng đòn bẩy, một phần dòng tiền sẽ chuyển sang các kênh an toàn hơn => TTCK sẽ sụt giảm mạnh (cổ tốt xấu đều bị bán ở thời điểm mà dòng tiền ngắn hạn rút đi) => Sự phân hoá rõ rệt ở 2 nhóm. KQKD yếu, tài chính kém lành mạnh tiếp tục bào mòn và giảm sâu VÀ nhóm KQKD tích cực, dòng tiền DN mạnh, cân đối tài chính tốt sẽ là điểm tựa cho NĐT dài hạn, và triển vọng giá cp tăng trưởng mức vừa phải.

Tuy nhiên, FED tăng lãi suất sẽ có tác động theo chiều hướng xấu nhiều hơn (lập luận 2 có xác suất cao hơn). TTCK Mỹ nằm trong xu hướng điều chỉnh ít nhất là cuối 2022 – đầu 2023, với các nhịp hồi nhẹ đan xen.

  1. Dự báo diễn biến ngắn hạn của VNINDEX

Trong nhịp hồi vừa qua: Chỉ số VNI hồi được +8,86%, VN30 +5,56% => Penny, midcap hồi tốt hơn (đây cũng là những cổ phiếu giảm sâu hơn mặt bằng chung của chỉ số => tuần này sẽ tìm điểm cân bằng). Những mã ảnh hưởng mạnh tới VN30

  • Nhóm hỗ trợ tăng điểm: BID, CTG, VNM, SAB, HDB, MBB, BVH,…

  • Nhóm kéo xuống: VIC, HPG, MWG

  • Nhóm đi ngang: TCB , VPB, MSN

So sánh với các chỉ số chính của TTCK Mỹ: DJI hồi +9,7% , phiên cuối tuần vẫn giằng co (hồi nhẹ) nhưng điểm số vẫn trong vùng rũ sau nhịp hồi thứ nhất. Giằng co do sợ FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất mạnh tay, tuy nhiên nhìn vào 5 phiên liền trước cho thấy cầu vẫn giữ giá tốt, các nhịp rung mạnh được cân bằng nhanh chóng => tiền vẫn hoạt động tích cực. chỉ số SP500 hồi +13%, diễn biến tương tự DJI. Tương quan giữ 2 chỉ số này với các chỉ số đại diện TTCK VN thì NĐT có thể hình dung DJI tương tự VN30 và SP 500 tương tự VNINDEX (tuy nhiên cơ cấu các nhóm ngành có sự khác nhau nhiều, đây đang xét về đặc đính đầu cơ – dòng tiền).

  • Điểm cộng cho VNINDEX tuần qua là nhịp giảm mạnh và sốc của TTCK châu Á mấy phiên vừa qua không gây sức ép lớn cho tâm lý NĐT trong nước => Tiền đang chiếm ưu thế/Tâm lý tích cực.

Kịch bản dự báo ngắn hạn của VNINDEX theo diễn biến dòng tiền nội tại và kết hợp động thái từ TTCK Mỹ :

Kịch bản 1: DJ, SP500 tiếp tục phục hồi => VNI sẽ hồi mạnh mẽ hơn, lấp GAP lại 1280

Kịch bản 2: DJ, SP500 đi ngang, giằng co: VNI sẽ hồi lên vùng 1265, và rung lắc (1245-1265), vùng chưa được lấp GAP

Kịch bản 3: DJ, SP500 giảm mạnh, kết thúc sóng hồi => VNI sẽ đi ngang, và bào mòn về vùng 1210-1220.

Kịch bản 1 được đánh giá cao hơn với xác suất 60%, 2 kịch bản còn lại xác suất 20%

Nếu có băn khoăn thắc mắc hãy comment bên dưới.

1 Likes