Tình hình thị trường BĐS năm 2023

, , , , ,

Thị trường năm 2023 sẽ có nhiều điểm sáng tích cực để phục hồi và không rơi vào khủng hoảng, việc hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ sẽ giúp sẽ giúp cho thị trường BĐS phát triển. Đầu tư FDI tiếp tục tăng tạo động lực cho BĐS KCN và khu dân cư. Nnững chính sách mới ra đời cũng giúp chuẩn hóa và minh bạch thị trường BĐS. Cùng với đó, quá trình đô thị hóa vẫn phát triển tăng nhu cầu nhà ở đô thị.

Một yếu tố quan trọng không thể không nhắc đến là lãi suất các ngân hàng trung ương vẫn sẽ tăng trong quý I, quý II/2023. Lãi suất cho vay của ngân hàng Việt Nam có thể tăng đến hết quý II/2023. Đến giữa 2023 thị trường sẽ ổn định trở lại, xuất hiện đầu tư lướt sóng ở một số khu vực, các nhà đầu tư trung hạn bắt đầu giải ngân và thị trường trở về quỹ đạo ban đầu của nó.

Mình sẽ liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về BĐS ở phía dưới

26 Likes

Có nhiều chuyên gia và nhà đầu tư vẫn lạc quan đặt niềm tin vào sự tươi sáng của thị trường bất động sản 2023. Theo ông, liệu sẽ có sự thay đổi tích cực rõ nét trong kịch bản của kênh đầu tư này vào năm tới?

Ông Nguyễn Đức Lập: Tôi có niềm tin rằng với những kinh nghiệm trong xử lý các cuộc khủng hoảng thị trường bất động sản trước đây, Chính phủ sẽ nhanh chóng khắc phục, giải quyết được những khó khăn trong giai đoạn này để khơi thông thế bế tắt cho thị trường bất động sản và cho nền kinh tế.

Những tín hiệu gần đây cho thấy đồng đô la Mỹ đã quay đầu giảm giá, lạm phát của Mỹ đã giảm đà tăng và nhiều dự đoán cho thấy FED sẽ giảm đà tăng lãi suất. Ở trong nước, năm 2023 sẽ là năm bản lề, chuẩn bị cho sự thay đổi toàn diện ở thị trường bất động sản ở một chu kỳ mới, một thời kỳ phát triển mới, minh bạch, ổn định và bền vững hơn khi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản mới được đồng loạt thông qua. Đây là 3 bộ Luật chính quyết định sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản.

Điểm sáng nhất của năm 2023 là nhiều quy hoạch tổng thể ở các địa phương sẽ được thông qua sau khi Quốc hội phê duyệt quy hoạch chung cấp quốc gia. Nhiều dự án hạ tầng chiến lược được triển khai rộng khắp sẽ góp phần kích thích thị trường bất động sản hồi phục.

25 Likes

Chính Phủ vừa có Nghị quyết số 156/NQ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2022 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2022, đồng thời kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, cung cấp vốn tín dụng kịp thời, đúng mục tiêu, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi nhanh, phát triển kinh tế - xã hội bền vững và hoạt động ngân hàng đúng hướng, an toàn, lành mạnh, bền vững.

Trong bối cảnh đó Chính phủ đã chỉ đạo điều hành quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo, kịp thời xây dựng và triển khai các Nghị quyết, Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 và Nghị quyết Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV; thành lập 03 tổ công tác để tập trung xử lý các vấn đề quan trọng, cấp bách, mới phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng, các thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản; yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.

Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tập trung triển khai các nhiệm vụ của Tổ công tác được thành lập theo Quyết định số 1435/QÐ-TTg ngày l7 tháng 11 năm 2022 về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sån cho các địa phương, doanh nghiệp… kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền có giải pháp tháo gỡ.

25 Likes

Đề xuất này nhận được sự đồng tình của các thành viên thị trường bởi theo Nghị định 49 của Chính phủ, ở các đô thị loại 1 như TP Hồ Chí Minh, các chủ đầu tư từ 2ha trở lên phải dành 20% quỹ đất ở để bố trí xây dựng nhà ở xã hội nhưng thực tế hiện nay, rất ít dự án đã hoàn thành xây dựng nhà ở xã hội theo giấy phép được cấp, số còn lại chưa hoàn thành, chưa tiến hành xây dựng hoặc chưa triển khai vì nhiều lý do.

Thay vào đó, Bộ Xây Dựng sẽ bổ sung quy định việc bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội. Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương trong từng thời kỳ phải bố trí quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội. Giải pháp này được cho là phù hợp với thực tiễn.

TS. Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam: “Chính phủ, cơ quan chức năng hoặc cơ quan chủ quản chủ động trong việc quy hoạch khu nào là nhà ở xã hội, khu nào là nhà ở thu nhập thấp như vậy sẽ tốt hơn cho người dân. Và đặc biệt là liên quan đến cơ sở hạ tầng, bởi cái này nó còn liên quan đến bài toán công ăn việc làm cho người dân, không chỉ đơn thuần tạo lập chỗ ở”.

Liên quan đến quy định này, TP Hồ Chí Minh cũng đề xuất các chủ đầu tư có thể lựa chọn linh hoạt 3 phương thức thực thi quy định này: Một là, đóng góp 20% quỹ đất ở để làm nhà ở xã hội; Hai là, đổi quỹ nhà bằng giá trị 20% quỹ đất đó theo giá đất đã được thẩm định; Hoặc nếu không thì phải đóng góp bằng tiền tương đương.

25 Likes

Ông Neil MacGregor, Giám đốc điều hành Savills Việt Nam, thị trường bất động sản bước vào năm 2022 với nhiều hy vọng phục hồi mạnh mẽ, mức tăng trưởng dự báo cao ở con số 8%. Tuy nhiên, những trở ngại từ nền kinh tế toàn cầu và một số yếu tố về mặt tài chính trong nước vào nửa cuối năm đã khiến thị trường có phần chững lại.

Ông Neil MacGregor nhìn nhận đây là thời điểm khó khăn với các chủ đầu tư trong nước khi niềm tin của người mua nhà đang giảm, những vướng mắc về khung pháp lý là nỗi đau đầu lớn với các chủ đầu tư, nguồn vốn khan hiếm do siết tín dụng kéo theo tính thanh khoản sụt giảm. Đồng thời chi phí xây dựng tăng lên.

“Có thể nói đây không phải là một môi trường kinh doanh lý tưởng với các doanh nghiệp”, ông nhận xét.

Theo Giám đốc điều hành Savills Việt Nam, cho đến khi những vấn đề về khung pháp lý được cải thiện, thị trường sẽ chứng kiến một số hệ quả chính như quá trình xây dựng bị gián đoạn cho thiếu vốn xây dựng, kéo theo doanh số bán sụt giảm. Vấn đề này sẽ kéo dài sẽ cho đến khi các chủ đầu tư có thể cung cấp các sản phẩm mới cho thị trường, đặc biệt là sản phẩm hạng B hạng C.

25 Likes

Nhà ở xã hội: Đối tượng ưu tiên số 1

Nói về chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về chính sách tiền tệ đối với bất động sản, Phó Thống đốc Đào Minh Tú thông tin: " Thời gian vừa qua, Thủ tướng cũng có chỉ đạo quan tâm đến lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là lĩnh vực giúp cho người dân có tiền mua nhà ở xã hội cũng như nhà ở phục vụ thực sự cho nhu cầu đời sống của người dân. Từ trước đến nay, NHNN luôn coi đây là một trong những lĩnh vực quan tâm và vẫn chỉ đạo các NHTM tạo điều kiện cho những lĩnh vực mua nhà ở xã hội của người dân được khơi thông cũng như có nguồn lực để người dân mua nhà ".

Thực tế, từ đầu năm tới nay, nhà ở xã hội là phân khúc mà nhiều chủ đầu tư lớn quan tâm với cam kết mạnh mẽ về nguồn cung. Ví dụ như Vinhomes, Sun Group, Hưng Thịnh… công bố sẽ triển khai hàng loạt dự án quy mô lớn lên tới hàng triệu căn nhà ở xã hội.

Chủ tịch Vinhomes Phạm Thiếu Hoa cho biết, theo kế hoạch doanh nghiệp sẽ hoàn thành 500.000 căn nhà ở xã hội trong vòng 5 năm tới, giá bán dự kiến khoảng 300-950 triệu đồng/căn.

Đánh giá tiềm năng phân khúc này, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, các gói hỗ trợ của Chính phủ hứa hẹn sẽ tác động cả trực tiếp và gián tiếp tới việc phát triển nhà ở xã hội. Như quy định cấp trực tiếp 15.000 tỷ đồng cho người thuê mua nhà ở xã hội trong 2 năm, hay quy định hỗ trợ lãi suất 2% cho các đơn vị đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong gói có quy mô 40.000 tỷ đồng. Điều này sẽ mang tới cơ hội không lo thiếu người mua, chỉ lo thiếu dự án.

25 Likes

Thanks ad đã cập nhật tin tức

16 Likes

Trao đổi với báo chí, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho hay, việc phân bổ tín dụng lần này có thể được xem là một trong những chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại tập trung huy động vốn và giảm lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi, tích cực kể cả về nguồn vốn và lãi suất cho doanh nghiệp, cho các dự án, chương trình cần thiết của nền kinh tế.

Theo vị Phó Thống đốc, với mức tăng từ 1,5-2%, tương đương với 240.000 tỷ đồng được cung ứng thêm cho nền kinh tế và Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hướng dòng tiền vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp phục vụ cho xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là phục vụ cho lĩnh vực có vai trò động lực cho tăng trưởng của nền kinh tế lúc này.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo các ngân hàng thương mại tạo điều kiện, khơi thông nguồn vốn cho người dân mua nhà ở xã hội.

Một số chuyên gia cho rằng, đây là tín hiệu tích cực tạo đà về mặt tâm lý đối với thị trường bất động sản đang gặp khó hiện nay.

Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), phần room tín dụng tăng thêm sẽ bổ sung nguồn vốn tín dụng cho sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cao điểm tháng 12 này và trước Tết Quý Mão. Điều đó là rất quan trọng trong bối cảnh thị trường bất động sản, các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư bất động sản đang rất khó khăn, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, trong đó có nhiều doanh nghiệp thiếu thanh khoản hoặc mất thanh khoản do thiếu dòng tiền hoặc âm dòng tiền.

Cũng theo ông Châu, nguồn vốn tín dụng bổ sung này sẽ còn tác động tích cực, lan tỏa đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp để vượt qua khó khăn hiện nay để dần trở thành kênh huy động vốn xã hội hóa quan trọng để chia sẻ, làm giảm bớt áp lực cho các tổ chức tín dụng, để các tổ chức tín dụng thực hiện chức năng chủ yếu là cung ứng vốn lưu động cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng tối đa không quá 30% nguồn vốn huy động ngắn hạn (tiền gửi tiết kiệm) để cho vay trung hạn, dài hạn theo lộ trình hạn chế dần tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, bất động sản của Ngân hàng Nhà nước.

“Đây không phải là để “giải cứu” thị trường bất động sản hay doanh nghiệp bất động sản mà Nhà nước chỉ hỗ trợ thông qua cơ chế chính sách, pháp luật tạo điều kiện để thị trường bất động sản tự điều chỉnh, tự điều tiết, đi đôi với một số giải pháp kích cầu trực tiếp hỗ trợ cho người mua nhà để ở, người mua nhà lần đầu với lãi suất hợp lý” – ông Châu đánh giá.

25 Likes

11 nội dung được đề xuất lựa chọn xin ý kiến Nhân dân:

Chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số;

Căn cứ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

Các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, trong đó có trường hợp thu hồi đất để thực hiện dự án đô thị, dự án nhà ở thương mại;

Nguyên tắc “đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ” khi bồi thường về đất trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất;

Quy trình giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với đất ở, đất sản xuất, kinh doanh;

Việc sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thông qua việc thỏa thuận về quyền sử dụng đất;

Việc mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân;

Việc mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa;

Việc cho phép chuyển nhượng, thế chấp quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hằng năm;

Nguyên tắc và phương pháp định giá đất;

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

24 Likes

image
CPI của Mỹ thấp hơn dự báo

25 Likes

con ủn nào là đại bểu nhân dân đánh nữ phục vụ gãy cả gậy golf thì xem lại tổ chức yếu kém bù nhìn bao giờ cho đến bao giờ???

3 Likes

có this có that, hy vọng thành phần này sẽ sớm bị loại trừ hết

24 Likes

Loại này chắc phải khai trừ khỏi đảng, cho đi tù

12 Likes

Dự báo thị trường bất động sản, vị chuyên gia cho rằng, hết năm 2022 còn trầm lắng, chỉ có thể phục hồi, phát triển lành mạnh hơn, minh bạch hơn và chuẩn mực hơn từ năm 2023 nhờ những bước tiến về môi trường pháp lý; triển vọng tăng trưởng kinh tế khả quan cùng với đà tăng trưởng của các hoạt động thương mại, đầu tư, tiêu dùng; sự phát triển hạ tầng đồng bộ, hiện đại; xu hướng chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ của cách mạng công nghệ 4.0; sự đa dạng của các nguồn lực tài chính…

Ông Lực cho rằng, bên cạnh các phân khúc truyền thống (nhà ở, khu công nghiệp, nghỉ dưỡng, văn phòng…), dự báo sản phẩm trên thị trường bất động sản sẽ ngày càng đa dạng, với sự xuất hiện và phổ biến hơn của một số phân khúc như bất động sản nghĩa trang, bất động sản số, bất động sản tâm linh, sức khỏe…

Tuy nhiên, ngành sẽ đối mặt với một số khó khăn, thách thức chính như cơ chế chính sách, pháp luật; thủ tục hành chính về thị trường bất động sản còn bất cập; áp lực lạm phát và tăng lãi suất; nguồn vốn cho thị trường bất động sản vẫn là bài toán thách thức - đặc biệt trong bối cảnh NHNN chủ trương đẩy mạnh tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên trong khi kiểm soát chặt chẽ các khoản cấp tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro (trong đó có đầu tư, kinh doanh bất động sản), việc phát hành trái phiếu dự báo sẽ chặt chẽ hơn; công tác quy hoạch còn chậm so với tốc độ đô thị hóa và sự phát triển của thị trường bất động sản; chất lượng hạ tầng còn bất cập; các thị trường hỗ trợ, liên thông với thị trường bất động sản còn non trẻ, chưa thực sự hiệu quả; hệ thống thông tin thị trường bất động sản chưa đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp và nhà đầu tư; ảnh hưởng của xung đột địa chính trị, thiên tai, dịch bệnh, môi trường, biến đổi khí hậu…v.v.

25 Likes

Đưa ra nhận định về thị trường bất động sản năm 2023, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho rằng sẽ có 2 kịch bản xảy ra.

Cụ thể, kịch bản thứ nhất là sau tết Quý Mão, Chính phủ sẽ có một số chính sách điều chỉnh. Thị trường sẽ dần ấm lên và ổn định đến cuối năm. Kịch bản 2 là thị trường bất động sản năm 2023 vẫn còn khó khăn bởi dòng vốn chưa được khơi thông.

Ông Đính cũng dự báo khả năng sẽ xảy ra theo kịch bản 1. Để thích ứng, doanh nghiệp bất động sản sẽ chủ động cơ cấu lại sản phẩm tại các dự án đang phát triển theo hướng phù hợp hơn với nhu cầu thị trường. Đồng thời, tập trung phát triển nhiều hơn các sản phẩm bất động sản có giá phù hợp tại các dự án mới, khi đó thị trường sẽ lưu thông và thanh khoản tốt hơn

25 Likes

Cả thị trường trông chờ vào năm 2023?

Theo các chuyên gia, điều doanh nghiệp “chờ ” lúc này là động thái tiếp theo của cơ quan quản lý nhà nước trong vấn đề giải tỏa cơ khát vốn hiện nay của thị trường như thế nào.

Theo một doanh nghiệp BĐS, thị trường địa ốc năm 2023 phụ thuộc vào các biến số quan trọng: Đầu tiên phải kể đến chính sách điều hành các kênh dẫn vốn cho thị trường BĐS bao gồm trái phiếu doanh nghiệp, tín dụng ngân hàng hay các quỹ đầu tư tài chính.

“Với nhu cầu phát triển hiện nay của thị trường BĐS nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở, thương mại dịch vụ, văn phòng cho thuê, cơ sở lưu trú, nghỉ dưỡng hay đất cho thuê nhà xưởng, KCN… cần có đủ nguồn lực về tài chính để đảm bảo sự đầu tư và phát triển phù hợp với yêu cầu thực tế. Nếu không kịp thời điều chỉnh, thị trường BĐS năm 2023 vẫn sẽ tiếp tục gặp khó khăn”, vị này nhấn mạnh.

Kế đến, các quyết sách tháo gỡ các điểm nghẽn cho thị trường BĐS bao gồm điểm nghẽn về pháp lý dự án thông qua việc điều chỉnh luật và các quy định liên quan phải xây dựng lộ trình cụ thể. Việc triển khai thực thi của bộ máy quản lý nhà nước cũng sẽ đóng góp tích cực nhằm khơi thông nguồn lực để phát triển thị trường. Đây là các vấn đề đã tồn đọng quá lâu và kéo dài dẫn đến sụt giảm nguồn cung, gây áp lực lên mặt bằng giá và hiệu quả kinh doanh do thời gian triển khai dự án kéo dài ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp.

Điều quan trọng không kém đó chính là niềm tin của người dân và NĐT vào chính sách điều hành, quản lý của nhà nước. Niềm tin vào tiềm năng của thị trường phải được quan tâm và củng cố. Nếu không giữ vững điều này tâm lý chung của thị trường sẽ tiếp tục thận trọng và thị trường BĐS sẽ càng khó có cơ hội phục hồi trong ngắn hạn.

25 Likes

Từ ngày 3/1 đến 15/3/2023, người dân có thể đóng góp ý kiến vào dự án Luật Đất đai sửa đổi bằng văn bản, tham gia hội nghị, hoặc qua các cổng thông tin điện tử.

Chiều 13/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua dự thảo Nghị quyết việc lấy ý kiến nhân dân về Luật Đất đai sửa đổi. Việc lấy ý kiến sẽ được tiến hành từ ngày 3/1 đến hết ngày 15/3/2023.

Đối tượng lấy ý kiến gồm người Việt Nam trong và ngoài nước; bộ, ngành; TAND tối cao; VKSND tối cao; Kiểm toán Nhà nước, cơ quan Nhà nước ở địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu…

Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân thông qua các hình thức sau: Góp ý trực tiếp bằng văn bản; tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm; thông qua Cổng thông tin điện tử của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các các cơ quan thông tấn báo chí; điều tra xã hội học về nội dung chính sách và tác động các chính sách trong dự thảo Luật…

Nội dung lấy ý kiến về toàn bộ dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được dư luận quan tâm. Cụ thể, việc lấy ý kiến nhân dân tập trung vào nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; trường hợp, tiêu chí, điều kiện thu hồi đất; việc lập và thực hiện khu tái định cư; hình thức lấy ý kiến và trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu, giải trình khi làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; nguyên tắc áp dụng pháp luật; quyền và trách nhiệm của Nhà nước với vai trò đại diện chủ sở hữu về đất đai; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; cơ chế, chính sách tài chính, giá đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai…

25 Likes

“Tóm lại, có thể thấy rằng việc tiếp cận những nguồn vốn vay dài hạn của các doanh nghiệp trong ngành bất động sản dân cư, đặc biệt là qua kênh trái phiếu, đang gặp rất nhiều khó khăn. Điều này phản ánh quá việc trong quý III/2022, giá trị các khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn chỉ tăng nhẹ 2,8% so với quý liền kề và gần như đi ngang nếu so với thời điểm kết thúc 3 tháng đầu năm”.

Wigroup nhận định: “Chính vấn đề trên đã buộc nhiều doanh nghiệp trong ngành phải tăng huy động từ các nguồn vay nợ ngắn hạn để đảm bảo nhu cầu về vốn cho quá trình phát triển dự án. Chúng tôi cho rằng đây là một giải pháp tình thế chứa đựng tương đối nhiều rủi ro, giữa bối cảnh lãi suất cho vay đang có xu hướng tăng lên”.

Theo đơn vị này, điểm sáng của thị trường địa ốc chính là khoản mục người mua trả tiền trước của toàn ngành có sự gia tăng đáng kể so với cùng kỳ và tăng khoảng 13,7% so với quý II/2022 nhờ lượng gia tăng khách trả tiền trước ở Vinhomes. Tỷ lệ tài trợ từ nguồn tiền từ người mua trước cho các dự án bất động sản của toàn ngành lên tăng mạnh lên mức 28%. Nếu loại trừ Vinhomes, tỷ lệ này chỉ tăng 0,4% so với quý trước đó.

25 Likes

Theo đó, mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2023 đối với dư nợ của các khoản vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại các Thông tư kể trên là 5,0%/năm

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023 và thay thế Quyết định số 1956/QĐ-NHNN ngày 03/12/2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2022 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013, Thông tư số 32/2014/TT-NHNN ngày 18/11/2014 và Thông tư số 25/2016/TT-NHNN ngày 29/7/2016.

24 Likes

Về thị trường bất động sản , Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhấn mạnh, bất động sản là một trong những thị trường quan trọng, có vai trò thu hút các nguồn lực, tạo ra các tài sản cố định cho nền kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế và các lĩnh vực khác cùng phát triển. Thị trường bất động sản nước ta trong thời gian qua đã có sự phát triển mạnh cả về quy mô, trình độ, năng lực, kinh nghiệm của các chủ thể tham gia thị trường…

Hệ thống chính sách, pháp luật về bất động sản đã cơ bản được hoàn thiện gồm: Luật Kinh doanh Bất động sản 2014, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng… và nhiều Nghị định, Thông tư khác…

Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế đất nước và đảm bảo an sinh xã hội, thị trường bất động sản đang bộc lộ các hạn chế, bất cập, có những dấu hiệu chưa ổn định, chưa lành mạnh.

25 Likes