Tổng hợp đánh giá các báo cáo tài chính Quý 4 các Doanh Nghiệp!

, , , , , , , , ,

Chúc Anh em chứng sĩ năm mới vạn sự như ý, mua mã nào Xanh Tím mã đấy
Để đánh giá nhanh và gọn các thông tin doanh nghiệp khi công bố mùa bctc quý 4 thì các bạn có thể tham khảo sau, nguồn tổng hợp

5 Likes

HAH

KQKD Q4/2022: LNST công ty mẹ đạt 171 tỷ đồng (-16% YoY, -21% QoQ). Mặc dù doanh thu tăng trưởng 26% YoY, giá vốn hàng bán tăng mạnh 72% do chi phí khấu hao và chi phí nhiên liệu tăng, giá cước vận tải nội địa giảm mạnh, tàu Hải An West và Hải An Mind lên đà trong Q4, do đó biên lợi nhuận gộp giảm về 32% trong Q4/2022 so với mức 50% trong Q4/2021. Lũy kế cả năm 2022, LNST công ty mẹ đạt 829 tỷ đồng (+86% YoY), EPS đạt 11,117 VND/cp, tương đương P/E 3.3x
Nguồn SSI research

3 Likes

BID KQKD Q4/22

BID ghi nhận kết quả kinh doanh tốt với LNTT đạt 5,38 nghìn tỷ VNĐ (+88% svck) trong Q4/22 và 23,14 nghìn tỷ (+70% svck) trong cả năm 2022. Động lực tăng trưởng đến từ tăng trưởng tín dung tốt (+12.1%), NIM ổn định (2.82% - đi ngang so với Q3/22), thu nhập ngoại hối tăng tốt (+73% svck) và chất lượng tài sản vẫn trong tầm kiểm soát. Mặc dù nợ nhóm 2 tăng 37% so vơi Q3/22 nhưng số dư nợ xấu giảm -7.5% nhờ việc tích cực xóa nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2 cuối năm ở mức 1,22% và 1,68%. CASA đi ngang so với cuối Q3/22 đạt 19% - đây là kết quả tốt hơn so với nhóm ngân hàng TMCP.
Nguồn ssi research

2 Likes

FPT: KQKD sơ bộ 2022

Sơ bộ LNTT năm 2022 đạt 7,65 nghìn tỷ đồng (+20.8% svck) so với ước tính cả năm 2022 của SSIRS là 7,7 nghìn tỷ (+21,5% svck).

Riêng Q4/2022, tăng trưởng LNTT chậm đi và xuống mức +12,9% svck, so với mức tăng trưởng +23,8% ở Q3/2022 và 9T/2022. Nhìn chung tăng trưởng Q4/2022 dẫn dắt bởi mảng CNTT toàn cầu (+12,4% svck) và mảng dịch vụ viễn thông (+11,8% svck). Ngược lại, mảng CNTT trong nước và mảng quảng cáo trực tuyến lần lượt giảm 25% và 27% svck. Ngoài ra ở Q4/2022 công ty cũng ghi nhận các chi phí liên quan đến lương thưởng.

2 Likes

VCI:
Riêng Q4/2022, LNTT chỉ ghi nhận ở mức khiêm tốn, 32,3 tỷ đồng, giảm tới 94% svck, với tổng doanh thu hoạt động giảm tới 56,6% svck. Đáng chú ý, hoạt động tự doanh trong Quý 4 ghi nhận mức lỗ 31,3 tỷ đồng, do ghi nhận lỗ bán tài sản FVTPL lên đến -413 tỷ đồng.

  • Xét về bảng cân đối kế toán, so với cuối 2021, nợ phải trả giảm gần 2,200 tỷ do VCI thực hiện việc mua lại TPPH trong thời gian qua. Ngược lại, các khoản vay nợ ngắn hạn đi ngang (-0.6%) khiVCI không thực hiện tăng vốn điều lệ mà chủ yếu sử dụng các khoản vay ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động của mình. Điều này đã thể hiện rõ áp lực của VCI khi chi phí lãi vay tăng mạnh, trong bối cảnh môi trường lãi suất tăng.

  • Về phía tài sản, dư nợ cho vay margin giảm 31% trong khi đó tỷ lệ tiền mặt và tương đương tăng gấp đôi so với cuối 2021. Về danh mục tài sản đầu tư tài chính, cả FVTPL (-45.5%) và AFS (-75.4%) suy giảm do biến động thị trường. Đáng chú ý, chúng tôi ghi nhận mức tăng mạnh về dư nợ TPDN chưa niêm yết (từ 14 tỷ lên gần 600 tỷ). Tuy nhiên so với thời điểm cuối Quý 2 (Quý VCI đẩy mạnh việc mua TPDN), dư nợ TPDN đã giảm gần 200 tỷ đồng.

1 Likes

IMP: Kết quả sơ bộ năm 2022

Doanh thu đạt 1644 tỷ đồng (+30% svck), vượt qua mức tăng trưởng mục tiêu hàng năm là 12% nhờ nhu cầu về thuốc mạnh mẽ sau đại dịch. Tỷ suất lợi nhuận gộp tăng lên 42% (+4% svck) một phần nhờ nỗ lực tái cơ cấu danh mục sản phẩm. Lợi nhuận sau thuế đạt 234 tỷ đồng (+24% svck) nhưng tỷ suất lợi nhuận sau thuế giảm xuống 14% (-1% svck) do chi phí bán hàng & quản lý tăng. Năm 2022 là một năm thành công của IMP khi doanh thu tăng trưởng vượt bậc trong khi vẫn giữ được biên LNST trên 14%.

Riêng quý 4/22 công ty báo doanh thu tăng trưởng 41% so với cùng kỳ, đạt 557 tỷ đồng. Chi phí bán hàng tăng 150% do cơ sở quý 4 năm 2021 thấp nhưng phù hợp với kết quả trong quá khứ (chiếm khoảng 9% doanh thu). LNST trong quý 4 đạt 78,9 tỷ đồng (+18% svck).

HPG:

HPG vừa công bố kết quả kinh doanh quý 4/2022 với doanh thu giảm 42% xuống 26 nghìn tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế trong quý âm gần 2 nghìn tỷ đồng, thấp hơn kỳ vọng và tiếp tục xu hướng giảm so với mức âm 1.8 nghìn tỷ quý 3. Lợi nhuận thấp trong quý 4 chủ yếu do sản lượng giảm mạnh với sản lượng thép xây dựng và phôi trong quý đạt khoảng 900 nghìn tấn, giảm 18% QoQ và 43% YoY, là mức thấp nhất kể từ khi Khu liên hợp Dung Quất bắt đầu đi vào hoạt động vào quý 4/2019. Sản lượng HRC cũng giảm 3% QoQ và 6% YoY. Đồng thời, một phần lượng hàng tồn kho giá cao vẫn còn trong quý 4 cũng ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của Công ty. Lũy kế cả năm 2022, lợi nhuận sau thuế của HPG đạt 8,400 tỷ đồng, giảm 76% YoY.

2 Likes

Cho đánh giá 2 con LTG và PTB dùm,thanks

2 Likes

REE: KQKD Q4/2022

LNST CĐ công ty mẹ trong Q4/2022 đạt 719 tỷ đồng và giảm 9% YoY do Q4/2021 là cơ sở cao. Q4/2021 ghi nhận 1 khoản lãi từ thanh lý khoản đầu tư vào VIID khoảng 197 tỷ đồng. Trong Q4/2022, riêng lợi nhuận từ nhóm điện của REE cũng diễn biến khá tích cực đạt 482 tỷ đồng (+19% YoY). Tuy nhiên các công ty thủy điện cũng có những diễn biến trái chiều khi TBC ghi nhận kết quả khả quan nhưng SBH & CHP lại có kết quả không tích cực.

1 Likes

MSN KQKD Quý 4 và năm 2022:
Trong Q4, tập đoàn ghi nhận 20,6 nghìn tỷ doanh thu, giảm nhẹ 2,8% YoY, trong đó MCH ghi nhận mức sút giảm 16,5% về doanh thu cho thấy tiêu dùng khá yếu, mặc dù có 1 phần doanh thu Tết có thể đã được ghi nhận. Doanh thu WCM tăng 7,7% YoY chủ yếu do chuỗi bán lẻ tiếp tục được mở rộng, trong khi doanh thu MML đã ghi nhận tăng 34,3% chủ yếu do chiến lược giảm giá bán thịt mát đã có hiệu quả tăng sản lượng. Trong khi đó, doanh thu MSR giảm nhẹ 1,6% YoY. Trong Q4, tập đoàn ghi nhận mức LNST cho CĐ cty mẹ đạt 447 tỷ đồng, giảm 93% YoY do các nguyên nhân chính: (1) tỷ suất lợi nhuận của MCH, MML và MST thấp hơn; (2) chi phí tài chính tăng cao và không còn thu nhập bất thường; (3) lợi nhuận TCB giảm. Cả năm 2022, MSN ghi nhận doanh thu 76 nghìn tỷ đồng, tăng nhẹ 2,6% YoY và LNST cho CĐ cty mẹ ở mức 3,6 nghìn tỷ đồng (-58% YoY). Cho năm 2023, công ty đưa ra kế hoạch sơ bộ với doanh thu ở mức 90-100 nghìn tỷ đồng (+16-19% YoY) và LNST đạt 4-5 nghìn tỷ đồng (+4-30% YoY).

PHR KQKD Q4 2022:
LNTT đạt 534 tỷ đồng, tăng 170% svck nhờ ghi nhận tiền đến bù đất (417 tỷ đồng). Như vậy LNTT cả năm 2022 đạt 1.129 tỷ đồng (+90% svck), sát với dự báo của SSI Research. Quan điểm đầu tư: nếu tính phần cổ tức chốt trong tháng 12 2022 (40% trên mệnh giá) thì tỷ suất đầu tư cho PHR đạt trên 20% từ ngày khuyến nghị. Trong 2023, PHR sẽ không có phần lợi nhuận bất thường từ đền bù đất, do đó lợi nhuận có thể giảm 31% svck. Do lợi nhuận 2023 không tăng trưởng, chúng tôi khuyến nghị giảm tỷ trọng PHR đối với mục tiêu đầu tư trung hạn và sẽ cập nhật giá mục tiêu trong báo cáo sắp tới.

1 Likes

SAB KQKD 4Q22:
Trong Q4, SAB ghi nhận doanh thu và LNST lần lượt đạt 10.4k tỷ (+11.5% svck) và 1.1k tỷ (-23% svck). Doanh thu tiếp tục đà tăng trưởng mạnh so với quý trước (+17%) nhờ các chiến dịch quảng cáo và bán hàng Tết sớm từ tháng 11. Tuy nhiên, biên LNG giảm 310 bps so với quý trước do hợp đồng tương lai của NVL đầu vào đã hệt hạn từ Q3, do đó SAB sẽ tiếp tục ghi nhận biên LNG giảm trong các quý tới, do giá malt tiếp tục tăng cao hơn so với hợp đồng năm 2022. Chi phí bán hàng tăng mạnh (+93% svck), tăng lên 16% so với tổng doanh thu (4Q21: 10.5% trên tổng doanh thu). Con số này cao hơn dự báo của chúng tôi - cho thấy SAB đã sớm tăng mạnh chi tiêu cho quảng cáo để cạnh tranh với đối thủ. Cho cả năm 2022, SAB ghi nhận tăng trưởng doanh thu và LNST lần lượt là 33%/40% svck. Chúng tôi sẽ cập nhật chi tiết sau buổi họp AM với công ty.

STB KQKD 4Q22:
STB ghi nhận LNST tăng trưởng mạnh mẽ trong Q4, đạt 1.7k tỷ ( +104% YoY). Đóng góp chính phần lớn cho KQKD vẫn đến từ sự cải thiện ở thu nhập lãi thuần (+140% yoY), Nguyên nhân dẫn đến sự tăng vọt này là do STB không còn phải ghi nhận lãi dự thu cho các tài sản tồn đọng trong quá khứ. Điều này cho thấy kế hoạch tái cấu trúc STB đang đi đến giai đoạn hoàn thành và NIM sẽ tiếp tục được duy trì trong các quý tới. Ngoài ra, chất lượng tài sản vẫn được giữ ở mức tốt, với tỉ lệ nợ xấu được duy trì ở mức thấp 0.97% tại cuối Q4. 2022. Thêm vào đó, STB vẫn đang tích cực trích lập dự phòng cho trái phiếu VAMC với chi phí tăng mạnh trong Q4 đạt 3.3k tỷ (+ 230% YoY). Tính cả năm ngân hàng đạt tổng lợi nhuận sau thuế đạt 6.3k tỷ (+43% YoY)- vượt 22% kế hoạch năm. Với số dư nợ bất động sản ở mức thấp cũng như không có dự nợ liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp- kết quả kinh doanh năm 2023 của STB được kì vọng sẽ vẫn giữ được kết quả khả quan khi ngân hàng đang theo đúng tiện độ để hoàn thiện đề án tái cơ cấu trong thời gian tới.

MWG

Doanh thu và LNST trong tháng 12 giảm sâu xuống 9.700 tỷ (-24% svck và -3% so với quý trước) và 104 tỷ (-79% svck và -35% so với quý trước) mặc dù đây là tháng cao điểm.

KQKD Q4 2022: doanh thu 30.900 tỷ (-15% svck), LNST 619 tỷ (-60% svck, thấp hơn kỳ vọng). Tuy doanh thu BHX tăng 22% svck, doanh thu từ điện thoại và điện máy giảm -25% svck do cầu yếu, hầu như không ghi nhận doanh thu từ iPhone và cơ sở so sánh cao năm ngoái. Tỷ lệ CPBH&QL tăng mạnh từ 15% lên 22%. Thu nhập tài chính ròng giảm mạnh từ 180 tỷ trong quý 4 năm ngoái xuống -70 tỷ trong quý 4 năm nay do lãi vay tăng mạnh và công ty phải cơ cấu sang vay dài hạn hơn.

Quan điểm đầu tư: các yếu tố vĩ mô kém khả quan (lạm phát tăng và thất nghiệp tăng) có thể vẫn ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu điện thoại và điện máy của MWG, ít nhất là đến hết 6 tháng đầu năm 2023, do đó giá cổ phiếu có thể vẫn giảm trong ngắn hạn. Chúng tôi duy trì khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG với giá mục tiêu VND 43.500.

PTB hay.

1 Likes

Chủ pic cho xin đánh giá về ceo. Thanks.

1 Likes

POW - KQKD Q4/2022:
LNST CĐ công ty mẹ đạt 683 tỷ đồng trong Q4/2022 so với mức lỗ 43 tỷ đồng ở Q4/2021. Biết rằng Q4/2021 phát sinh phần lớn các chi phí liên quan đến sự cố kỹ thuật của Vũng Áng và ngoài ra tổ máy 2 của Vũng Áng vẫn còn trong quá trình đại tu cho đến hết tháng 10/2021. Nhờ cơ sở so sánh Q4/2021 thấp, sản lượng Q4/2022 đã tăng 40% YoY. Ngoài ra nhờ giá khí trong xu hướng giảm, sản lượng huy động của nhà máy NT1 & 2 và Cà Mau 1 & 2 cũng tăng tích cực trong Q4/2022. Lũy kế cả năm 2022, LNST CĐ công ty mẹ đạt khoảng 1.89 nghìn tỷ (+5.8% YoY).

ACB Qúy 4 năm 2022:
ACB ghi nhận hơn 3.6 nghìn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (+19.2% so với cùng kỳ) điều này giúp cho Ngân hàng vượt kế hoạch năm 2022 với 114% và đạt 17.1 nghìn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và phù hợp với ước tính của chúng tôi, nhờ vào:

Tín dụng đạt 413,7 nghìn tỷ đồng, tăng 14,3% so với cuối năm 2021 và cao hơn mức tăng 11,6% tổng huy động với 458 nghìn tỷ đồng.

NIM đạt đỉnh trong quý 4 với 4.8%, tăng 26 bps so với quý 3 điều này giúp cho NIM cả năm 2022 đạt 4.3% (tăng 24 bps so với năm 2021).

Tỷ lệ nợ xấu giảm 27 bps so với quý 3 xuống 0.72% (so với 0.77% trong quý 4, 2021) do Ngân hàng chủ động xử lý gần 990 tỷ VND nợ xấu trong quý 4. Tuy nhiên nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) tăng 24% so với cuối năm 2021 lên hơn 2.3 nghìn tỷ, chiếm 0.57% tổng dư nợ tín dụng. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng lên 159% tại cuối quý 4 (vs. 138% tại quý 3, 2022).

ROA và ROE đạt lần lượt 2% (so với 1.9% tại quý 4, 2021) và 20% (so với 22.2% tại quý 4, 2021).

LDR, CAR, và CASA đạt lần lượt 78%, 12.2% và 22.3% tại quý 4 2022.

GMD

KQKD Q4/2022: LNTT đạt 251 tỷ, -25% QoQ do yếu tố mùa vụ nhưng vẫn tăng +9% YoY. Doanh thu tăng nhẹ 2,7% YoY do sản lượng hàng thông qua cảng suy yếu. Đáng chú ý, biên lợi nhuận tăng mạnh đạt 42,6% trong Q4/2022 so với 29,2% trong Q4/2021. Ngược lại, chi phí nhân viên và chi phí khác tăng mạnh, trong khi thu nhập từ công ty liên doanh liên kết giảm (do SCS không tăng trưởng và Gemalink đóng góp khoản lỗ 22 tỷ do sản lượng giảm mạnh).

Cả năm 2022, GMD đạt LNTT 1.308 tỷ (+62% YoY). Đáng chú ý, GMD đã ghi nhận khoản đặt cọc 1.000 tỷ đồng cho việc chuyển nhượng cảng Nam Hải Đình Vũ.

TCB KQKD Q4/2022

TCB ghi nhận LNTT 4,7 nghìn tỷ trong Q4/2022, giảm -23% svck. Tính chung cả năm, TCB đạt 25,6 nghìn tỷ LNTT, tăng trưởng 10% svck – hoàn thành 95% kế hoạch ĐHCĐ cũng như dự báo của SSIRS. Khuyến nghị hiện tại đối với TCB là Phù hợp thị trường.

Một số điểm chính trong KQKD Q4/2022:

Tăng trưởng tín dung và huy động đạt lần lượt 12,5% và 12,6% so với cuối 2021. Cho vay khach hàng cá nhân là động lực tăng trưởng chính (+1.9% so với Q3/22 và +40% so với cuối 2021). Trong khi đó, số dư TPDN giảm về 41 nghìn tỷ VNĐ (-5.7% so với Q3/22 và +34% so với cuối 2021).

Chất lượng tài sản giảm. Số dư nợ xấu tăng +43% trong khi nợ nhóm 2 tăng gấp 3 lần so với cuối Q3/2022. Tỷ lệ nợ quá hạn (nợ nhóm 2 đến nhóm 5) trên tổng dư nợ tăng lên 2,98% từ mức 1,35% cuối tháng 9/2022. Tỷ lệ bao nợ xấu giảm về 125% (từ 165% Q3/2022). Chất lượng các khoản UPAS LC và chứng khoán đầu tư cũng có dấu hiệu xấu đi.

NIM giảm 72 bps về 4,5% với CASA giảm mạnh về 38% (so với 52% cuối 2021 và 48% cuối Q3/2022). Với CASA sụt giảm mạnh, chi phí vốn bình quan của TCB tăng 111bps trong khi lợi suất tài sản chỉ tăng 33 bps.

Điểm cộng trong BCTC Q4/2022 là thu nhập từ hoạt động dịch vụ tốt hơn kỳ vọng (+20.5%) với thu từ dịch vụ thanh toán tăng mạnh, đủ để bù đắp cho sự sụt giảm của hoạt động tư vấn & TPDN.