Với tình hình vĩ mô toàn cầu kém khả quan cùng năng lực nội tại của các doanh nghiệp khiến xuất khẩu dệt may giảm tốc
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), trong nửa đầu năm 2022, xuất khẩu dệt may tăng trưởng tương đối tốt, nhưng dấu hiệu sụt giảm đơn hàng đã xảy ra khi bước vào quý III. Dù vậy, sau 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu ngành vẫn đạt khoảng 35 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về xuất khẩu, các doanh nghiệp đã kịp thời thích ứng khi không chỉ phụ thuộc vào 5 thị trường truyền thống như trước là Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, mà đã bắt đầu chuyển dịch sang Nga và một số nước khác.
Trong 4 tháng cuối năm, các chuyên gia nhận định thị trường thế giới đang trở nên “lạnh”, cầu thế giới giảm mạnh do kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao. Nếu như xuất khẩu bình quân mỗi tháng trong 8 tháng đầu năm 2022 đạt từ 3,7 đến 3,8 tỷ USD thì từ nay đến cuối năm chỉ đạt được 3,1 đến 3,2 tỷ USD.
Ông Trần Minh Hoàng, Giám đốc Phân tích và Nghiên cứu VCBS nhận định, dưới tác động của lạm phát cũng như các nhãn hàng vẫn còn lượng lớn hàng tồn kho, dự báo số lượng đơn đặt hàng tại các doanh nghiệp Việt Nam trong quý IV/2022 sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng.
Điều này cũng bị tác động mạnh từ biến động tỷ giá khi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ yếu đều nhập khẩu nguyên vật liệu và xuất khẩu hàng may mặc. Trong bối cảnh tỷ giá các nước biến động trái chiều như hiện nay, lãi lỗ từ tỷ giá nhìn chung tăng mạnh hoặc giảm mạnh tùy vào cơ cấu xuất nhập khẩu đặc thù của từng doanh nghiệp cũng như tỷ lệ nợ vay nước ngoài
anh chị cần hỗ trợ về tài khoản, liên hệ trực tiếp với em nhé