Tự doanh là gì và tại sao các NĐT lại quan tâm đến hoạt động tự doanh của CTCK đến như vậy?

Đầu tiên chúng ta cần phải biết tự doanh là 1 trong 4 trụ cột chính trong hoạt động kinh doanh bên cạnh môi giới, bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư CK. Tự doanh bản chất đã định nghĩa phần nào trong chính cái tên của nó “tự” và “doanh”, sự kết hợp giữa tự do và kinh doanh, hiểu đơn giản là CTCK sẽ đóng vai trò là 1 nhà đầu tư(tự do) tham gia (kinh doanh) vào thị trường chứng khoán.

Vậy thì danh mục tự doanh của công ty chứng khoán sẽ có những gì nhỉ?

Rất nhiều nhà đầu tư quan tâm đến danh mục tự doanh của công ty chứng khoán bởi vì họ tin rằng đấy chính là “chỉ báo” của thị trường và follow theo nó. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không đúng, do nguồn vốn tự doanh của CTCK thường rất là lớn dẫn đến mục tiêu sinh lời và quản trị rủi ro của họ khác so với các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ. Một danh mục tự doanh của CTCK thường bao gồm 3 loại tài sản chính là: *FVTPL, *AFS và *MTL.

Từ trước đến nay, mọi người thường cho rằng mảng môi giới và phí môi giới đem lại nguồn thu chính cho các CTCK, tuy nhiên hiện nay nhận định này không hoàn toàn đúng nữa,dấu hiệu dễ nhận thấy là các CTCK đang chạy đua theo trend “zero fees” như TCBS

Contact for work: ■■■■ 0329006188

Một số thuật ngữ cơ bản:
*FVTPL(Fair Value Through Profit and Loss): Là tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ, được hạch toán theo giá trị thị trường và đánh giá lại tài sản trên bảng KQHĐKD.
*AFS (Available for sales): Là tài sản tài chính, khác với FVTPL là lãi/lỗ chưa thực hiện của AFS sẽ không hạch toán trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh mà sẽ đi vào bảng “báo cáo thu nhập toàn diện khác”. Sau đó được ghi nhận trực tiếp vào mục “đánh giá lại tài sản” trong phần VCSH trên bảng CĐKT. Chỉ khi được bán thì mới hạch toán vào bảng KQHĐKD.
*HTM (Hold to maturity): là các khoản tài sản tài chính nắm giữ đến ngày đáo hạn, chủ yếu là tiền gửi ngân hàng.