Tự học kinh tế: Tăng lãi suất – Chúng ta mua gì?

, , , ,

Từ ngày 23/9/2022, trần lãi suất tiền gửi từ 1-6 tháng tăng 1%, lên mức 5%, đây là lần đầu tiên Chính Phủ điều chỉnh lãi suất điều hành từ năm 2020. Chúng ta đã biết, mối quan hệ giữa lãi suất ngân hàng và thị trường chứng khoán là nghịch biến. Tuy nhiên ở vùng giá hiện tại của VNINDEX thì việc nâng lãi suất chẳng còn là một nỗi ám ảnh với nhà đầu tư.

Cùng tìm hiểu về bối cảnh nâng lãi suất thời điểm hiện tại để có thêm góc nhìn về thị trường, cũng như đưa ra chiến lược đầu tư cho thời gian tới.

1. Bối cảnh kinh tế Việt Nam

FED tăng lãi suất do lạm phát kỷ lục tại Mỹ, Việt Nam nâng lãi suất do lạm phát của Việt Nam, liệu còn nguyên nhân gì khác?

a) Nguyên nhân lạm phát thời điểm hiện tại

  • Đứt gãy chuỗi cung ứng

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, ảnh hưởng của xung đột Nga-Ukraina, Trung Quốc – công xưởng của thế giới đóng cửa, nguồn cung giảm khiến giá cả hàng hóa tăng, đặc biệt là giá năng lượng.

  • Tăng cung tiền + Hạ lãi suất

Giai đoạn từ năm 2020 đến đầu năm 2022, các quốc gia hạ lãi suất xuống mức rất thấp, lấy ví dụ Mỹ duy trì lãi suất ở mức 0,25%. Gần đây, rất nhiều quốc gia châu Mỹ, châu Âu, châu Á tích cực tung ra các gói kích thích kinh tế, tuy nhiên Việt Nam hầu như không có các gói kích thích kinh tế này, do đó với câu chuyện lạm phát do tăng cung tiền, Việt Nam chúng ta không quá căng thẳng.

b) Chính sách điều hành của chính phủ

Có thể nói, Chính Phủ của chúng ta đang xử lý cực kì tốt với câu chuyện lạm phát. Song song với việc nâng lãi suất huy động, Chính phủ chỉ đạo không tăng lãi suất cho vay, thậm chí giảm lãi suất cho vay với những ngành nghề bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Hiểu một cách đơn giản, Chính phủ đang gánh các chi phí cho người dân và doanh nghiệp.

Lạm phát của Mỹ tháng 8 là 8,3%, còn của Việt Nam là 2,9%. Có thể thấy nội tại nền kinh tế của chúng ta đang rất khỏe mạnh, và thông thường với một quốc gia có chỉ số CPI (lạm phát) dưới 3% sẽ không phải tăng lãi suất, vậy tại sao Chính phủ phải nâng lãi suất? Đó là do tỷ giá.

Chủ trương của chính phủ rất rõ ràng: ổn định vĩ mô & ổn định tỷ giá để thu hút các dòng vốn từ nước ngoài, nên đứng trước các vấn đề của tỷ giá, chúng ta phải nâng sức mạnh của VND lên, thông qua hình thức nâng lãi suất.

Từ đó có thể thấy, việc nâng lãi suất của Ngân hàng nhà nước thời điểm hiện tại là do ngoại cảnh chứ không phải do nội tại nền kinh tế. Do đó, việc tăng lãi suất có thể sẽ không mạnh và không kéo dài.

2. Tư duy đầu tư trong bối cảnh tăng lãi suất

a) Các ngành hưởng lợi ngắn hạn

Các doanh nghiệp được hưởng lợi là các doanh nghiệp sở hữu lượng tiền mặt để gửi tiết kiệm lớn (Chúng ta có thể tra cứu bằng cách vào Báo cáo cân đối kế toán – Mục Tài sản ngắn hạn – Mục Tiền và tương đương tiền). Và Bảo hiểm - ngành có tỷ lệ tiền và tương đương tiền/tổng tài sản nhiều nhất, chắc chắn sẽ được hưởng lợi.

Tuy nhiên dựa trên nhận định việc tăng lãi suất có thể sẽ không mạnh và không kéo dài, thì các doanh nghiệp này có thể được hưởng lợi trong thời gian ngắn.

b) Các ngành gặp bất lợi ngắn hạn

  • Ngành ngân hàng có lẽ là ngành bất lợi đầu tiên, nguyên nhân là do tăng lãi suất huy động nhưng không tăng lãi suất cho vay, và thậm chí còn giảm lãi suất cho vay đối với các ngành bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Và vì ngành ngân hàng đã về vùng được coi là định giá rẻ, cùng với việc bị ảnh hưởng ngắn hạn bởi việc tăng lãi suất, chúng ta hoàn toàn có thể mua tích trữ các mã cổ phiếu trong ngành ngân hàng hiện đang có P/B thấp hoặc đã về gần mức trung bình trong vòng 5 năm.

  • Các nhóm ngành về tài sản (Chứng khoán, Bất động sản), bị ảnh hưởng ngắn hạn bởi việc tăng lãi suất, hiện tại cũng đã về vùng định giá rẻ.

  • Các doanh nghiệp vay nợ nhiều

3. Chúng ta đầu tư gì trong giai đoạn hiện tại

  • Đầu tư ngắn hạn: nhóm ngành Bảo hiểm.

Ví dụ: BVH, MIG

  • Đầu tư dài hạn - Mua tích trữ: nhóm ngành Ngân hàng, Chứng khoán, Bất động sản.

Ví dụ: MBB, SSI, DIG

Hy vọng các nhà đầu tư đều đã hình thành nguyên tắc đầu tư và kỉ luật đầu tư của riêng mình và cùng nhau hướng đến mùa xuân của thị trường chứng khoán Việt Nam.

#VPS #tvi #manhcuongtvi #chungkhoan #cophieu

PVG tính tiền mặt thôi đã gấp đôi vốn hoá cả công ty chưa kể tài sản khác. Lãi suất ngân hàng đang tăng. Khủng đấy.
1

1 Likes

cảm ơn cậu, bài viết hay

1 Likes

hj

thank bác!