🦄VNG Limited đã nộp hồ sơ đăng ký IPO trên Nasdaq với mã giao dịch “VNG”

:unicorn:VNG Limited đã nộp hồ sơ đăng ký IPO trên Nasdaq với mã giao dịch “VNG”.

:crocodile:VNG Limited là tổ chức nước ngoài có trụ sở tại quần đảo Cayman (Cayman Islands), đồng thời là cổ đông lớn nhất của VNG. Tổ chức này có hai người liên quan là người nội bộ tại VNG gồm Tổng giám đốc – ông Lê Hồng Minh (sở hữu 12,27% vốn) và Phó Tổng giám đốc thường trực – ông Vương Quang Khải (sở hữu 4,99% vốn).

:department_store:Từ một công ty khởi nghiệp 5 người năm 2004, hiện tại VNG đã trở thành một tập đoàn công nghệ hàng đầu với 3.580 nhân viên hoạt động trong các mảng phát hành game; mạng xã hội, thanh toán online, trung tâm dữ liệu và chuyển đổi số.

Theo Newzoo, VNG hiện là nhà phát hành game dẫn đầu thị trường Việt Nam và đang mở rộng nhanh chóng ở thị trường Đông Nam Á như Thái Lan, Philipine và Myanma. Ngoài ra, VNG còn sở hữu ■■■■, ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất Việt Nam với hơn 75 triệu người dùng mỗi tháng, Zing MP3 (nền tảng nghe nhạc trực tuyến lớn nhất Việt Nam với hơn 28 triệu người dùng hoạt động hàng tháng và ZaloPay (ví điện tử có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Việt Nam, theo F&S).

Theo mức định giá 50USD/người dùng của Facebook (2019), nếu ■■■■ được định giá là 15USD/người dùng thì chỉ tính riêng ứng dụng này đã có giá 27.000 tỷ đồng (theo tỷ giá đô hiện hành), giá trị lợi ích của VNG tại công ty này là 69.996% tương ứng với khoảng 19.000 tỷ.

Hiện tại, cổ phiếu VNZ có thị giá là 1,2 triệu đồng/cổ phiếu và khối lượng giao dịch rất thấp, chỉ khoảng 2-5 nghìn cổ phiếu mỗi phiên. Do đó Finz không khuyến khích anh/chị nhà đầu tư tham gia vào mã cổ phiếu này.

Finz - Vua Penny
Phân tích sâu - Đầu tư chắc

1 Likes

Một trong những vấn đề của ngành công nghệ Việt Nam là không có IPO. Không IPO được thì không thể tạo ra một lớp người giàu nhờ công nghệ. Thiếu lớp người giàu nhờ công nghệ dẫn tới thiếu một lớp nhà đầu tư giàu có và hiểu biết.

Người ta thường chỉ dám đầu tư cái gì người ta hiểu, vì khả năng thành công sẽ cao hơn. Ai làm giàu bằng “phân lô bán nền”, họ sẽ tái đầu tư vào “phân lô bán nền”. Ai làm giàu bằng công nghệ, họ mới dám đổ tiền vào công nghệ.

Ở Silicon Valley, mỗi một startup thành công tạo ra cả ngàn triệu phú mới. Ở những tập đoàn hùng mạnh như Apple, Google, Meta, Microsoft hay Amazon, con số triệu phú lên đến trăm ngàn người. Giàu có, hiểu biết, họ đem tiền tái đầu tư vào công nghệ, tạo ra hàng ngàn hàng vạn công ty mới.

Ngoại trừ những người sáng lập, lãnh đạo cấp cao ở những “kỳ lân” công nghệ Việt Nam còn phải sống bằng tiền lương thì làm sao có tiền tái đầu tư. Nếu có quá ít người làm giàu bằng công nghệ thì tất nhiên nguồn tiền và chất xám đổ vào công nghệ cũng sẽ hạn chế. Thiếu cả vốn và tri thức thì rất khó phát triển.

Cho nên những tin tức gần đây về VNG là tin buồn cho cả ngành công nghệ Việt Nam. Tưởng chừng VNG đã có thể IPO ở Mỹ, tạo ra một lớp người giàu mới, ai dè bây giờ chỉ mong tai qua nạn khỏi. Không biết “ở trỏng” có ■■■■ không?

Ngoại trừ những rủi ro về riêng tư, tôi thấy ■■■■ rất tốt, mượt mà, dễ xài. Ở Việt Nam không có ai làm công nghệ được như ■■■■ đâu. Tôi không muốn người ta nói “thấy sang bắt quàng làm họ”, nhưng người đứng đầu ■■■■ là một lãnh đạo công nghệ xuất chúng của Việt Nam.

Nếu VNG không qua khỏi đại nạn này, nếu những lãnh đạo tiên phong của ngành công nghệ Việt Nam phải vào tù, sẽ còn rất lâu Việt Nam mới có thêm một “kỳ lân” đủ tiêu chuẩn IPO. Tôi hi vọng người ta sẽ rất cân nhắc, trước khi “xử” VNG vì bất cứ lý do gì.