WiGroup hướng dẫn cách phân tích ngành chứng khoán qua 04 yếu tố

CTCK - cũng như ngân hàng - là một trung gian tài chính với mục tiêu là mang lại lợi nhuận cho cổ đông và tạo điều kiện lưu thông dòng vốn trên thị trường chứng khoán. Để có góc nhìn rõ ràng, hôm nay mình sẽ cùng các bạn đi phân tích chi tiết từ mô hình kinh doanh đến con số tài chính ngành CK.

Mô hình kinh doanh

Một CTCK được gọi là một trung gian tài chính “thuần chủng” khi hoạt động kinh doanh của chúng tập trung vào mảng môi giới và cho vay. Theo dữ liệu từ Widata, trong số 35 CTCK niêm yết trên sàn thì có 21 CTCK có tỷ trọng doanh thu từ mảng cốt lõi trên 30%. Những hoạt động đến từ mảng cốt lõi thường mang tính rủi ro thấp vì CTCK chỉ đứng vai trò trung gian, đồng thời sẽ hưởng lợi nhất khi thị trường phục hồi. Ngược lại, phần lớn các CTCK còn lại hiện đang phụ thuộc vào thu nhập từ tiền gửi ngân hàng hoặc các hoạt động tự doanh.

Thứ nhất, Mảng môi giới

Do đặc thù ngành chứng khoán là ngành dịch vụ cạnh tranh gay gắt vì thế lợi thế về “thị phần và thương hiệu” là yếu tố quyết định đến triển vọng tăng trưởng của một CTCK. Bởi vì, thị phần càng nhiều = số lượng mua bán càng cao = doanh thu từ mảng môi giới càng lớn => Vì vậy, nhiều CTCK đã giảm chi phí để thu hút nhiều khách hàng hơn.

Nhìn vào data về thị phần môi giới, SSI là CTCK liên tục giữ vững thị phần cao nhất kể từ năm 2013. Song từ khi VPS xuất hiện, SSI đã phải tranh đấu vị trí quán quân về thị phần môi giới trong suốt nhiều năm liền. Và tính đến Q2.2023, VPS giữ vị trí số một với thị phần 19,01%. Đây được xem là kết của của việc áp dụng nhiều chính sách ưu đãi giao dịch, đẩy mạnh phát triển môi giới cá nhân đã mang lại thành quả cho VPS trong thời gian gần đây. Theo sau, tiếp tục là các CTCK VCSC với 4,62%, HSC với 4,98%, VNDS với 7,27%,… Riêng chỉ có VNDS có mức độ giữ vững thị phần ổn định nhất qua các năm.

Thứ hai, Mảng cho vay margin

Tại mảng này, lợi thế về thị phần là yếu tố quyết định đến doanh thu cho vay margin của một CTCK. Tuy vậy, vì để kiếm lời trong ngắn hạn, nhiều doanh nghiệp đã quá nới lỏng chính sách margin cho các cổ phiếu có chất lượng xấu, điều này vô cùng nguy hiểm trong dài hạn với con số nợ xấu mà các cổ phiếu này để lại. Vì vậy, tỷ lệ cho vay margin/vốn chủ sở hữu là yếu tố nhà đầu tư cần sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp.

Tính đến Q2.2023, tỷ lệ cho vay margin/vốn chủ sở hữu của toàn ngành chứng khoán đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, chỉ đạt 0,61 lần. Ảnh hưởng bởi nền kinh tế còn tồn đọng nhiều rủi ro đã khiến các CTCK giảm các khoản cho vay margin xuống mức thấp. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải theo dõi một số CTCK có tăng trưởng cho vay margin cao như PHS, CTS, BVS, HCM,…

*Chú thích: Màu sắc phân loại theo nhóm đầu ngành, nhóm hạng trung và nhóm cấp thấp, mới nổi

Thứ ba, Mảng tự doanh

Tự doanh là hoạt động các CTCK sẽ mua bán và nắm giữ trái phiếu, cổ phiếu nhằm sinh lời cho doanh nghiệp. Và cũng là người tạo lập thị trường, tạo thanh khoản cho thị trường. Tại mảng này, nhà đầu tư cần đánh giá chất lượng danh mục tự doanh. Bao gồm thu nhập từ tài sản ghi nhận thông qua lãi/lỗ - FVTPL và tài sản sẵn sàng để bán – AFS) trên tổng thu nhập

Đối với AFS (tài sản sẵn sàng để bán): tài sản chủ yếu là tiền gửi vì vậy đối với khoản mục này có mức độ rủi ro thấp.

Đối với FVTPL (thu nhập từ tài sản ghi nhận thông qua lãi/lỗ): là khoản mục có mức độ rủi ro cao hơn. Tuy nhiên, bóc tách chi tiết vào thuyết minh báo cáo tài chính để tìm hiểu tỷ trọng danh mục đẩu tư => Từ đó, đánh giá chính xác về chất lượng tài sản của doanh nghiệp. Nhìn chung, ngành chứng khoán vẫn tập trung chủ yếu vào tài sản tiền gửi và chứng chỉ tiền gửi và Trái phiếu. Tuy nhiên, khoản mục “cổ phiếu” nhà đầu tư cần phải đi sâu vào bóc tách danh mục cổ phiếu của từng công ty chứng khoán để đánh giá mức độ rủi ro.

Hiệu quả kinh doanh

Chỉ số ROE và ROA

Nhà đầu tư có thể sử dụng một số chỉ số ROE và ROA để đánh giá hiệu quả kinh doanh của CTCK. Tuy nhiên, mình thích sử dụng chỉ số ROA để đánh giá hơn và những CTCK đem lại ROA tối thiểu đạt 7% (cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng) cũng như phải mang tính ổn định qua nhiều năm được đánh giá là tốt. Đối với những CTCK có ROA tăng đột biến do tự doanh sẽ không bền vững và có thể đảo chiều bất cứ lúc nào.

Chỉ số chi phí hoạt động

Nhìn chung, tỷ lệ chi phí hoạt động của ngành chứng khoán tốt hơn hẳn ngành ngân hàng do bản chất gia tăng quy mô (scale up) hiệu quả và tận dụng được nền tảng Internet trong các giao dịch. Trong tổng chi phí hoạt động của CTCK thì chi phí giành cho môi giới chứng khoán chiếm tỷ trọng cao nhất. Chúng tôi thường ưa thích những CTCK có tỷ lệ này nhỏ hơn 50%.

CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN

Thường khi thị trường uptrend các CTCK sẽ có xu hướng đẩy mạnh danh mục tự doanh cao hơn. Đối với những công ty chứng khoán có tình hình tài chính vững mạnh và chính sách quản trị rủi ro tốt mới có thể tồn tại bền vững.

Danh mục tự doanh

Những CTCK quá tập trung vào danh mục chất lượng thấp với cấu thành là cổ phiếu OTC và cổ phiếu “rác” thì sẽ gặp rủi ro khi nền kinh tế nhiều biến động. Vì vậy, NĐT cần phải đọc kỹ thuyết minh BCTC và đánh giá từng cổ phiếu trong danh mục.

Chính sách margin

Nếu CTCK quá nới lỏng chính sách margin cho các cổ phiếu có chất lượng thấp trên thị trường thì lại vô cùng gặp rủi ro.

ĐỊNH GIÁ

Đối với một CTCK, lợi thế cạnh tranh về tài sản vô hình là một yếu tố quyết định đến mức định giá. Một số tiêu chí NĐT cần quan tâm như: (1) Thương hiệu và độ nhận diện, (2) Đội ngũ môi giới, chuyên viên phân tích, công nghệ, (3) Mối quan hệ về mảng IB và tự doanh,… Vì vậy, nếu chỉ nhìn vào chỉ số P/B thì rất khó đánh giá đúng giá trị thực của một CTCK. Do đó, để định giá một CTCK cần kết hợp hai phương pháp P/B và PEG ratio theo từng nhóm.

Nhóm đầu ngành (SSI, VND, VCI)

Đối với một công ty tài chính đầu ngành sở hữu thị phần lớn, tỷ số P/B của một công ty chứng khoán hàng đầu như trên nhỏ hơn hoặc bằng 1.5 lần – theo tiêu chuẩn của ngài Graham đặt ra – thì bạn có thể đầu tư với mức giá đang thấp hơn rất nhiều so với lượng tài sản vô hình mà công ty đang có. Đánh giá chung, tính đến Q2.2023 các CTCK đều có mức định giá P/B trên 1.5 lần và phản ánh đúng với gía trị thực của công ty.

Nhóm còn lại (hạng trung và mới nổi)

Đối với nhóm này lợi thế về tài sản vô hình sẽ không đáng kể bằng nhóm đầu ngành vì thế tỷ lệ P/B của nhóm này sẽ thấp hơn so với mức trung bình. Do đó, việc sử dụng chỉ số P/E kết hợp với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bền vững của công ty (PEG ratio) để định giá sẽ tốt hơn.

Kết luận

Tuy nhiên, để ra quyết định đầu tư thì thứ yếu chúng ta phải quan tâm nhất là tính chu kỳ của ngành chứng khoán dù tình hình tài chính và chính sách rủi ro của doanh nghiệp tốt. Do đó, để ra một quyết định đầu tư, NĐT cần phải đề phòng rủi ro bong bóng thị trường bằng cách chú ý theo dõi P/E trung bình thị trường và các dấu hiệu liên quan như dư nợ margin, IPO cổ phiếu chất lượng kém,…
Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN WIGROUP

  • Địa chỉ: Tầng trệt - tòa nhà Bcons Tower II, 42/1 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
  • Hotline: 1900 3109
  • Website: https://www.wigroup.vn/
  • Fanpage: WiGroup
  • Cộng đồng Wier: Redirecting...