Xác sống trở lại - HVN Hàng không Quốc gia Vietnam Airlines

TÓM TẮT ĐỘNG LỰC CHÍNH

- Tăng trưởng về lượng khách du lịch quốc tế, lẫn nhu cầu người dân trong nước
- Xóa lỗ từ Pacific Airlines chưa hạch toán hết
- Khai thác thêm các đường bay quốc tế và mua thêm tàu bay

1. TÌnh hình vĩ mô và ngành hàng không

a. Tình hình vĩ mô

  • Sau dịch Covid-19, chính phủ đã có nhiều hành động cụ thể để hỗ trợ, kích thích lại ngành du lịch của Việt Nam như:

  • Các chính sách về Visa như thời hạn miễn visa từ 15 đến 30 ngày, triển khai cấp visa điện tử giúp tiết kiệm thời gian và chi phí xin visa, giảm thời gian xét duyệt visa

- Chính sách về thuế như giảm thuế cho các doanh nghiệp du lịch, miễn thuế cho du khách được đưa ra


  • Chính sách về giá cả như khuyến khích các khách sạn giảm giá phòng để thu hút tham du khách nước ngoài.

  • Chính sách về cơ sở hạ tầng cho du lịch như sân bay, đường bộ, khách sạn, khu du lịch,…

  • Với nhiều chính sách hỗ trợ, kích thích du lịch của chính phủ, lượng du khách tới Việt Nam đã quay lại gần thời đỉnh cao khi trước dịch Covid-19.

b. Ngành hành không

  • Nếu xét trên mức độ hài lòng của khách hàng, dịch vụ trên máy bay, độ mới của đội máy bay trước thời điểm dịch Covid xảy ra thì ngành hàng không trong nước có 2 đối thủ cạnh tranh chính là Bamboo Airway và Vietnam Airline. Nhưng hiện tại với sự khó khăn của Bamboo Airways thì với phân khúc hiện tại ở trong nước, Vietnam Airlines có thể coi như là không có đối thủ cạnh tranh.

  • Sau những tác động mạnh mẽ từ rủi ro dịch bệnh, tỷ giá ngoại hối, giá nhiên liệu biến động mạnh do tình hình địa chính trị trên thế giới diễn biến phức tạp đã khiến cho chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao và doanh thu giảm mạnh khiến cho Bamboo airways thua lỗ nặng.

  • Trước đó, ông Lương Hoài Nam, Tổng giám đốc Bamboo Airways, cho biết trong năm 2023, hãng tái cơ cấu toàn diện bằng việc giảm số tàu bay từ 30 xuống 9 chiếc, trong đó có 3 chiếc Boeing 787, để lại đội bay còn 9 máy bay do Airbus và Embraer sản xuất.

  • Như vậy, cộng với việc đã ngừng khai thác loại máy bay Boeing B787-9 từ tháng 11/2023, sắp tới Bamboo Airways sẽ chỉ khai thác dòng máy bay thân hẹp Airbus A320/321 trên mạng đường bay nội địa và quốc tế khu vực. Do đó, Đội máy bay hành khách của Bamboo Airways từ tháng 4 sẽ bao gồm 8 chiếc A320/321

  • Với số lượng máy bay bị giảm đi đáng kể thì ta có thể thấy HVN gần như không có đối thủ cạnh tranh đối với ngành hành không trong nước.

2. Động lực tăng trưởng

a. Khai thác thêm chuyến bay

  • Theo đại diện Vietnam Airlines, việc tăng cường năng lực khai thác cho dịp cao điểm tới là nỗ lực của hãng trên cơ sở tối ưu hóa sử dụng đội tàu bay hiện có và mở mới các chuyến bay vào khung giờ sáng sớm, tối muộn trên một số đường bay có nhu cầu lớn.

  • Đại diện Vietnam Airlines cho hay, ngành hàng không đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt tàu bay. Nguyên nhân chính đến từ việc nhà sản xuất động cơ triệu hồi động cơ máy bay để kiểm tra, sửa chữa. Ngoài ra, khủng hoảng về chuỗi cung ứng toàn cầu, tình trạng thiếu nguồn nhân lực kỹ thuật hàng không sau COVID-19 gây ra vấn đề thiếu vật tư phụ tùng và công tác định kỳ, bảo dưỡng động cơ tàu bay bị kéo dài.

  • Các đường bay du lịch như giữa Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt, Phú Quốc, Côn Đảo… là những đường bay nội địa được tăng tải nhiều nhất. Đối với mạng bay quốc tế, Vietnam Airlines tập trung các chuyến bay đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia. Tính đến thời điểm này, nhiều chuyến bay đến các điểm du lịch vào dịp cao điểm đã đầy chỗ 70%.

  • Như vậy, hãng sẽ cung ứng tổng cộng 575.000 ghế và 2.900 chuyến bay trong giai đoạn giai đoạn cao điểm từ 26/4 đến 2/5. So sánh cùng kỳ năm ngoái, tổng số ghế nội địa và quốc tế tăng lần lượt hơn 10% và 12%.

b. Giá vé máy bay tăng

  • Theo đó, Thông tư sửa đổi khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách hạng phổ thông cơ bản. Các đường bay có khoảng cách dưới 500 km có mức giá trần là 1.600.000 đồng/vé/chiều với đường bay phát triển kinh tế - xã hội và 1.700.000 đồng/vé/chiều với các đường bay khác.

  • Các nhóm đường bay còn lại chịu mức tăng giá từ 50.000 - 250.000 đồng/vé/chiều so với quy định cũ, phụ thuộc vào độ dài từng đường bay.

  • Trước đó, Bộ Giao thông vận tải cho biết, việc đề xuất tăng giá vé máy bay nội địa là do sự thay đổi của các yếu tố hình thành giá vé, đặc biệt là giá nhiên liệu tăng và tỷ giá đều tăng cao. Số liệu cập nhật của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), giá nhiên liệu Jet A1 khu vực châu Á hồi tháng 6/2023 là 85,4 USD/thùng.

  • Theo tính toán của Cục Hàng không Việt Nam, với giả định tỷ trọng chi phí nhiên liệu chiếm 39,5% tổng chi phí, các yếu tố chi phí khác không có biến động thì với biến động của giá Jet A1 và tỷ giá USD/VND, chi phí nhiên liệu tháng 6/2023 của các hãng hàng không tăng 23,1% so với tháng 9/2015. Tác động của giá nhiên liệu làm tổng chi phí tăng 10,9% so với tháng 8/2015.

  • Cục Hàng không đã nhận được ý kiến của Vietnam Airlines, Vietjet, Pacific Airlines, Bamboo Airways về tăng giá vé máy bay nội địa.

c. Hồi phục mạnh mẽ từ lượng khách quốc tế

  • Đến thời điểm hiện tại, TCT đã khôi phục lại toàn bộ mạng bay nội địa và hầu như toàn bộ mạng bay quốc tế (chỉ trừ Nga, Myanmar), đồng thời khai thác thêm một số đường bay mới.

  • Trong thời gian tới, Vietnam Airlines sẽ cố gắng mở thêm nhiều đường bay quốc tế mới. Với việc nhận thêm hai tàu bay thân rộng Boeing Dreamliner 787-10 trong năm nay, chúng tôi đang nghiên cứu một số điểm đến mới xuyên lục địa tại châu Âu như Munich (Đức), Milan (Italy), Copenhagen (Đan Mạch), Seattle (Mỹ), Vancouver (Canada). Tại châu Á, Vietnam Airlines mở rộng khai thác tại thị trường Trung Quốc, thêm các đường bay tới Manila (Philippines)…

  • Từ tháng 9/2023, Vietnam Airlines tiếp tục tăng tần suất trên nhiều đường bay tới châu Âu, Úc và Trung Quốc, qua đó khôi phục gần 90% tần suất mạng bay quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng cao của hành khách. Song song, Hãng tiếp tục mở 4 đường bay mới là Hà Nội và Mumbai (Ấn Độ), Đà Nẵng - Đôn Mường (Thái Lan) và TP.HCM - Melbourne và TP.HCM - Perth (Úc).

3. Các điểm đáng chú ý

a. Tiếp tục hoàn trả tàu bay của Pacific Airlines để xóa nợ

  • Hãng bay có thu nhập khác hợp nhất đột biến do trong quý 1/2024 Pacific Airlines phát sinh thu nhập từ việc xóa nợ theo thỏa thuận trả tàu bay (đây là quí đầu tiên sau đại dịch covid Pacifci Airlines có kết quả kinh doanh lãi).

  • Số lượng tàu bay được trả lại: 6 chiếc Airbus A320
  • Giá trị khoản nợ được xóa: 220 triệu USD (khoảng 5.000 tỷ đồng)

=> Tổng lượng tiền xóa nợ từ Pacific Airlines là 5000 tỷ đồng nhưng trong báo cáo tài chính quý 1/2024 của HVN mới hạch toán được 3000 tỷ đồng. Do đó, HVN vẫn còn 2000 tỷ chưa hạch toán và quý 2 vẫn có thể tăng trưởng về lợi nhuận.

b. Gia nhập Hiệp hội các hãng hàng không châu Á-Thái Bình Dương

  • Ngày 14/11, tại Kuala Lumpur (Malaysia), hãng hàng không Vietnam Airlines đã chính thức gia nhập Hiệp hội các hãng hàng không châu Á-Thái Bình Dương (AAPA). Sự kiện khẳng định bước tiến mới của Vietnam Airlines trong việc mở rộng hợp tác quốc tế, tăng cường hoạt động và nâng cao vị thế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

  • Với việc gia nhập AAPA, Vietnam Airlines sẽ không chỉ tăng cường hiệu quả hoạt động tại châu Á-Thái Bình Dương mà còn nâng cao hình ảnh, vị thế của hãng hàng không quốc gia Việt Nam trên trường quốc tế. Vietnam Airlines có thể đề xuất, đóng góp các ý kiến, quan điểm của hãng cũng như của cả ngành hàng không Việt Nam đối với những vấn đề đáng chú ý trong khu vực. Đặc biệt, tham gia AAPA sẽ thúc đẩy hợp tác giữa Vietnam Airlines với các hãng hàng không hàng đầu châu Á, qua đó mang đến nhiều hơn nữa các sản phẩm, dịch vụ xuất sắc cho hành khách trên khắp thế giới

c. Mua 50 máy bay 737 MAX của Boeing

  • Chiều tối 11/9, tại Hà Nội, Vietnam Airlines và Tập đoàn Boeing đã ký bản ghi nhớ về việc chào bán 50 máy bay thân hẹp Boeing 737 MAX với giá trị 10 tỷ USD. Hợp tác này có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Joe Biden đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam và hai quốc gia Việt Nam-Hoa Kỳ nâng mối quan hệ lên mức Đối tác Chiến lược toàn diện.

  • Hãng hàng không Quốc gia đang triển khai xây dựng kế hoạch phát triển đội máy bay giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2035, trong đó đầu tư máy bay là dự án trọng điểm để Vietnam Airlines bảo đảm đạt được mục tiêu, tầm nhìn chiến lược đã đặt ra trong giai đoạn phục hồi và phát triển bền vững

4. Phân tích cơ bản

a. Báo cáo tài chính

  • Điểm tốt trong báo cáo tài chính các năm gần đây của HVN là nợ dài hạn giảm đáng kể qua từng năm. Việc này giúp doanh nghiệp bớt gánh nặng lãi vay.


  • Đồng thời với việc giảm nợ dài hạn, lỗ năm 2023 cũng giảm mạnh so với năm ngoái. Ta có thể thấy kĩ hơn trong báo cáo kết quả kinh doanh của HVN khi lãi gộp của HVN bắt đầu có lãi từ năm 2023

b. Định giá

  • Do ngành nghề kinh doanh của HVN cần lượng tiền đầu tư ban đầu khá lớn nên ta dùng EV/EBITDA để định giá doanh nghiệp.

  • Ta có thể thấy sự phục hồi của ngành hàng không giúp EBITDA của HVN có sự tăng trưởng trở lại.

  • Sử dụng EV/EBITDA, HVN có mức định giá hợp lý là 22.7k/cổ phiếu.


**- **

5. Phân tích kỹ thuật

  • HVN tạo CHoCH, xác nhận cho việc thay đổi cấu trúc từ giảm sang tăng với khối lượng giao dịch tăng mạnh.

  • Vùng gia mua gom quanh 18-19 chia làm 3 lần mua. Lần 1 mua lấy vị thế tại quanh 19.5, mua lần 2 khi backtest 18.0-18.5, xác nhận bật tăng trở lại với khối lượng gia tăng mua lần 3 full vị thế

Để nhận thêm những khuyến nghị và tư vấn. NĐT liên hệ
MR Dương Lớ
Trưởng phòng TVĐT VPS
Contact: 038.2626.279
Tổng hợp phân tích: Youtube Dương Lớ

Bài viết quá hay !

Múc thôi

@TieuLongNu cảm ơn bác nhiều