Một chu kỳ mới thực sự đã bắt đầu hay chưa

, , , , , , ,

Ở mọi thị trường thì chính sách tiền tệ luôn nguồn quyết định chu kỳ kinh tế chứ không phải kinh tế quyết định tới chính sách tiền tệ. Sau một đợt thắt chặt và kiểm soát gắt gao các nguồn cung huy động nguồn vốn của DN thì đợt này SBV đã đi đầu trong việc hạ lãi suất điều hành để giảm áp lực chi phí tài chính cho các DN đang gặp khó khăn trong vòng quay thu xếp tài chính.
339412829_214728957912703_2046781250096807257_n

Khi lãi suất bắt đầu hạ thì các DN mà ở đó ông chủ DN nắm trên 35% cp, thậm chí trên 50% cp thì sẽ có xu hướng tận dụng đưa giá trị DN lên lại sau chu kỳ giảm ở mức hoảng loạn giai đoạn cuối năm 2022, những cái tên từng nổi đình nổi đám trong thập niên trước như TCH cũng đang bị chiết khấu dưới cả giá trị tiền nắm giữ, những CP đã đi liền với những ông chủ luôn tạo game trên thị trường như KBC CEO IDJ API và còn nhiều cái tên khác chưa điểm danh nhờ anh chị em điền thêm nhé. Vậy rủi ro của thị trường còn những gì:

  1. FED đã thực sự giảm đà tăng lãi suất hay chưa cái này phải qua tháng 5 mới biết được chính xác nhưng dữ liệu đang cho thấy đà tăng lãi suất sẽ tạm hoãn trong tháng 5

  2. Biến động ctri trong nước

  3. là hiện tượng bank run ở Mỹ và Châu Âu liệu đã được cắt cơn hay chưa.

Bất kể 1 trong 3 cái ở trên xảy ra theo kịch bản xấu là sẽ kích hoạt đà bán ròng của nước ngoài ngay lập tức, kể cả hiện tượng bank run nước ngoài mặc dù bank trong nước không ảnh hưởng gì nhưng chứng chỉ quỹ nc ngoài tại VN huy động ở nc ngoài sẽ bị nđt bán ra ngay lập tức để thu tiền. Mà trong giai đoạn này và giai đoạn tháng 11 tới tết âm đà kéo thị trường là từ dòng tiền của nước ngoài nên khi dòng tiền này nghịch đảo là nội khối khó hấp thụ đà bán này.

Mỗi chu kỳ lên xuống của thị trường thì nó gắn liền với chính sách tiền tệ, VN đang đi trước xu hướng khi cho hạ lãi suất trong nước trước để đón đà giảm lãi suất của FED và DXY đang giảm để hỗ trợ các DN trong nước. Tuy nhiên điểm yếu hiện tại của VN là dữ trữ ngoại hối đang khá thấp và chưa hấp thụ lại ngoại tệ đã bơm ra năm ngoái, xét trong khu vực thì các nước như Sing, Indo, Thái họ đều tăng lãi suất điều hành và chỉ mỗi VN đi ngược dẫn tới với các DN xuất khẩu chủ đạo họ sẽ để tiền ở nc ngoài như Sing để ăn lãi suất $ bên đó chứ k đẩy ngoại tệ về sẽ làm hụt ngoại tệ, một số bank cũng đã có báo cáo về việc này khi các cty xuất khẩu mở L/C. Đồng thời như SamSung có thể vay tiền VND để trả lương thay vì đẩy tiền từ Hàn qua. Giải ngân tín dụng 2 tháng đầu năm của VN hiện nay rất thấp tới hiện tại chỉ tầm 1% và dư địa giải ngân năm nay cho 3 quý cuối năm còn rất lớn đây có thể là chìa khóa giải quyết ván bài trái phiếu đáo hạn trong quý 2 năm nay.

Điểm sáng là lãi suất đã giảm và nếu Vn k cần phải hy sinh tỷ giá quá lớn nữa thì thị trường chung đã tạo được đáy về cơ bản với những deal lớn từ VHM và VPB đoạn rồi, đỉnh của lãi suất thường là đáy của chứng khoán.

Quý 1 năm nay thì đa phần NĐT đều thấy được các DN sẽ thua lỗ nên khi m.n thận trọng bán hết danh mục thì tt có khi không chỉnh nếu nc ngoài vẫn mua ròng như hiện nay, bởi nếu xét theo giai đoạn 2-3 năm tới thì sẽ khó xảy ra những sự kiện như vừa rồi để có một nền giá rẻ cho nc ngoài giải ngân như hiện tại. Đồng thời việc chiết khấu giảm Dthu và LN quý 1 này nó đã được phản ánh vào giá từ cú sập quý 4 năm 2022 vừa rồi và m.n đều nắm được vde này nên đôi lúc tin ra thì tt lại không chỉnh nhiều.

Tổng kết giai đoạn hiện tại thượng tầng đang cho dấu hiệu êm để bình ổn, kinh tế thì đang được hỗ trợ bởi lãi suất giảm và các gói kích thích được bơm ra, trái phiếu DN tháng 6 đến hạn tầm hơn 120k tỷ nhưng tháng 3 tựu chung đã huy động ở mảng trái phiếu đk 25k tỷ và đang cho dấu hiệu hạ nhiệt của cục đáo hạn trái phiếu quý 2 này dần. Tỷ giá thì có thể cuối quý 2 sẽ có nhịp phá giá của VND với nhu cầu nhập khẩu của các DN FDI về nguyên liệu mạnh theo vụ mùa trong năm.
339743797_171346375772573_7655858856145760566_n