Mùa báo cáo kết quả kinh doanh, mùa của sự kết thúc

, , ,

Từ đầu năm tới nay, VNINDEX ghi nhận 3 đợt tạo đáy, thời điểm trùng với mùa công bố kết quả kinh doanh (Quý I – Tháng 4, Quý II – Tháng 7, Quý III – Tháng 10), cùng điểm lại như sau:

  • Tạo đáy tháng 4-5 do Call Margin, xuất phát từ việc siết tín dụng của ngân hàng nhà nước, phần lớn các nhà đầu tư có lời và chốt lời, khi áp lực chốt lời tăng cao dẫn tới Call Margin tài khoản nhà đầu tư khác. Nguyên nhân tiềm ẩn cũng nằm ở CPI của Mỹ đã rất cao kể từ đầu năm, trong khi đó FED lại chưa có bất cứ hành động nào đáng kể, các “cá mập” nhận ra được điều đó và dần rút tiền ra khỏi thị trường.

  • Tạo đáy tháng 7 do FED bắt đầu tăng lãi suất mạnh tay, cùng với đó là mối lo ngại lạm phát toàn cầu.

  • Thị trường giảm từ tháng 9 và chưa có dấu hiệu tạo đáy do tâm lý lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu, đứt gãy chuỗi cung ứng, chi phí sản xuất, giá hàng hóa đẩy lên cao, khiến nhu cầu suy giảm.

Trong các giai đoạn tạo đáy, rất nhiều cổ phiếu bị bán tháo, và có thể tiếp tục bị bán nếu như tình hình vĩ mô không mấy tích cực. Chúng ta sẽ cùng phân tích rủi ro và cơ hội của những cổ phiếu này.

1. Phân loại cổ phiếu bị bán mạnh trong các đợt tạo đáy

Nhóm 1: Rủi ro

  • Nhóm các cổ phiếu này thường không có thông tin xấu, nhưng vẫn bị bán với thanh khoản lớn, thậm chí bán sàn. Khả năng cổ phiếu đã hết chu kì, kì vọng về kết quả kinh doanh đã phản ảnh hết vào giá, kì vọng về sự tăng trưởng của doanh nghiệp đã không còn. Với những nhóm cổ phiếu đang ở vùng giá cao, đặc biệt là các nhóm cổ phiếu được hưởng lợi trong giai đoạn Covid, đang đối mặt với rủi ro lớn. Nhà đầu tư cần cân nhắc thoát khỏi vị thế đối với cổ phiếu này.

  • Nhóm cổ phiếu này đặc biệt rủi ro nếu thị trường chung tiếp tục đà giảm.

Ví dụ: Cổ phiếu ngành hóa chất; Cổ phiếu ngành vận tải biển.

Nhóm 2: Cơ hội

  • Nhóm các cổ phiếu này đã hết chu kì từ trước và hiện tại bị ảnh hưởng bởi các thông tin xấu. Tuy nhiên, với những cổ phiếu giảm trong một thời gian dài thì thời điểm hiện tại không còn quá rủi ro, vì mức chiết khấu đã đủ lớn. Đây có lẽ là cơ hội mà các nhà đầu tư nên đưa vào tầm ngắm.

  • Nhóm cổ phiếu này là cơ hội đặc biệt nếu thị trường chung tiếp tục đà giảm, bởi P/B của rất nhiều cổ phiếu đã tiệm cận mức trung bình của 10 năm gần nhất.

Ví dụ: Cổ phiếu ngành Ngân hàng, Chứng khoán, BĐS, BĐS – KCN.

2. Sự kết thúc của ngành này là khởi đầu của ngành khác

  • Việc sớm nhận ra nhóm cổ phiếu chuẩn bị kết thúc chu kì vô cùng quan trọng, giúp nhà đầu tư đưa ra hành động kịp thời, bởi khi cổ phiếu kết thúc chu kì, thời gian để quay trở lại chu kì là rất dài. Tuy nhiên sự kết thúc của một nhóm ngành sẽ là khởi đầu của nhóm ngành khác.

Ví dụ: Cổ phiếu ngành Ngân hàng kết thúc chu kì vào T17/2021 – Thời điểm khởi đầu của cổ phiếu ngành Năng lượng; Cổ phiếu ngành Thép kết thúc vào T10/2021 – Khởi đầu của cổ phiếu ngành BĐS; Cổ phiếu ngành BĐS kết thúc vào T1/2022 – Khởi đầu của cổ phiếu ngành Xuất khẩu hóa chất.

Không phải tất cả các cổ phiếu đã chiết khấu đều là cơ hội, nhà đầu tư cần lọc ra những cổ phiếu đã chiết khấu hợp lý và có động lực tăng trưởng cho kế hoạch đầu tư của mình!

Trao đổi chiến lược đầu tư - Chọn lọc điểm mua/bán - Link trên info nhé anh chị em.

1 Likes