Năng lượng tái tạo - cuộc chơi không dành cho số đông

, , ,

TẠI SAO NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO CÓ CƠ HỘI PHÁT TRIỂN CHO VIỆT NAM TRONG NĂM 2023?

  • Tiềm năng năng lượng tái tạo: Việt Nam có một tiềm năng lớn trong việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như gió, năng lượng mặt trời, thủy điện, sinh khối và nhiệt địa cầu. Các nguồn năng lượng này có thể được sử dụng để sản xuất điện và giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước.
  • Nhu cầu năng lượng tăng cao: Với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế và dân số, nhu cầu năng lượng của Việt Nam đang tăng cao. Sử dụng năng lượng tái tạo là một giải pháp hiệu quả để đáp ứng nhu cầu năng lượng và đồng thời giảm thiểu tác động của năng lượng truyền thống đến môi trường.
  • Sự ưu đãi từ chính phủ: Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách ưu đãi để khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo, bao gồm các khoản đầu tư tài chính, giảm thuế và hỗ trợ phát triển hệ thống điện tái tạo.
  • Tăng trưởng kinh tế: Sử dụng năng lượng tái tạo sẽ giúp tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thông qua việc tạo ra các công việc mới trong ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, đồng thời giảm chi phí năng lượng và tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.
  • Giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Sử dụng năng lượng tái tạo sẽ giảm thiểu sự phát thải khí thải và ô nhiễm môi trường, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

ĐIỀU KIỆN VỀ KHÍ HẬU THỜI TIẾT TẠI VIỆT NAM:
2022 là năm thứ 3 liên tiếp của hiện tượng La Nina (mưa nhiều), và xác suất để hiện tượng này duy trì đến hết mùa xuân 2023 là 70-75%. Nắng nóng cũng được dự báo cao hơn năm 2022 về số đợt và mức độ gay gắt. Lượng mưa thấp hơn đến tương đương trung bình nhiều năm. Khi nắng nóng lượng điện tiêu thụ sẽ gia tăng (nhu cầu làm mát cho gia đình, sản xuất kinh doanh,…)

Một trong những Doanh nghiệp hưởng lợi cả về khí hậu thời tiết và cơ hội phát triển tại Việt Nam là Công Ty Điện Gia Lai - GEG. Bài hôm trước đã được phân tích tổng quan về những Dự án đã, đang và sắp triển khai của doanh nghiệp. Nay tập trung vào dự án cốt lõi của doanh nghiệp trong năm 2022-2023 nhé ạ.

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2022 CỦA GEG VÀ DỰ ÁN TÂN PHÚ ĐÔNG 1:

  • Triển khai hợp tác với công ty TNHH SK E&S để đảm bảo nguồn vốn triển khai cho dự án Điện gió Tân Phú Đông 1 (TPD 1).
  • Với tình hình thời tiết hiện tại của Việt Nam, GEG dự kiến 2023 sẽ đạt động lượng điện là 1.29 tỷ kWh trong đó có điện gió là 537 triệu kWh (tăng 68%), dự kiến mang về 1.15 ngàn tỷ đồng - bao gồm dự án điện gió TPD1 dự kiến vận hành vào t4/2023. Tuy nhiên CP lãi vay của GEG tăng 67% so với cùng kỳ do 1 phần ghi nhận từ LS vay cho dự án TPD 1.

KẾ HOẠCH TĂNG TRƯỞNG NĂM 2023:

  • Ảnh hưởng từ khung giá điện mới từ Bộ Công Thương và dự thảo QHĐ 8: Hiện GEG chuận bị đưa vào vận hành dự án điện gió TPĐ 1, tuy nhiên giá bán dự kiến sẽ giảm so với giá FIT 1 sau khung giá mới.
  • Tiến độ của dự án TPĐ 1: Công ty trực tiếp sở hữu dự án TPĐ 1 là Điện gió Tiền Giang (công ty con của GEG) đã đàm phán được 2 vòng với EVN (trên tổng 4 vòng), GEG kỳ vọng sẽ kết thúc quá trình đàm phán trong quý 2/2023. Trang trại gió TPĐ 1 dự kiến đi vào HĐ vào Q3/2023 sau khi có khung giá cho các dự án NLTT chuyển tiếp & QHĐ 8 được phê duyệt và ban hành => TPĐ 1 được coi là vị cứu tinh của GEG trong thời điểm giá bán thấp hơn so với kỳ vọng là 1,815.95 đồng/kWh(thấp hơn 21,8% so với giá FIT trước đây và được giữ nguyên trong 20 năm tuổi thọ dự án).
  • Ngoài ra với tình hình thời tiết hiện tại kèm theo căn cứ thực tế vận hành của các NM Điện trong 3 năm gần nhất, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 dự kiến như sau:
  1. Tổng SL hợp nhất KH: 1,293 tỷ kWh (KH của GEC: 361 triệu kWh), trong đó:
  • Thủy điện: 349 triệu kWh, bằng 97% so với thực hiện năm 2022.
  • ĐMT và Áp mái: 407 triệu kWh, tăng 8% so với thực hiện năm 2022.
  • Điện gió: 537 triệu kWh, tăng 68% so với thực hiện năm 2022.
  1. DT điện hợp nhất KH (chưa bao gồm thuế, phí): 2.419 tỷ đồng (KH của GEC: 559 tỷ đồng), trong đó:
  • Thủy điện: 379 tỷ đồng, bằng 97% so với thực hiện 2022.
  • ĐMT và Áp mái: 893 tỷ đồng, vượt 10% so với thực hiện năm 2022
  • Điện gió: 1.147 tỷ đồng (vượt cao so với cùng kỳ do năm 2023 đưa vào vận hành Dự án TPĐ 1)

Để hoàn thành được SL và DT công ty sẽ cố gắng thực hiện:

  • Củng cố công tác vận hành tối ưu các NM Điện + Đối mới phương pháp quản lý kế hoạch
  • Phấn đấu đưa dự án Điện Gió TPĐ 1 vào vận hành trong quý II/2023

Các dự án NLTT là cả một quá trình dài hạn, không chỉ 1-2 tháng là có thể xong được, các kỳ vọng được xếp vào loại kỳ vọng năm, anh/chị thay vì theo dõi kết quả, hãy tập trung theo dõi tiến độ của Dự Án doanh nghiệp nói chung để có quyết định đầu tư tốt hơn nhé ạ.!!!