Nhận định chứng khoán tuần 29-31/8/2022: Quá trình rung lắc sẽ liên tục xảy ra

, ,

Thị trường điều chỉnh trong phiên cuối tuần nhưng có một tuần tăng điểm với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm. Đây cũng là tuần tăng thứ 7 liên tiếp của chỉ số VN-Index, chuỗi tăng dài nhất theo tuần kể từ đầu năm 2021. Theo nhận định, trong tuần giao dịch từ 29-31/8, VN-Index hồi phục ở mức 1.315 điểm và NĐT ngắn hạn nên là ưu tiên giảm tỷ trọng cổ phiếu khi chỉ số sát vùng kháng cự.

VN-Index có thể sớm dừng chân trước ngưỡng 1.300 điểm

(CTCK Đông Á - DAS)

Nỗ lực tăng điểm trong phiên sáng của VN-Index không trọn vẹn khi chỉ số quay đầu giảm điểm cuối ngày giao dịch. Số lượng mã cổ phiếu giảm giá áp đảo thị trường. Mặc dù đã có đà phục hồi 7 tuần tăng liên tiếp kể từ vùng đáy, nhưng tâm lý nhà đầu tư vẫn hiện hữu sự thận trọng, sẵn sàng quay sang bán mạnh khi đà tăng bị chựng lại. Với quy định mới về thời gian thanh toán giao dịch chứng khoán được rút ngắn, vòng quay nhanh hơn, trong tuần tới thị trường sẽ có thể chứng kiến sự biến động tăng giảm hối hả hơn khi việc hiện thực hóa lợi nhuận diễn ra sớm hơn, thuận lợi hơn cho nhà đầu tư ngắn hạn.

Nhận định chứng khoán tuần 29-31/8/2022: Quá trình rung lắc sẽ liên tục xảy ra
Ưu tiên giảm tỷ trọng cổ phiếu khi chỉ số sát vùng kháng cự.Hình minh họa

Với phiên giao dịch hôm nay, nhịp hồi phục hiện tại của VN-Index có thể sớm dừng chân trước ngưỡng 1.300 điểm trong ngắn hạn. Nhà đầu tư có thể chuyển sang chiến lược giao dịch ngắn hạn trên các nhóm cổ phiếu nhạy với trạng thái thị trường như bất động sản, chứng khoán, thép, dầu khí… Đối với danh mục trung dài hạn, có thể chờ mức giá được chiết khấu hấp dẫn hơn để gia tăng nhóm ngân hàng, xây dựng hạ tầng và khu công nghiệp.

Ưu tiên giảm tỷ trọng cổ phiếu

(CTCK Tân Việt - TVSI)

Thị trường điều chỉnh giảm trong phiên hôm nay sau chuỗi ba phiên tăng ấn trượng trước đó. Trong phiên giao dịch sáng các chỉ số tăng nhẹ và VN-Index tiến sát về mốc 1.300 điểm nhưng số lượng cổ phiếu giảm hơi nhỉnh hơn số cổ phiếu tăng. Ở phiên giao dịch chiều áp lực bán xuất hiện đồng loạt khiến chỉ số quay đầu giảm điểm với đa số cổ phiếu đóng cửa giảm giá.

VN-Index kết phiên ở 1.282,57 điểm (-6,31 điểm) và VN30 đóng cửa ở 1.306,81 điểm (-4,74 điểm). Thanh khoản tăng nhẹ so với phiên trước với thanh khoản khớp lệnh sàn HOSE đạt quanh mức 14.600 tỷ đồng. Mức độ lan tỏa của thị trường chuyển sang tiêu cực khi số mã tăng điểm chỉ chiếm 25%; số mã đi ngang chiếm 13% và có tới 62% số cổ phiếu giảm điểm. Khối nhà đầu tư ngoại bán ròng nhẹ với quy mô hơn 60 tỷ đồng trên sàn HOSE tập trung vào các cổ phiếu: VIC; EIB; VJC; SSI; KBC; GAS…Ở chiều ngược lại, họ mua ròng nhẹ ở các cổ phiếu: VHC; VNM; HDB; NLG; CTG…

Diễn biến giảm điểm hôm nay theo góc nhìn của TVSI là khá bình thường khi các chỉ số tiếp cận gần vùng kháng cự và kỳ nghỉ Lễ đang tới gần. Hơn nữa, các chỉ số đã có ba phiên tăng liên tiếp với mức tăng tốt nên có áp lực điều chỉnh lại là điều dễ hiểu. Mặc dù điểm số tăng tốt trong tuần qua nhưng số lượng cổ phiếu mang lại lợi nhuận không nhiều với mức lợi nhuận mỏng. Trong khi đó, số lượng cổ phiếu đi ngang hoặc gây thua lỗ nhẹ vẫn chiếm đa số.

Do đó, TVSI vẫn bảo lưu quan điểm đây là sóng hồi phục với vùng mục tiêu của VN-Index ở 1.315 điểm và đánh giá các chỉ số đang tiến về vùng rủi ro. Chiến lược hợp lý với nhà đầu tư ngắn hạn nên là ưu tiên giảm tỷ trọng cổ phiếu khi chỉ số sát vùng kháng cự.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng, BĐS KCN, chứng khoán,… quay trở lại đà tăng

(CTCK MB - MBS)

Thị trường trong nước điều chỉnh trong phiên cuối tuần nhưng vẫn hoàn tất một tuần tăng điểm với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm. Đây cũng là tuần tăng thứ 7 liên tiếp của chỉ số VN-Index, chuỗi tăng dài nhất theo tuần kể từ đầu năm 2021.

Thanh khoản khớp lệnh sàn HOSE tiếp tục tăng lên mức 14.681 tỷ đồng so với mức 13.674 tỷ đồng ở phiên hôm qua và mức bình quân 14.091 tỷ đồng của tuần trước. Tổng cộng có 614 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng thành công so với mức bình quân 612 triệu cổ phiếu 10 ngày trước đó.

Thị trường điều chỉnh khi tiệm cận vùng cản tâm lý 1.300 điểm, đây đã là tuần tăng thứ 7 liên tiếp của chỉ số VN-Index, chuỗi tăng dài nhất theo tuần kể từ đầu năm 2021. Trong 3 tuần gần đây, tuần này thị trường có mức tăng mạnh nhất và thanh khoản cũng được cải thiện, liên tiếp 3 phiên vừa qua thanh khoản đều tăng.

Hiện tại, dòng tiền đang quan tâm đến các nhóm cổ phiếu hàng hóa cơ bản như: phân bón, hóa chất, dầu khí, thép,… khi giá dầu quay lại ngưỡng 100 USD/thùng, bên cạnh đó chỉ số hàng hóa cũng bật tăng trở lại trên 2% trong tuần này. Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng, bất động sản khu công nghiệp, chứng khoán,… cũng có thể quay trở lại đà tăng trong tuần sau khi mức tập trung vốn ở các nhóm ngày đang tăng lên.

Duy trì tỉ trọng hợp lý

(CTCK Sài Gòn - Hà Nội - SHS)

VN-Index có tuần thứ 07 liên tiếp tăng điểm từ vùng đáy 1.140-1.150 điểm lên vùng giá 1.285-1.300 điểm của ngày 10/06/2022_thời điểm bắt đầu nhịp giảm mạnh. Kết thúc tuần VN-Index ở mức 1.282,57 điểm, điều chỉnh trở lại khi chạm vùng kháng cự quanh 1.300 điểm, nhưng vẫn tăng 1,06% so với tuần trước. Thị trường vẫn duy trì tăng điểm nhưng sự thận trọng, áp lực bán ngắn hạn đang gia tăng mạnh hơn sau 07 tuần tăng điểm. Thể hiện qua áp lực điều chỉnh tăng ở nhiều mã với thanh khoản gia tăng trên mức trung bình trong phiên giao dịch cuối tuần 26/08/2022, trước khi vòng xoay T2 bắt đầu vào ngày 29/08/2022.

Trên quan điểm kỹ thuật, thị trường vẫn chưa hoàn toàn vượt lên vùng 1.260-1.285 điểm, duy trì phân hóa mạnh trong vùng kháng cự với quá trình rung lắc liên tục sẽ xảy ra để hấp thu áp lực cung vùng giá cao, cũng như thu hút lực cầu mới đối với các mã, nhóm ngành có tiềm năng tăng trưởng tốt. Phù hợp với động thái tái cơ cấu danh mục của các nhà đầu tư.

Trên góc nhìn dài hạn, thị trường vẫn đang tích lũy trên nền định giá ở mức thấp so với trung bình 5 năm gần nhất, trong bối cảnh tăng trưởng nền kinh tế vẫn được duy trì. Nhà đầu tư nên duy trì tỉ trọng hợp lý và chỉ xem xét chọn lọc giải ngân, tích lũy đối với những cổ phiếu có triển vọng tăng trưởng trong quý III/2022, đang thu hút dòng tiền ngắn hạn gia tăng.

Những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
nguồn:

biết đc trước luôn. giỏi ghê. vỗ tay

thật hay đùa vậy bác