VPG đột phá mảng kinh doanh chính và tiềm năng phát triển mảng Bất động sản

CTCP Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát (HOSE: VPG) trước nay được biết đến là một trong những nhà cung cấp than cốc và quặng sắt hàng đầu cả nước cho các nhà máy sản xuất thép. Bên cạnh mảng kinh doanh chính, VPG đã và đang “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản, bước đầu gặt hái được một số thành công

Link bài gốc: VPG đột phá mảng kinh doanh chính và tiềm năng phát triển mảng Bất động sản | Vietstock

Về đồ thị kỹ thuật thì VPG cũng siêu đẹp khi vẫn thể hiện Uptrend rõ ràng và vừa về lấp thành công quá GAP để lại sau phiên chia tách.

lên được 100k không? để t vào xếp gạch

Vpg vẫn cô đặc ổn định kinh doanh quặng than thép. Thêm bds nữa thì như hổ mọc thêm cánh

khi nào mới chia cổ tiếp nhỉ

Mới có quyên mua

1 Likes

Trở lại đường đua

1 Likes

Giá thơm quá

2 Likes

Bác tham quá

Siêu cổ phiếu

Siêu cổ phiếu là phải x10 nhé bác. Khi nào VPG x10 thì bán :grin:

Nhất bác

1 Likes

Bác còn muốn xếp ko?

10 năm nữa ah bác

lên thuyền. nay vừa múc nnghìn cổ.

VPG – Siêu cổ phiếu cho năm 2022
Mức giá: Hiện tại thị giá VPG đang ở mức giá 51,2, tôi khuyến nghị mua với giá mục tiêu 88.

• Giới thiệu chung về công ty
• Định hướng sắp tới của công ty
• Phân tích những yếu tố ngành kinh doanh tác động đến công ty
• Phân tích rủi ro và cơ hội
• Phân tích các chỉ số tài chính cơ bản
• Định giá công ty

Giới thiệu chung về công ty:
• Việt Phát là doanh nghiệp chuyên nhập khẩu quặng sắt và than cốc về phân phối cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước, ngoài ra công ty còn kinh doanh thêm các mảng khác như vận tải hàng hóa, dịch vụ kho bãi, bất động sản,…Mảng than cốc là mảng đóng góp lớn nhất trong cơ cấu doanh thu của Việt Phát, chiếm 69% doanh thu, mảng quặng sắt đóng góp 24% doanh thu, còn lại là các mảng kinh doanh khác.

Định hướng sắp tới của công ty:
• Tiếp tục là nhà cung cấp nguyên liệu hàng đầu cho các nhà máy thép:
• Cung cấp nguyên liệu quặng sắt cho các nhà máy như Hòa Phát, Gang thép Việt Trung, Gang thép Cao Bằng,….Dự kiến mỗi năm cung cấp sản lượng cho các nhà máy vào khoảng 1 triệu tấn/năm.
• Cung cấp nguyên liệu quặng vê viên nhập khẩu, than cốc cho nhà máy Việt Trung với sản lượng quặng vê viên hằng năm từ 100.000 tấn đến 150.000 tấn, và sản lượng than cốc cho nhà máy Việt Trung, Hóa chất Đức Giang, Gang thép Cao Bằng, Gang thép Tuyên Quang từ 200.000 tấn đến 300.000 tấn.

• Cung cấp thép phế liệu cho một số nhà máy luyện thép dùng công nghệ lò trung tần như Gang thép Thái Nguyên, Thép Việt Nhật, Sengli,…với sản lượng hằng năm từ 50.000 tấn đến 80.000 tấn.

• Cung cấp phôi thép cho một số nhà máy cán thép như Thép Việt Úc, SSE, TISCO, Thép Việt Đức,…với sản lượng hằng năm từ 50.000 tấn đến 80.000 tấn.
• Cung cấp thép thành phẩm cho các dự án, công trình lớn sản lượng hằng năm dự kiến từ 50.000 tấn đến 80.000 tấn.

• Đẩy mạnh tiêu thụ than nhiệt vào các nhà máy nhiệt điện của Tập đoàn Điện lực (EVN) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) như Nhiệt điện Vĩnh Tân, Nhiệt điện Hải Phòng, Nhiệt điện Duyên Hải,…thuộc EVN; với sản lượng hằng năm từ 500.000 tấn đến 1 triệu tấn.

• Đẩy mạnh dịch vụ vận tải, Logistics cả chiều rộng và chiều sâu, dài hạn như kí kết vận tải với Thép Hòa Phát, dịch vụ Logistics than nhập khẩu cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với sản lượng 6 triệu đến 7 triệu tấn/năm.

• Phát triển mảng đầu tư dự án, bất động sản lớn với các đối tác có uy tín thương hiệu không chỉ trong nước mà còn trên thế giới như AEON MALL, VINCOM, IMG,…Với các dự án có quy mô tầm cỡ như đại siêu thị AEON MALL Hải Phòng, dự án khu hành chính, đô thị Bắc Sông Cấm, dự án đất liền kề Vĩnh Niệm,…

Phân tích những yếu tố ngành kinh doanh tác động đến công ty

• Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị các giải pháp nhằm ổn định cung cầu và giá thép trong năm 2021, Bộ Công Thương đã đưa ra dự báo, năm 2021 Việt Nam tiếp tục phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu để sản xuất thép như quặng sắt khoảng hơn 18 triệu tấn, thép phế liệu khoảng 6 - 6,5 triệu tấn, than cốc khoảng 6,5 triệu tấn,…trong khi đó thị trường trong nước mới chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu nguyên liệu.

• Nói riêng về ngành than, than sản xuất trong nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất điện, khối lượng than sản xuất trong nước cung cấp cho sản xuất điện chiếm 70-80% lượng tiêu thụ toàn ngành.

• Theo đánh giá của giới chuyên gia, sau khi hàng loạt các nhà máy nhiệt điện than ào ạt ra đời như Mông Dương, Uông Bí, Cẩm Phả (Quảng Ninh), Duyên Hải (Trà Vinh),… hoạt động nhập khẩu than đá của Việt Nam tăng mạnh. Bên cạnh đó, việc nguồn than trong nước đang ngày một cạn kiệt khiến xu thế nhập khẩu than sẽ còn tăng nhanh trong thời gian tới.

• Dựa vào những số liệu thống kê, ta có thể nhận định mảng than nhập khẩu đang ở giai đoạn tăng trưởng.
Phân tích rủi ro và cơ hội

a. Rủi ro
• Rủi ro từ biến động kinh tế thế giới: trong những năm gần đây ngành thép đang đối mặt với hàng loạt khó khăn, xuất phát từ những căng thẳng kéo dài và khó lường của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, cùng với đó là sự giảm tốc của nền kinh tế thế giới, kéo theo sự sụt giảm của các ngành công nghiệp sản xuất, công nghiệp phụ trợ.
• Rủi ro từ giá nguyên vật liệu: giá các nguyên vật liệu và thành phẩm thép cũng biến động liên tục, điều này ảnh hưởng đến hoạt động bất động sản của công ty.

b. Cơ hội

• Cơ hội đến từ việc giá than cốc tăng mạnh trong thời gian gần đây, do nhu cầu tăng mạnh của các nhà sản xuất thép Trung Quốc và nhiều quốc gia khác sau đại dịch, cùng với đó là căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Australia cũng góp phần khiến cho giá than cốc tăng trong thời gian vừa qua, giúp cho biên lợi nhuận của công ty tăng lên đáng kể, đạt mức 20%.

• Nhờ vào chính sách thúc đẩy đầu tư công của Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới để khôi phục kinh tế sau đại dịch, các doanh nghiệp sản xuất thép đang đẩy mạnh công suất để đáp ứng nhu cầu rất lớn hiện nay, đó là cơ hội cho công ty để đáp ứng nhu cầu than cốc và quặng sắt cho các đối tác lâu năm.
Phân tích các chỉ số tài chính cơ bản

• Biên lợi nhuận gộp: ba năm gần nhất giao động từ 12%-18%, năm 2021 nhờ giá than cốc tăng mạnh, biên gộp tăng lên 20%, biên gộp khá cao chứng tỏ công ty có một vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành.

• ROIC: chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn đầu tư ba năm gần nhất giao động từ 12%-17%, dự kiến năm 2021 tăng mạnh lên 53%, chứng tỏ ban lãnh đạo công ty sử dụng vốn rất hiệu quả.
• Tỷ lệ (Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp)/Lãi gộp: tôi thường nhìn chỉ tiêu này để đánh giá khả năng quản lý các chi phí của doanh nghiệp cũng như đặc thù của doanh nghiệp đó, ba năm gần nhất chỉ tiêu này giảm dần từ 81% năm 2018, 77% 2019 về 38% năm 2020, dự kiến 2021 giảm về còn 21% cho thấy
công ty đang quản lý rất tốt các chi phí.

• ROE: ROE ba năm gần nhất giao động từ 15%-18%, dự kiến năm 2021 tăng mạnh lên 50%.
Định giá công ty
Để ngắn gọn súc tích, tôi xin dùng phương pháp PE để định giá công ty thay vì phương pháp dòng tiền chiết khấu.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần của VPG đạt hơn 3,076 tỷ đồng, gấp 2.1 lần cùng kỳ. Sau khi trừ đi chi phí, VPG lãi sau thuế xấp xỉ 360 tỷ đồng, gấp 13 lần cùng kỳ.

Dựa vào giá than cốc đang tăng cao, tôi kỳ vọng cả năm 2021 Doanh thu đạt 4000 tỷ, LNST đạt 500 tỷ, tương đương EPS 11500, với kỳ vọng PE ở mức trung bình là 7,3.
Tôi không khuyến nghị mua bán nếu các bạn chưa đọc hiểu về doanh nghiệp.

Mọi phân tích đánh giá đều mang tính thời điểm, các đánh giá có thể sẽ thay đổi nếu các điều kiện bên ngoài thay đổi.

Hàng ngon, vào trú ẩn thôi

Chơi

1 Likes

Con này còn lên được nữa không các bác?

Doanh nghiệp còn phát triển, doanh thu lợi nhuận còn tăng trưởng thì vẫn tăng bình thường.

1 Likes

Với nhiều biến động lạm phát, địa chính trị ảnh hưởng giá các loại nguyên vật liệu, VPG t tin sẽ lên 100k trong năm nay

1 Likes