may quá bữa giờ nghỉ lễ hơi sâu chưa kịp làm gì
haha. thôi bạn cứ cầm cash đi, giai đoạn này ko nên trading đâu
Hôm nay lại thêm một ngày thị trường CKVN ảm đạm, áp lực bán giảm sâu. Thị trường chứng khoán bất ngờ lao dốc trong phiên giao dịch đầu tiên sau kì nghỉ lễ, áp lực bán chi phối mạnh mẽ ngay từ đầu phiên. Khối lượng giao dịch liên tục nằm dưới mức MA20 thể hiện dòng tiền tham gia vẫn còn hạn chế khi mà tâm lí thị trường điêu đứng.
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC FED CẮT GIẢM LÃI SUẤT
Lãi suất Fed giảm có thể làm giảm lãi suất vay và tiết kiệm trong nước, điều này hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp vay vốn mở rộng hoạt động thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.
Ngoài ra, khi lãi suất Fed thấp, gửi tiết kiệm trở nên kém hấp dẫn hơn, dòng vốn chảy ra nước ngoài lớn hơn khiến USD mất giá.
- Đô la suy yếu có tác động tích cực đối với các doanh nghiệp vay vốn bằng USD do giảm chi phí vay vốn.
- Mặc khác, USD mất giá khiến cho việc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài của Mỹ trở nên đắt đỏ hơn. Từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp xuất khẩu của VN (do Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của VN)
- Ngược lại, USD suy yếu khiến cho hàng hóa Mỹ trở nên rẻ hơn, các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ bằng USD cũng có thể hưởng lợi từ điều này
Vì thế Ad cho rằng để đón trước ảnh hưởng của sự kiện này, NDT có thể nghiên cứu đầu tư vào các công ty hưởng lợi nhờ Dollar giảm giá.
Imexpharm sắp phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 100%, giá cổ phiếu lập đỉnh mới
Thông tin phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông với tỷ lệ 100% để tăng vốn lên gấp đôi (xuất hiện từ cuối tháng 4) giúp giá cổ phiếu của CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) tăng mạnh 85% so với đầu năm và tạo đỉnh mới. Với tỷ lệ thực hiện quyền 100%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cp được nhận 1 cp mới, Dược phẩm Imexpharm dự kiến phát hành thêm hơn 77 triệu cp. (Thời gian thực hiện trong quý 3-4/2024)
Nguồn vốn phát hành từ thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2023 đã được kiểm toán có giá trị hơn 1,382 tỷ đồng.
Nếu phát hành thành công, IMP sẽ tăng vốn gấp đôi lên hơn 1,540 tỷ đồng, tương ứng hơn 154 triệu cp.
Liên quan đến tăng vốn, Công ty Dược phẩm này cũng vừa chi cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 20% (gồm 10% bằng tiền mặt và 10% cổ phiếu) vào tháng 7 vừa qua.
Niêm yết từ năm 2006, IMP trả cổ tức đều đặn hàng năm cho cổ đông với tỷ lệ dao động từ 5-22% bằng tiền/cổ phiếu.
Sau khi có thông tin Dược phẩm Imexpharm muốn nâng vốn lên gấp đôi từ cuối tháng 4, giá cổ phiếu IMP liên tục tăng mạnh và xác lập đỉnh mới trong phiên sáng 06/09 quanh 93,800 đồng/cp, tăng 85% so với đầu năm, thanh khoản bình quân đạt hơn 55 ngàn cp/phiên.
DBC: DABACO Người anh cả dẫn đầu sóng heo
DBC là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành chăn nuôi, thành công hoàn thiện chuỗi giá trj 3F với 8 nhà máy thức ăn chăn nuôi, 11 đơn vị nuôi heo và 7 đơn vi nuôi gà. Để bổ trợ cho chăn nuôi, DBC đã phát triển cá đơn vị nghiên cứu Vaccine và con giống, kinh doanh cảng và SX bao bì, bên cạnh đó DBC đa dạng hoá doanh thi khi mở rộng sang kinh doanh BĐS nhà hàng khách sạn và Nhà ở XH
Câu chuyện doanh nghiệp
-
DBC có 1 dây chuyền giết mổ gà được nhập khẩu từ Đan Mạch với công suất 2.000 con/giờ.
-
Dabaco hiện có 6 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đang hoạt động, có tổng công suất thiết kế trên 1.500.000 tấn/năm.
-
Giá heo đang tăng chủ yếu do nhu cầu thịt heo cải thiện vào dịp lễ tết, nguồn cung sụt giảm do dịch tả lợn châu Phi quay trở lại. Về giá thức ăn chăn nuôi, giá lúa mỳ, ngô và ngũ cốc (TACN) đang hạ nhiệt giúp cắt giảm chi phí đầu vào
-
Dự án Vaccine dịch tả lợn sẽ là nguồn thu mới (Vaccine Dacovac-ASF2 phòng dịch tả lợn châu Phi, được gấp rút tiến hành kiểm nghiệm và đánh giá GMF. Không chỉ mục tiêu lưu hành trong nước mà còn xuất khẩu cho các quốc gia chăn nuôi heo lớn, mang lại nguồn thu bền vững
-
DBC triển khai xây dựng nhà máy với công suất 200 triệu liều/năm đang đi vào khâu hoàn thiện cuối cùng. Khi đưa vào thương mại thì đây được kỳ vọng là động lực lớn cho DBC tăng trưởng doanh thu, cải thiện biên lợi nhuận
-
Luật chăn nuôi (2020) đã toạ điều kiện chiếm lại thị phần từ hộ nhỏ lẻ, ảnh hưởng đến nguồn cung và thúc đẩy chuyển đổi sang các DN lớn hoàn thiện chuỗi giá trị sở hữu đủ hạ tầng chăn nuôi như DBC
Cập nhật KQKD Q2.2024 và 6 tháng đầu năm 2024
Trong Quý 2, Dabaco ghi nhận doanh thu đạt 3.331 tỷ đồng (-5,9%yoy) và LNST đạt 145 tỷ đồng (-55,5% yoy). Lợi nhuận suy giảm mạnh so với cùng kỳ bởi không còn khoản lợi nhuận đột biến từ BĐS như Q2.2023. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu và LNST của DBC đạt 6.674 tỷ đồng (+12,3% yoy) và 218 tỷ đồng (+3.474% yoy). KQKD cải thiện trong 6 tháng đầu năm nhờ thị trường thuận lợi và so với mức nền thấp cùng kỳ.
Triển vọng tăng trưởng doanh thu
Thịt lợn là một nhu yếu phẩm được tiêu thụ nhiều. Do đó, kỳ vọng với giá lợn neo cao, sản lượng tiêu thụ vẫn không thay đổi nhiều.
Dabaco huy động thành công gần 1.300 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu: Kết thúc đợt chào bán 92,6 triệu cho cổ đông hiện hữu và người lao động trong công ty, Dabaco đã phân phối được gần hết, thu về gần 1.300 tỷ đồng. Đang chuẩn bị cho 2 đợt phát hành cổ phiếu mới nhằm bổ sung vốn cho dự án nhà máy dầu đậu nành, tiềm lực tăng trưởng cho DBC trung - dài hạn
- Giai đoạn 1 có công suất thiết kế 500 tấn đậu tương/ngày đã đi vào hoạt động từ quý 4/2019. Giai đoạn 2020-2023, nhà máy đạt lợi nhuận sau thuế trên 180 tỷ đồng. Với giai đoạn 2, Dabaco dự kiến công suất nhà máy đạt 1.000 tấn đậu tương/ngày, tổng mức đầu tư 1.490 tỷ đồng.
=> Điều này giúp thúc đẩy doanh thu từ hoạt động cốt lõi của DBC
ad tâm huyết cực kỳ luôn
Haha cảm ơn bạn, hôm nay Ad cũng sẽ đăng bài tiếp nha! Nhớ theo dõi bài mới nhé
Cũng do bản thân mình cũng đầu tư mà, nên càng nghiên cứu sâu và tâm huyết thì khi mình ra quyết định cũng sẽ không bị lung lay theo thị trường ấy, mình biết gì là mình chia sẻ ngay bạn ạ! Ad ko phải dạng đầu tư mạo hiểm nên thường lời ít ít thôi chứ mấy khi lỗ đâu hahaha
Thông tin mới về PDR:
Ông Bùi Quang Anh Vũ – Tổng Giám đốc PDR và Ông Kazama Toshio – Thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP TBPM ký kết văn bản hợp tác
Tóm tắt nội dung: Ngày 8/9, Công ty cổ phần Phát Đạt (PDR) và Công ty cổ phần Thanh Bình Phú Mỹ đã ký kết hợp tác chiến lược nhằm phát triển các dự án bất động sản trong lĩnh vực khu công nghiệp - logistics, nhà ở - thương mại và dịch vụ. Đáng chú ý, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Công ty Thanh Bình Phú Mỹ là chủ đầu tư Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3, khu công nghiệp với diện tích hơn 1.000 ha, được phát triển theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Dự án này là kết quả của sự hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản, hướng tới mô hình khu công nghiệp xanh, sạch và chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu quốc tế.
→ Điều này càng củng cố thêm việc cổ phiếu PDR sẽ ngày càng tăng trong thời gian sắp tới!
Thông tin mới:
- Dabaco Việt Nam (DBC) đang tiến tới sản xuất thương mại vacxin Dacovac-ASF2, một giải pháp quan trọng giúp ổn định đàn lợn và hỗ trợ chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Chủ tịch Dabaco, ông Nguyễn Như So, cho biết, hiện công ty đã tiêm khoảng 300.000 liều vacxin cho các trang trại nội bộ. Kết quả kiểm tra cho thấy vacxin có hiệu quả bảo vệ từ 80-100% và an toàn cho đàn lợn.
- Nhà máy Dacovet của Dabaco, với công suất 200 triệu liều/năm và đạt chuẩn GMP, sẽ không chỉ giúp đảm bảo sản lượng vacxin mà còn mở ra cơ hội xuất khẩu sang các quốc gia có nhu cầu lớn về chăn nuôi lợn.
- Nguồn thông tin này đáng chú ý vì việc sản xuất thành công vacxin giúp giải quyết vấn đề dịch tả lợn châu Phi (ASF), vốn gây nhiều tổn thất trong ngành chăn nuôi và ảnh hưởng đến giá thịt lợn trên thị trường, từ đó có tác động trực tiếp đến CPI.
- Việc Dabaco đi đầu trong sản xuất vacxin ASF tại Việt Nam có thể trở thành yếu tố tạo động lực cho ngành công nghiệp chăn nuôi phát triển bền vững, đồng thời giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực này.
- Nếu có thêm thông tin về việc hợp tác quốc tế hoặc xuất khẩu vacxin thành công trong tương lai, điều này sẽ giúp tăng thêm tiềm năng tăng trưởng của Dabaco.
Novaland đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.
Ngày 10/09/2024, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM đã thông báo Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (NVL) không còn đủ điều kiện giao dịch ký quỹ. Nguyên nhân xuất phát từ việc Novaland chậm trễ công bố báo cáo tài chính bán niên 2024 quá hạn 5 ngày làm việc. Thông tin này ngay lập tức tạo nên làn sóng lo ngại, khiến cổ phiếu NVL lao dốc mạnh, giảm 6,69% tương đương -0,85 điểm. Đáng chú ý, lượng cổ phiếu đặt bán ở mức giá sàn lên đến 50 triệu cổ phiếu, nhưng không có giao dịch đối ứng, làm cổ phiếu NVL chịu áp lực giảm giá nặng nề.
Không chỉ vậy, một loạt sự cố khác đã xảy ra với các công ty con của Novaland. Công ty TNHH Nova Lucky Palace vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 92,5 triệu đồng vào ngày 09/09 vì vi phạm quy định công bố thông tin tài chính. Bên cạnh đó, Công ty TNHH Thành phố Aqua (Aqua City), chủ đầu tư của dự án Aqua City, cũng đang đối mặt với tình trạng tài chính khó khăn. Trong 6 tháng đầu năm 2024, công ty này lỗ hơn 100 tỷ đồng và gánh khoản nợ khổng lồ lên đến 11.300 tỷ đồng, khiến hệ số nợ/vốn chủ sở hữu chạm ngưỡng 10,95 lần.
Với những khó khăn liên quan đến thị trường chứng khoán, các án phạt từ cơ quan quản lý, và áp lực tài chính từ các công ty con, Novaland đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc khôi phục lòng tin của nhà đầu tư và tìm cách vượt qua khủng hoảng tài chính nghiêm trọng này.
Đây là lí do mà hôm trước có một NĐT nào đó comment hỏi Ad về NVL và Ad đã cản bạn đầu tư vào mã này! Novaland hầu như luôn dính vào các vấn đề pháp lí và các thứ liên quan. Lâu lâu bạn sẽ thấy Nova có xanh đc vài cây nhưng đó chỉ là hồi kỹ thuật thôi! Thử nghĩ xem một trong những tập đoàn BĐS mạnh nhất nhì VN mà giá cp luôn lẹt đẹt 1x.
Gửi mọi người danh mục Ad đang sử dụng hiện tại nhé! Mọi người có thể tham khảo thông tin của Ad, nếu ai đang đầu tư theo Ad, mốt lời hay lỗ nhớ báo Ad biết với nhé
Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm (cập nhật thêm)
Gần đây, Imexpharm (IMP) đã tham gia sự kiện gặp gỡ nhà đầu tư do Công ty Chứng khoán Haitong, công ty chứng khoán lớn thứ 2 Trung Quốc về tổng tài sản, tổ chức. Tại sự kiện, Imexpharm đã có cơ hội trao đổi với hơn 50 nhà đầu tư tổ chức và cá nhân.
Trong buổi hội thảo, đại diện Imexpharm đã trình bày về tình hình hiện tại và triển vọng của ngành dược phẩm Việt Nam, cùng với hoạt động kinh doanh và vị thế của công ty trên thị trường. Nhiều quỹ đầu tư đã đánh giá cao sự ổn định và kết quả kinh doanh ấn tượng của Imexpharm, đặc biệt là trong giai đoạn 2021-2023 với mức tăng trưởng doanh thu thuần và EBITDA lần lượt đạt 25% và 26%/năm (CAGR). Trong nửa đầu năm 2024, Imexpharm tiếp tục nâng cao thứ hạng trên kênh ETC, từ vị trí Top 7 năm 2022 và Top 4 năm 2023 lên Top 3 toàn thị trường. Tính đến cuối tháng 6/2024, Imexpharm vẫn giữ vị trí dẫn đầu trong sản xuất và phân phối kháng sinh tại Việt Nam.
Câu chuyện cũ hơn (cho ai chưa biết) IMP đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Genuone Sciences, một công ty dược hàng đầu từ Hàn Quốc. Mục tiêu của thỏa thuận là nâng cao năng lực sản xuất thuốc chất lượng cao tại Việt Nam, đặc biệt tập trung vào các bệnh lý liên quan đến tim mạch và tiểu đường. Sự hợp tác này không chỉ giúp chuyển giao công nghệ, mà còn cho phép Imexpharm mở rộng danh mục sản phẩm và sản xuất các loại thuốc chuyên biệt với chi phí hợp lý ngay tại Việt Nam. Điều này góp phần giảm sự phụ thuộc vào thuốc nhập khẩu và hỗ trợ mục tiêu sản xuất dược phẩm trong nước của quốc gia
Nhắc lại ngày 17/9 sẽ là ngày GD không quyền hạn cho đợt chia tách lần này nhé
ohhhh cảm ơn ad, bữa h bận quá ko theo dõi mấy
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG (Update)
VNINDEX vẫn đang sideway quanh ngưỡng 1250
Cập nhật tin tức Mỹ:
CPI UPDATES:
CPI Tháng Này = 2.5%
Tháng trước = 2.9%
Ước tính = 2.6%
Core CPI Tháng Này = 3.2%
Tháng trước = 3.2%
Ước tính = 3.2%
Thị trường trong nước:
- Xu hướng giao dịch chưa rõ ràng và hình thành kênh giảm giá ngắn hạn.
- Diễn biến đi ngang và phân hóa gây khó khăn cho nhà đầu tư.
- Tâm lý NĐT hiện vẫn đang dè chừng trước làn sóng tin tức sắp tới
Quan điểm giao dịch:
- Trong ngắn hạn, thị trường vẫn đang có những nhịp điều chỉnh và phân hoá ở ngưỡng 1.250
- Các nhóm ngành nên quan tâm: Chứng khoán, BĐS, Dầu khí, Bán lẻ, Thép và Điện
Khuyến nghị:
Đây là thời điểm các NĐT nên quan tâm nhiều hơn về Tỷ giá - Danh mục. thị trường tuần này ảm đạm, nhưng là tiền đề cho đợt sóng lớn phía trước. Có thể cầm cash chờ hoặc bắt đầu tích luỹ dần những cp Bluechips với giá thấp như hiện tại
Theo dữ liệu lịch sử, tháng 9 có thể là cơ hội mua tốt cho kỳ vọng thị trường chứng khoán tăng trưởng trở lại trong quý cuối năm, nhất là khi các yếu tố có lợi cho thị trường chứng khoán Việt Nam dần hiện diện rõ hơn so với giai đoạn trước.
Dựa trên danh sách theo dõi của SSIResearch, tăng trưởng lợi nhuận so với cùng kỳ có thể đạt mức 21,7% trong 6 tháng cuối năm 2024; tăng tốc đáng kể so với mức chỉ 6,2% trong 6 tháng đầu năm.
Danh mục khuyến nghị tháng 9:
MSN: Niềm tin phục hồi, tiêu dùng tăng tốc.
Theo số liệu thống kê của GSO, ngoại trừ tháng 2, xuất khẩu Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng 2 chữ số đã giúp PMI hầu như luôn duy trì trên 50 điểm, tương ứng với việc các doanh nghiệp bắt đầu mở rộng sử dụng lao động so với cùng kỳ kể từ tháng 4/2024. Điều này đã giúp niềm tin tiêu dùng quay trở lại, đạt mức 80 điểm trong Q2 2024 (78 điểm trong Q1 2024) sau khi đã chạm đáy 67 điểm trong Q4 2023. Qua đó, sức mua tiêu dùng tổng thể, sức tiêu thụ cũng ghi nhận tăng trưởng 1,8% yoy trong Q2 2024 sau khi đã giảm 3 quý liên tục.
-
Masan Consumer (MCH) – tiếp tục mở rộng thị phần, là trụ cột tăng trưởng. Doanh thu thuần đạt 13.968 tỷ (+11,6% yoy) và EBITDA đạt 3.557 tỷ (+16,2% yoy). MCH một lần nữa khẳng định hồ sơ năng lực với khả năng nắm bắt và dẫn dắt xu hướng tiêu dùng FMCGs – đó là cao cấp hoá và tiện lợi hoá, ghi nhận tăng trưởng doanh thu vượt xa tăng trưởng chung của ngành. Trong Q2 2024, ngoại trừ ngành hàng Chăm sóc gia đình, MCH ghi nhận tăng trưởng tích cực tất cả các nhóm ngành còn lại là: Gia vị - Thực phẩm - Đồ uống
-
WinCommerce (WCM) – doanh thu bình quân cửa hàng tiếp tục tăng tốc. Doanh thu thuần đạt 15.801 tỷ (+8,8% yoy) và EBITDA 421 tỷ (+87,6% yoy). Mở rộng một cách thận trọng: Cuối Q2 2024, WCM có 3.544 cửa hàng mini (WMP) (+43 vs Q4 2023) và 129 siêu thị (WMT) (-3 vs Q4 2023). Trong 1H, WCM tập trung nhiều hơn vào việc chuyển đổi các cửa hàng WinMart+ hiện hữu sang WIN tại vực thành thị và WinMart+ Rural tại khu vực nông thôn. Hai format cửa hàng mới này, đặc biệt là WinMart+ Rural cho thấy hiệu quả ấn tượng
Thông tin thêm về Cty con/liên kết:
- The CrownX (TCX) cũng cho tín hiệu khả quan
- Masan MeatLife (MML) ghi nhận doanh thu thuần 3.510 tỷ (+6,3% yoy) và EBITDA 248 tỷ (+441,9% yoy) trong 1H 2024. Lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ nhờ biên gộp chung tăng 1.200 bps so với cùng kỳ:
- Masan Hi-Tech Materials (MHT) ghi nhận doanh thu thuần 6.742 tỷ (-7,8% yoy) và EBITDA 699 tỷ (-39% yoy) trong 1H 2024.
-
Phuc Long Heritage (PLH) ghi nhận doanh thu thuần 778 tỷ (-0,7% yoy) và EBITDA 132 tỷ (+3,1% yoy).
Về góc nhìn kỹ thuật MSN
Vùng giá này đã được kiểm định tận 7 LẦN nên đây là ngưỡng Kháng cự cứng. Khi giá chạm lên vùng đó chắc chắn sẽ có biến động mạnh. Tuy nhiên với thông tin tích cực như trên thì Ad ko dám đảm bảo với mọi người lần này có thể Break được hay ko nhưng cũng có cơ hội, cũng đâu phải chưa từng break (đợt t7-8/2023 là ví dụ)
- RSI giảm dần về dưới 50 → cũng là một điểm sáng cho khả năng break
- MACD khá nhiễu → 60/40 cho kỳ vọng break ngưỡng!
- Thanh khoản bán gần đây cũng ít → một lần nữa tăng kỳ vọng break
- Bán lẻ là ngành triển vọng trong giai đoạn cuối năm
Ở các báo cáo của các cty khác cũng đều cho rằng MSN được khuyến nghị OUTPERFORM. Điều đó có nghĩa là họ tin rằng cổ phiếu này sẽ hoạt động tốt hơn so với mức trung bình của thị trường hoặc chỉ số tham chiếu trong tương lai. Khuyến nghị này ám chỉ rằng họ dự đoán cổ phiếu MSN sẽ có tăng trưởng vượt trội trong thời gian tới so với các cổ phiếu khác hoặc toàn bộ thị trường.
Định giá của AD về MSN:
Vì ngành bán lẻ cũng là ngành triển vọng trong giai đoạn từ giờ đến cuối năm nên Target khá cao đấy. Tuy nhiên ai hay xem bài nhận định của AD thì cũng đều biết quan điểm đầu tư của AD nghiêng về quản trị rủi ro nhiều hơn, nên AD thường định giá thấp hơn người khác đôi chút nhé
- Giá mua: 72,70 - giá hiện tại (73,30)
- Giá mục tiêu: 78,50 (ngắn hạn) & 84,50 (trung hạn)
- Cutloss: 3%~5%
Nếu cần thêm thông tin chi tiết hơn xíu thì ib Ad gửi cho nhé, trên đây ko muốn viết dài quá nó trôi Nhớ FOLLOW Ad nhé!!!
DCM: Cổ phiếu phân bón vẫn ‘ngóng’ Luật Thuế GTGT sửa đổi!
Dự thảo Luật Thuế GTGT sửa đổi với việc đưa phân bón vào diện chịu thuế VAT 5% dự kiến sẽ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 (diễn ra vào tháng 10 tới đây) và nếu được thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2025.
Theo ước tính, nếu dự thảo này được thông qua, lợi nhuận nhóm doanh nghiệp phân bón có thể sẽ tăng hàng chục phần trăm nhờ được khấu trừ thuế đầu vào; đồng thời, giá bán phân bón nhập khẩu sẽ tăng thêm 5% do chịu thuế GTGT. Điều này giúp gia tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất phân bón nội địa.
Hiện tại, giá phân bón trong nước cao hơn giá phân bón nhập khẩu một phần là do giá thành cao hơn khi các doanh nghiệp sản xuất phải chịu thêm chi phí thuế VAT 10% (do không được khấu trừ).
Giá phân bón thế giới cao thúc đẩy doanh thu
Sau những tháng đầu năm 2024 giảm mạnh, giá phân bón trên thị trường thế giới đã tăng trở lại kể từ cuối tháng 5, đầu tháng 6 do nguồn cung tại Ai Cập bị thắt chặt bởi thiếu khí đốt. Bên cạnh đó, tin tức Trung Quốc trì hoãn việc xuất khẩu phân bón trở lại đã hỗ trợ xu hướng tăng giá của mặt hàng này.
Tại ngày 31-8, giá phân bón urê trên trang Trading Economics ở mức 309 đô la Mỹ/tấn, tăng 3,5% so với tuần trước và tăng 2,07% so với tháng trước. Giá phân bón urê trong nước được nhận định sẽ còn tăng vào cuối quí 3 khi bước vào vụ đông xuân. Bên cạnh đó, kỳ vọng nhu cầu ở các thị trường nhập khẩu sẽ tăng trở lại từ tháng 9 khi bước vào vụ mùa (lúa mì, bắp) của thế giới.
Cập nhật kết quả kinh doanh DCM
Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, HOSE: DCM) đạt doanh thu 3.863 tỉ đồng trong Q2 2024. Với việc có thêm 176 tỉ đồng chủ yếu là thặng dư lợi nhuận từ việc mua Nhà máy phân bón Hàn Việt (KVF), đã giúp DCM lãi ròng 569 tỉ đồng, gấp gần 2 lần cùng kỳ.
Lũy kế nửa đầu năm, Đạm Cà Mau ghi nhận doanh thu 6.607 tỉ đồng và lãi ròng 915 tỉ đồng, tăng lần lượt 10% và 69% so với cùng kỳ. Đạm Cà Mau đã thực hiện được 56% mục tiêu doanh thu và vượt gần 16% kế hoạch lãi sau thuế của cả năm.
VIệc mua lại KVF sẽ tăng năng suất SX NPK và hỗ trợ mở rộng sang khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
Khoản khấu hao tài sản của DCM trong 6 tháng đầu năm là 121 tỷ (-83% svck) việc giảm khẩu hao như vậy sẽ làm tăng lợi nhuận đáng kể của DCM do các nhà máy Urê đã hết khấu hao từ Q4/2023
Triển vọng ngành
Biên lợi nhuận của nhà bán lẻ tạp hóa sẽ cải thiện nhờ tối ưu hóa chi phí, bình thường hóa chi phí, và cải thiện doanh thu trên mỗi cửa hàng.
Nhu cầu tiêu dùng của người dân được dự đoán sẽ tăng cao trong nửa cuối năm, đặc biệt là vào dịp lễ Tết và các mùa mua sắm lớn. Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ như tăng lương cơ sở, tiếp tục giảm thuế VAT 2% đến hết 2024 cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng
Sự phát triển của thương mại điện tử tạo kênh bán hàng mới cho các doanh nghiệp bán lẻ và tiếp cận khách hàng tiềm năng rộng lớn hơn.
Góc nhìn kỹ thuật
Ad không thấy có nhiều dấu hiệu kỹ thuật cho động lực tăng giá của DCM cho lắm, tuy nhiên giá hiện tại cũng gần ngưỡng hỗ trợ, và hiện đang sideway up nên vẫn tiếp tục đẩy giá lên thôi. Bên cạnh đó thì Thanh khoản bán cũng giảm dần, chưa có dấu hiệu gì quyết liệt, kể cả MACD hay RSI. Nhưng nếu để đi ngắn - trung hạn thì cũng khá ổn
Định giá DCM
Đỉnh lịch sử hình thành hồi đầu tháng 7/2024, giờ thì đang sideway up nên Ad cho rằng
- Giá mục tiêu (Target): 41,00
- Giá mua: 36,90 - 37,50
- Cutloss: 3%
Nếu thấy hay thì Follow Ad nhé, cần thêm mã nào thì cứ ib Ad nha!
Room & Contact của Ad có trong hình Phân tích Kỹ thuật DCM nha
Vinhomes (HOSE: VHM) - cánh tay bất động sản của Vingroup – đã trở lại với vị trí quen thuộc trên bảng xếp hạng lợi nhuận hàng quý trong nhóm phi tài chính VN30.
Trong nhóm 15 doanh nghiệp phi tài chính thuộc VN30, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng 8% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, nếu loại trừ khoản lỗ nặng của Vingroup (VIC), tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp còn lại tăng tới 32%, cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ trên diện rộng.
Về sự trở lại của Vinhomes:
Vinhomes (VHM) - cánh tay đắc lực trong lĩnh vực bất động sản của tập đoàn Vingroup – giành lại ngôi vương lợi nhuận với khoản lãi ròng gần 10,800 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ. Mỗi giây trôi qua, cổ đông của Vinhomes thu về gần 1.4 triệu đồng lợi nhuận.
Định giá cho VHM:
Target: 46,10
Giá mua: giá hiện tại
Cutloss: 3~5%
Lưu ý: Danh sách trên không tính đến các doanh nghiệp tài chính như ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán.
Dự báo về LN ròng của VHM:
Ngoài ra, vào ngày 7/8/2024, Vinhomes (VHM) đã công bố kế hoạch mua lại tối đa 370 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương 8,5% lượng cổ phiếu đang lưu hành. Vinhomes nhấn mạnh rằng động thái này nhằm bảo vệ lợi ích của cả công ty lẫn cổ đông, trong bối cảnh giá cổ phiếu đang thấp hơn nhiều so với giá trị thực của doanh nghiệp. Theo báo cáo mới đây của Mirae Asset, quá trình mua lại cổ phiếu quỹ của Vinhomes dự kiến sẽ bắt đầu vào giữa tháng 9/2024. Kế hoạch mua lại cổ phiếu sẽ được tài trợ bằng lượng tiền mặt có sẵn và dòng tiền hoạt động, nhờ vào doanh thu từ việc bán một số dự án. Qua đó, Vinhomes cho biết việc mua lại cổ phiếu quỹ sẽ chỉ có tác động hạn chế đến các chỉ tiêu về thanh khoản và nợ vay của công ty.
Kể từ khi công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu quỹ, cổ phiếu VHM đã phản ứng tích cực khi tăng hơn 19% lên mức quanh 42.000 đồng/cp (tính đến thời điểm viết bài phân tích hiện tại), cao nhất trong vòng hơn 4 tháng. Vốn hóa thị trường cũng theo đó vượt 180.000 tỷ đồng (7,2 tỷ USD), xếp thứ 6 trong danh sách các doanh nghiệp niêm yết lớn nhất Việt Nam.
Về dài hạn: Mới đây nhà Vin đã tiếp tục có những tín hiệu tích cực trong công cuộc tìm quỹ đất để đầu tư bất động sản trong tương lai. Ông Nghiêm Xuân Thành, Bí thư tỉnh ủy cùng lãnh đạo Hậu Giang đã tiếp và làm việc với đại diện tập đoàn nhà Vin đến tiếp cận dự án khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Mekong. Dự án khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Mekong dự kiến có tổng mức đầu tư xây dựng 6,2 tỷ USD trên tổng diện tích khoảng 3.000 ha với dân số dự kiến 300.000 người, phục vụ khách du lịch 10.000 lượt khách/ngày.
Phác thảo dự án Đô thị Du lịch nghỉ dưỡng Mekong tại Hậu Giang
Theo dữ liệu thống kê, giá trị rút ròng của khối ngoại tháng 8 đạt 3.611 tỷ đồng, thấp hơn đáng kể so với mức 8.376 tỷ đồng tháng liền trước. Lực bán tập trung tại cổ phiếu niêm yết với 3.279 tỷ đồng, trong khi ETF nội ghi nhận giá trị 332 tỷ đồng. Lũy kế 8 tháng đầu năm, nhà đầu tư ngoại rút 64.059 tỷ đồng khỏi sàn HoSE. Trong đó, VHM bị bán mạnh nhất với 15.427 tỷ đồng. Đáng lưu ý, sau nhiều tháng liên tiếp xả ròng cổ phiếu VHM, hiện tại, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại tại Vinhomes đã giảm còn 13,8%, mức thấp nhất kể từ khi niêm yết.
Phiên sáng nay nhà VHM tăng ác, VRE và VIC cũng cùng tiến với VHM ! Cổ đông nhà Vin rất thích điều này