AAA: NGỌC TRONG CÁT (penny)

Lúc nào mà mọi người nhìn thấy nó ngon thì giá cp sẽ tự lên không cần lái làm gì bác

Nhiều bác đang tìm thấy viên Ngọc

Viên Ngọc đẹp

CEO An Phát Holdings: “Sản xuất là cốt lõi của phát triển bền vững”

24/01/2024 09:02

Dịch vụ

Ông Phạm Đỗ Huy Cường, Tổng Giám đốc (CEO) Tập đoàn An Phát Holdings bày tỏ sự hài lòng với những kết quả mà Tập đoàn đã đạt được trong năm vừa qua. Ông cũng kỳ vọng rằng, bước sang năm 2024, An Phát Holdings sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh sản xuất, đưa Tập đoàn ngày càng vững mạnh hơn trên con đường phát triển bền vững.

Ông Phạm Đỗ Huy Cường - Tổng Giám đốc Tập đoàn An Phát Holdings

Thưa ông, theo báo cáo tài chính của Tập đoàn, năm 2022, doanh thu trong lĩnh vực thương mại cao hơn doanh thu trong lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên, năm 2023, doanh thu sản xuất đã tăng trưởng vượt lên doanh thu thương mại. Điều gì đã dẫn đến sự thay đổi này?

Trong những năm vừa qua, không chỉ riêng tại An Phát Holdings, sản xuất nói chung đều bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, tình hình kinh tế lạm phát, xung đột chính trị, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao… dẫn đến doanh thu mảng sản xuất không tránh khỏi sụt giảm.

Đúng là năm 2022 doanh thu mảng thương mại của chúng tôi cao hơn mảng sản xuất, tuy nhiên, về bản chất, Tập đoàn An Phát Holdings vẫn là Tập đoàn sản xuất, chúng tôi đi lên từ sản xuất, chỉ có sản xuất bền vững mới phát triển bền vững. Chúng tôi có 15 nhà máy ở các tỉnh thành trong nước, do đó chúng tôi đã nhanh chóng quay về với cốt lõi của mình là tập trung phát triển mảng này, minh chứng cho thấy đã có sự cải thiện về con số tài chính trong năm 2023. Điều này khiến chúng tôi rất hài lòng và sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh sản xuất hơn nữa trong các năm tiếp theo. An Phát Holdings vẫn sẽ luôn kiên trì với mục tiêu trở thành Tập đoàn sản xuất nhựa công nghệ cao và thân thiện với môi trường hàng đầu Đông Nam Á của mình.

Vậy An Phát Holdings đã có những dự án sản xuất gì cho năm 2024, thưa ông?

Trong năm 2024, An Phát Holdings sẽ gia tăng, mở rộng sản xuất trong tất cả các lĩnh vực sản xuất cốt lõi của tập đoàn, bao gồm từ bao bì, nhựa kỹ thuật cho tới nhựa nội thất và các sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn. Việc mở rộng dựa trên cơ sở các dự án mà chúng tôi đầu tư sản xuất trong thời gian đầu thành lập Tập đoàn từ 2017 - 2018 nay đã chạy tối đa công suất, trong khi nhu cầu vẫn tiếp tục tăng trưởng nên chúng tôi quyết định tiếp tục mở rộng tăng công suất những sản phẩm này.

Ông có thể nói rõ hơn về những dự định sản xuất cho các mảng này được không, thưa ông?

Hiện xu thế các doanh nghiệp Trung Quốc đang chuyển dịch đến Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp điện tử, phụ trợ, An Phát Holdings sẽ nắm bắt cơ hội này để phát triển. Chúng tôi sẽ mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu và lợi thế cạnh tranh, tiết giảm chi phí bán hàng và tối ưu lợi nhuận. Năm qua, Tập đoàn đã tái cấu trúc bộ máy nhằm chuẩn bị cho một giai đoạn sản xuất mới.

Đối với mảng nhựa kỹ thuật, An Phát Holdings sản xuất được khuôn chính xác, khuôn lớn cho ô tô, thời gian tới sẽ mở thêm mảng dịch vụ sơn giúp gia tăng giá trị sản phẩm và lợi thế cạnh tranh. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục tái cấu trúc mạnh mẽ hệ thống nhựa kỹ thuật cùng với đầu tư máy móc mới hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động, tiết chế chi phí sản xuất, từ đó mở rộng tệp khách hàng. Tập đoàn đã có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nhựa kỹ thuật, linh phụ kiện ô tô, xe máy với chất lượng đảm bảo, điều này được khách hàng đánh giá rất tốt.

Còn về nhựa nội thất, mảng ván sàn của chúng tôi cũng đang xuất khẩu rất tốt, 90% vào thị trường Mỹ và đang mở rộng sang Canada, Bắc Mỹ, do đó chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh năng lực sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Ngoài ra, trước đây, chúng tôi chưa xuất khẩu sản phẩm nhựa gia dụng, tuy nhiên bây giờ đã có đối tác là chuỗi siêu thị lớn ở Canada đặt hàng, đây sẽ là điểm sáng mới cho sản xuất của Tập đoàn trong năm tới khi sản xuất thêm mặt hàng này.

Thưa ông, việc tập trung vào tăng trưởng sản xuất liệu có làm trầm lắng những mảng thương mại khác của Tập đoàn không?

Chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục duy trì chất lượng mảng Thương mại và dịch vụ. Đây vẫn là mảng hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động sản xuất. Ở An Phát Holdings, các lĩnh vực, các công ty thành viên luôn đồng hành và hỗ trợ nhau để cùng sáng tạo và phát triển. Mặt khác, Tập đoàn đang mở rộng khai thác tại thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường Mỹ, công ty thành viên của chúng tôi tại đây trong năm tới cũng sẽ triển khai thêm các hoạt động mới hỗ trợ cho sản xuất và thương mại của Tập đoàn. Do đó, việc tập trung phát triển nâng cao chất lượng mảng thương mại, dịch vụ cũng giúp cho việc mở rộng khách hàng và phân phối các sản phẩm sản xuất của chúng tôi.

Ngoài lĩnh vực sản xuất, Tập đoàn An phát Holdings có nhắm tới lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính nào nữa không, thưa ông?

Bên cạnh mảng sản xuất, An Phát Holdings cũng đang nhắm tới mở rộng quỹ đất cho mảng bất động sản khu công nghiệp. Sau thời gian thực hiện Dự án An Phát 1 với diện tích 180ha ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, chúng tôi đã xây dựng được một đội ngũ tinh nhuệ về lĩnh vực bất động sản, cũng như tích lũy được một lượng thặng dư lớn để hướng tới thực hiện dự án lớn hơn. Lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp là lĩnh vực có dòng tiền tốt, đồng thời tạo ra quỹ đất dự phòng cho hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh của chính mảng sản xuất. Vì vậy, chúng tôi cũng rất quan tâm phát triển mảng kinh doanh này. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ đặt mục tiêu phân bổ 20% nguồn vốn và tài sản cho lĩnh vực này và sẽ tập trung lựa chọn những dự án tốt, tập trung phát triển từng dự án chứ không đầu cơ tích lũy đất chờ lên giá.

Ông có thể chia sẻ những kỳ vọng của Tập đoàn An Phát Holdings trong năm 2024?

Bước sang năm 2024, chúng tôi kỳ vọng bứt tốc ở những dự án mới, sản phẩm mới với một hình ảnh, một tinh thần của An Phát Holdings tràn đầy sức trẻ, sức khỏe, dám thử thách nhưng cũng can trường và đầy bản lĩnh để thực hiện mục tiêu, cuối cùng đó là phát triển bền vững, đem đến những giá trị lớn cho cộng đồng, xã hội và nâng tầm vị thế doanh nghiệp Việt Nam trên toàn cầu.

Tôi hy vọng một ngày không xa, An Phát Holdings sẽ cắm ngọn cờ đầu doanh nghiệp Việt trên bản đồ ngành nhựa thế giới.

Trân trọng cảm ơn ông!

mời bác hiện hình

Tăng trưởng xanh

AAA đang sử dụng giải pháp công nghệ cao giúp giảm chi phí

Năm 2024 này nhà máy PBAT sẽ hoàn thành xong theo nghị quyết đại hội cổ đông năm 2023.

1 Likes

An Phát Holdings (APH) nhắm tới lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp

25-01-2024 14:57|Hải Băng

Tổng Giám đốc An Phát Holdings cho biết, tập đoàn đã tích lũy được một lượng thặng dư lớn để hướng tới thực hiện các dự án bất động sản khu công nghiệp quy mô.

Ngày 19/1, CTCP Tập đoàn An Phát Holdings (HoSE: APH) đã tổ chức Lễ tổng kết năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024.

Tại buổi lễ, ông Phạm Đỗ Huy Cường - Tổng Giám đốc Tập đoàn đã tổng kết tình hình kinh doanh của tập đoàn năm 2023 và trình bày định hướng, kế hoạch trong năm 2024. Ông Cường cho biết, năm 2023 An Phát Holdings đã đạt mức doanh thu và lợi nhuận khả quan. Theo đó, năm 2024, tập đoàn tiếp tục đặt 3 mục tiêu lớn: tăng trưởng lợi nhuận, nâng cấp hệ thống và phát triển dự án mới.


Tổng Giám đốc Phạm Đỗ Huy Cường trình bày kế hoạch của Tập đoàn trong năm 2024.

Chia sẻ với Báo Đầu tư, ông Cường cũng bày tỏ, trong năm 2024, An Phát Holdings sẽ gia tăng, mở rộng sản xuất trong tất cả các lĩnh vực sản xuất cốt lõi của tập đoàn, bao gồm từ bao bì, nhựa kỹ thuật cho tới nhựa nội thất và các sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn. Việc mở rộng dựa trên cơ sở các dự án mà An Phát Holdings đầu tư sản xuất trong thời gian đầu thành lập tập đoàn từ 2017-2018 đến nay đã chạy tối đa công suất, trong khi nhu cầu vẫn tiếp tục tăng trưởng nên Tập đoàn quyết định tiếp tục mở rộng tăng công suất những sản phẩm này.

Bên cạnh mảng sản xuất, An Phát Holdings cũng đang nhắm tới mở rộng quỹ đất cho mảng bất động sản khu công nghiệp. Sau thời gian thực hiện Dự án An Phát 1 với diện tích 180ha ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, An Phát Holdings đã xây dựng được một đội ngũ tinh nhuệ về lĩnh vực bất động sản, cũng như tích lũy được một lượng thặng dư lớn để hướng tới thực hiện dự án lớn hơn.

“Lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp là lĩnh vực có dòng tiền tốt, đồng thời tạo ra quỹ đất dự phòng cho hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh của chính mảng sản xuất. Vì vậy, chúng tôi cũng rất quan tâm phát triển mảng kinh doanh này. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ đặt mục tiêu phân bổ 20% nguồn vốn và tài sản cho lĩnh vực này và sẽ tập trung lựa chọn những dự án tốt, tập trung phát triển từng dự án chứ không đầu cơ tích lũy đất chờ lên giá”, ông Phạm Đỗ Huy Cường chia sẻ.

Cùng AnEco “Tiêu dùng văn minh – Giảm sinh rác nhựa”

POSTED ON 26/01/2024 BY QUẢN TRỊ VIÊN

Theo số liệu từ Bộ Công Thương, lượng hàng hóa sử dụng vào các dịp lễ Tết trong những ngày đầu năm thường có xu hướng tăng 15 – 30%. Song song với đó là việc gia tăng số lượng sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần.

Nhằm “tiếp lửa” cho hoạt động hạn chế rác thải nhựa của các siêu thị/ nhà bán lẻ trong Liên minh các nhà bán lẻ giảm túi nylon trong mùa mua sắm cao điểm (Tết Nguyên đán), đồng thời nhằm lan tỏa ý thức có trách nhiệm trong việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần và nâng cao ý thức cộng đồng về tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường và sức khỏe con người, Chiến dịch “Tiêu dùng văn minh – Giảm sinh rác nhựa” do Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam đã được tổ chức tại AEON Hà Đông từ ngày 24-25/01/2024.

“Chiến dịch là một trong những hoạt động tiếp nối các hoạt động giảm nhựa của Liên minh, được kỳ vọng sẽ thu hút sự tham gia của đông đảo của một lượng lớn khách hàng thông qua thực hành các biện pháp giảm nhựa. Khách hàng sẽ được cùng nhau trải nghiệm các hoạt động như vẽ tranh trên túi vải với các thông điệp giảm rác thải nhựa, tham gia chương trình “Túi đổi túi” nhằm hạn chế sử dụng túi ni-lông trong quá trình mua sắm,… Các chương trình “Webgame” hay tái chế các chai nhựa đã qua sử dụng sẽ giúp khách hàng khám phá và tìm hiểu cách thức giảm rác thải nhựa từ hoạt động tiêu dùng hàng ngày”- ông Nguyễn Trung Thắng, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường cho biết.

Tại sự kiện, góc trưng bày các sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn của AnEco đã thu hút sự chú ý của khách tham quan với sự đa dạng sản phẩm từ túi rác, màng bọc thực phẩm, khăn trải bàn đến các loại bát đĩ ăn dặm trẻ em với những đặc tính “CHUẨN XANH” đầy ấn tượng.

AnEco với đa dạng sản phẩm xanh

Một số hình ảnh khác tại sự kiện:

Ông Nguyễn Lê Thăng Long – Phó Tổng Giám Đốc Tập đoàn An Phát Holdings (bên trái) và Ông Satoshi Nishikawa – Giám đốc cấp cao Đại diện Khu vực phía Bắc và văn phòng Hà Nội, AEON Việt Nam

Khách tham quan trải nghiệm sản phẩm AnEco

AAA thời đến cản không nổi

1 Likes

Báo cáo cho thấy nội tại sản xuất của AAA đang rất tích cực

AAA đã quay trở lại và đạt mức lợi nhuận cao nhất trong nhiều năm gần đây từ chính nội tại sản xuất

18.x

1.700 tỷ doanh thu chưa thực hiện , gần 3.300 tỷ tiền

Doanh nghiệp “họ” An Phát Holdings đồng loạt báo kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2023

Trong một năm ngành nhựa và bao bì có nhiều thuận lợi, cả APH, AAA, HII, và NHH đều báo lợi nhuận tăng mạnh so với những quý trước đó.

Doanh nghiệp “họ” An Phát Holdings đồng loạt báo kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2023 - Ảnh 1.

Kết thúc năm 2023, những doanh nghiệp trong hệ sinh thái của An Phát Holdings (mã chứng khoán: APH) đều đón nhận kết quả tích cực so với năm trước đó. Thậm chí, có những công ty còn tăng trưởng bằng lần.

Đầu tiên phải kể đến An Phát Holdings, công ty này ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 221 tỷ đồng gấp 3,8 lần năm 2022. Trong đó, đóng góp chủ yếu là nhờ sự tăng trưởng trở lại mảng sản xuất bao bì và báo lãi mảng thương mại hạt nhựa.

Doanh thu năm qua đạt 14.522 tỷ đồng, giảm 16% so với năm 2022 do giảm quy mô thương mại và giá hạt nhựa trung bình năm thấp hơn. Biên gộp cải thiện từ 8,8% năm 2022 lên 9,8% năm 2023. Chi phí tài chính và chi phí bán hàng giảm lần lượt 13% và 29% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế khấu hao và lãi vay (EBITDA) đạt 1.098 tỷ đồng, biên EBITDA đạt 7,6%, tăng mạnh so với mức 5,3% năm 2022.

Tính riêng trong quý 4/2023 An Phát Holdings ghi nhận doanh thu thuần 3.186 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ 2022 chủ yếu do giảm quy mô thương mại. Kết quả, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 98 tỷ đồng, cải thiện mạnh so với mức lỗ 162 tỷ đồng cùng kỷ 2022. Tổng tài sản tại 31/12/2023 đạt 12.324 tỷ đồng, trong đó tiền và tương đương tiền đạt 2.505 tỷ đồng, tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu đạt 0,23 lần.

Không chỉ An Phát Holdings, Nhựa An Phát Xanh (AAA) cũng báo lãi tăng trưởng bằng lần trong năm 2023 vừa qua. Cụ thể, doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 311 tỷ đồng, gấp hơn 2,7 lần so với năm 2022, chủ yếu do mảng sản xuất bao bì tăng trưởng trở lại và mảng thương mại có lãi khi giá hạt nhựa diễn biến ổn định hơn trong năm 2023.

Biên gộp tăng mạnh từ 7,1% lên 8,8% dù doanh thu đạt 12.622 tỷ đồng, giảm 18% so với năm 2022 do giảm quy mô hoạt động thương mại và giá hạt nhựa trung bình năm thấp hơn. Đồng thời chi phí bán hàng giảm 23% do giảm cước vận tải so với mặt bằng cao năm 2022.

Tính riêng trong quý 4/2023, Nhựa An Phát Xanh ghi nhận doanh lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 92 tỷ đồng, cải thiện mạnh mẽ so với mức lỗ 149 tỷ đồng cùng kỳ năm 2022. Tổng tài sản hợp nhất tại ngày 31/12/2023 đạt 11.535 tỷ đồng, trong đó tiền và tương đương tiền đạt 2.435 tỷ đồng, tỷ lệ nợ vay ròng/vốn chủ sở hữu đạt 0,09 lần.

Còn CTCP An Tiến Industries (HII) ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 80 tỷ đồng, tăng trưởng vượt bậc so với mức lỗ 143 tỷ năm 2022, đóng góp chủ yếu do mảng thương mại có lãi trở lại khi giá hạt nhựa diễn biến ổn định hơn trong năm 2023. Doanh thu năm qua của doanh nghiệp đạt 7.882 tỷ đồng, giảm 26% so với năm 2022 do giảm quy mô thương mại và nền giá hạt nhựa năm 2023 thấp hơn 2022.

Cuồi cùng, CTCP Nhựa Hà Nội (NHH) trong quý cuối năm 2023 đã đạt 38 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, 2,5% so với cùng kì 2022 và gấp 2,2 lần so với quý 3/2023, đóng góp chủ yếu bởi phục hồi hoạt động mảng nhựa kỹ thuật và mảng nhựa xây dựng tăng trưởng.

Lũy kế năm 2023 NHH ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt 2.039 tỷ đồng và 96 tỷ đồng, giảm 14% so với năm 2022, chủ yếu do Công ty tái cấu trúc tập khách hàng và xử lý hàng tồn kho.