AMD - Hành trình thoát nhóm aQ, TT trả lại giá trị thật cho em!

https://www.facebook.com/reel/2348633718612638?fs=e&s=cl

1 Likes

Fabook của tôi có . nhưng mà bị mất mat khẩu . liên kết kiểu này ko được :grinning_face_with_smiling_eyes:

1 Likes

Anh em mua thế này thì xanh quá :rofl::rofl::rofl: không đạp nữa hả các bác , 27/4 mới ĐHCĐ cơ mà

2 Likes

Đá thần xanh .sao pic buồn thế hả bác Rác :grinning_face_with_smiling_eyes:

2 Likes

Các bác ấy chắc tu hết rồi.

Theo nàng heo lên núi rồi … :smiley:
Đá thần! là biểu tượng của sự bất diệt theo thời gian … chỉ có những tâm hồn vĩnh cửu mới cảm nhận được … nên phải đi tu để cảm thụ được đá thần … :grinning_face_with_smiling_eyes:

1 Likes

Ai mà đạp nổi đá thần … người đó phải học bài học bị đá ném chúng đầu thì sẽ hiểu sức mạnh của đá thần … :smiley:

1 Likes

VẺ ĐẸP VIỆT NAM

Đường chinh phục ‘vách đá thần’ trên đỉnh núi Cô Tiên hớp hồn dân du lịch

Cập nhật: Thứ ba, 24/08/2021 14:15:09

Lượt xem: 2.111

Vách đá thần Hà Giang là một trong những cung đường làm thổn thức rất nhiều con tim dân du lịch khi đặt chân đến mảnh đất địa đầu Tổ quốc.

Nếu bạn đã từng biết đến và đặt chân tới Đệ nhất hùng quan đèo Mã Pì Lèng - hẻm vực Tu Sản - sông Nho Quế, thì chắc hẳn đã phải thảng thốt trước vẻ đẹp quá đỗi hùng vĩ của nơi đây. Tuy nhiên, đệ nhất hùng quan được kiến tạo lên không chỉ bởi 3 cái tên nhắc đến ở trên, mà còn bởi một địa danh khác nữa - vách đá trắng - nơi được coi là tầng trên cùng của cảnh quan kỹ vĩ bậc nhất Việt Nam.

Vách đá trắng còn được gọi với cái tên vách đá thần Hà Giang nằm ở độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển, trên đỉnh núi Cô Tiên, thuộc xã Pải Lủng và xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Đối với người dân nơi đây, vách đá trắng là nơi có ý nghĩa thiêng liêng gắn liền với truyền thuyết về một câu chuyện tình yêu vợ chồng son sắt; đối với khách vãng lai, nơi đây là thiên đường để chiêm ngưỡng toàn cảnh của đệ nhất hùng quan phía dưới.

Vách đá thần Hà Giang mà chúng ta đang đề cập đến nằm trên đoạn đèo Mã Pí Lèng nhỏ này. Tuy nhiên, đoạn đường xe máy đi vào được chỉ tầm 3km, sau đó bạn phải đi bộ khoảng 2km nữa. Vậy nhưng bạn cũng nên lưu ý rằng đoạn đường đi xe máy cũng chẳng hề dễ dàng chút nào vì đường rất nhỏ, mấp mô và ngoằn ngoèo. Một bên là vực sâu, một bên là vách đá, vì thế nếu cảm thấy không đi được xe máy thì hãy đi bộ khoảng 5km nhé.

Ở khu vực đài vọng cảnh, bạn sẽ tha hồ được check in sông Nho Quế cùng đoạn đèo phía dưới. Ngoài ra du khách có thể nghỉ ngơi lấy lại sức cho hành trình tiếp theo.

Đứng ở đoạn dừng chân đèo Mã Pí Lèng, du khách có thể phóng tầm mắt đến vách đá thần Hà Giang. Vách đá hùng vĩ, cheo leo giữa mây trời. Khi chinh phục được chắc chắn bạn sẽ hết sức trầm trồ trước vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên nơi đây. Đó là trời xanh, mây trắng, là con đèo Mã Pí Lèng hiện lên rất dốc, là dòng sông Nho Quế xanh trong uốn lượn xẻ đôi cả núi đồi,…

Sau khi nghỉ ngơi, bạn lại tiếp tục hành trình trekking. Khi đã đến nơi rồi, mọi người sẽ cảm nhận được rằng bao nhiêu mệt mỏi, vất vả vừa trải qua thật xứng đáng bởi cảnh sắc thiên nhiên đẹp hùng vĩ đến ngẩn ngơ.

Chạm tay vào vách đá trắng, bạn sẽ cảm nhận được rằng dường như ở đây có sự đứt gãy của núi đồi, bề mặt đá hiện lên những nét gồ ghề, phải chăng đây chính là sự chạm khắc tuyệt vời của mẹ thiên nhiên? Khoảnh khắc tuyệt vời ấy sẽ đưa bạn thả hồn theo hương sắc trời mây, cảm giác như ta đang đứng ở cõi tiên cảnh./.

Cersei (Tổng hợp)

Nguồn: VTC

1 Likes

Chiêm ngưỡng hòn đá “thần quyền”

Bài & ảnh: NINH NGUYỄN

Thứ Bảy, 24-03-2018, 09:46

[+](javascript::wink: | [ Print](javascript::wink:

Đường ven biển DT 702 từ thành phố Phan Rang (Ninh Thuận) đến vịnh Vĩnh Hy bắt gặp vô vàn là đá. Tôi tự hỏi có hòn đá nào đã được đặt tên, để có điểm dừng trong trí nhớ, để kể với mọi người và có dịp quay trở lại. Xin thưa, đó là hòn đá “thần quyền”.

Con đường DT 702 mới được đầu tư nâng cấp trong mấy năm trở lại đây. Trước đây nó là con đường đá khó đi, chính vì vậy bãi biển Bình Tiên, đảo Bình Hưng, vịnh Vĩnh Hy… mấy năm nay mới trở nên hấp dẫn những tín đồ đam mê khám phá. Đường DT 702 có độ dài 65 km sau khi được nâng cấp thì được mệnh danh là con đường ven biển đẹp nhất Việt Nam. Còn cái tên gọi của một hòn đá sừng sững giữa biển trời cũng uy lực như nghìn năm nó đã ngự ở đó. Người dân địa phương không biết tự lúc nào và ai đã đặt tên cho đá nhưng hỏi đường đi ai cũng nhiệt tình chỉ dẫn.

Để đến gần “thần quyền”, ta phải luồn qua cánh rừng gần thôn Thái An (Vĩnh Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận) qua khu bảo tồn rùa biển mới đến. Lối vào rừng rất thoải mái, không cây cỏ bám vào chân bởi đàn dê, đàn cừu chính là những người dọn vườn, phát lối vĩ đại. Ra mom biển thấy chênh vênh đến kỳ lạ, bãi cát mịn hình cánh cung nhỏ khum vào đất liền. Hai đầu cánh cung là hai mõm đá nhô ra “dầm chân” sâu vào lòng biển. Chính sự tạo hình của thiên nhiên này đã ngăn bước chân con người lui tới và trở thành ốc đảo yên bình cho những con rùa biển vào đẻ trứng. Xa xa là nơi hòn đá “thần quyền” ngự trị. Địa hình cách trở khiến việc tiếp cận khó khăn vì vậy nó thành biểu tượng, thành tên gọi riêng.

Trên những bước chân khám phá, có người nói đến đây để cầu quyền lực nhưng lại không thấy có thờ cúng gì. Có người mê võ thì nói rằng đây là thế võ mà chỉ những cao thủ võ công mới nhận ra. Tôi không mê quyền lực, không mê võ thuật, vậy đến đây làm gì? Chắc chỉ để lắng nghe tự sự của mình trong trong sóng gió bạt qua những phiến đá vững vàng, nhàn nhã, thảnh thơi mà thôi.

2 Likes

Miếu Thần Đá

Người Mạ chọn vùng đất phía Đông của tỉnh Đắk Nông lập bon và định cư sinh sống từ bao đời nay. Cuộc sống của họ luôn gắn bó với rừng, họ xem rừng là nhà, là nơi cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào và bảo vệ dân làng khỏi những thế lực thù địch. Người Mạ theo tín ngưỡng đa thần, mọi vật đều có các thần (yàng) trú ngụ và cai quản.

Đối với dân tộc Mạ đá ở gốc cây cổ thụ nằm cạnh quốc lộ 28, xã Đắk Plao, huyện Đắk G’long là nơi trú ngụ của Thần Đá (Lú Mpều), người luôn phù hộ, bảo vệ và che chở cho họ khỏi các thế lực thù địch, tai ương trong cuộc sống.

Thần đá được người Mạ tôn thờ và tin tưởng tuyệt đối từ xưa đến nay nên khi mong muốn điều gì, họ đến bên Thần đá với tâm ý nghiêm túc, đặt bàn tay phải vào lỗ nhỏ bên dưới tảng đá để cầu xin. Bất kỳ người nào có ý xúc phạm, tâm địa không tốt sẽ không rút được bàn tay của mình ra, bản thân và gia đình ngay sau đó chịu sự trừng phạt của Thần Đá như bệnh tật, tai nạn…

Hiện nay, trong khuôn viên đặt Thần Đá, cộng đồng người Mạ đã chỉnh trang, xây dựng tươm tất, tạo thuận lợi cho bà con và du khách viếng thăm. Đây cũng là nơi người Mạ thực hiện các lễ cúng truyền thống cầu nguyện sức khỏe, cuộc sống bình an, thời tiết thuận lợi cho mùa màng và may mắn cho gia đình. Từ đây, du khách cũng có thể ghé thăm bon người Mạ, núi tổ tiên, nghe các câu chuyện truyền thuyết về núi Tà Đùng, đá mồ côi, trống đá,….mà người Mạ kể cho con cháu nghe để lý giải sự ra đời của vùng đất, con người, văn hóa nơi đây.

Nhà Tôi làm muối gần đây đấy!! Ninh thuận phong cảnh đẹp, bờ biển cát trắng! Vĩnh Hy, Bình Hưng, Ninh Chữ, Mũi Dinh là điểm nên đến trong đời! Không biết các bác có coi phim Mặn Hơn Muối của em Ngọc Lan đóng không nhỉ?! Có cục đá đầu phiên!!

2 Likes

Thì ra quê bác ở Ninh Thuận à…

Quê hương Ninh thuận đẹp tuyệt vời
Biển xanh cát trắng đồi thông
có em gái nhỏ ng chăm dịu dàng

kkkkk

1 Likes

Ah quê em Biên Hoà, gia đình có cty sản xuất muối, và ruộng muối ngoài đấy! “Nắng như phang, gió như rang”…khí hậu giống trung đông thì đúng nghĩa!

2 Likes

:smiley:
@Chanh bác cẩn thận với bác @Tamphatloc bác ấy Biên Hoà gần kho đạn Long Bình đó … kkk
Đó là nhà bác làm muối nên ở vùng sa mạc … Biển Miền trung là đẹp tuyệt vời … nước trong xanh,

3 Likes

Nói về đá Thần bác không nên bỏ hòn đá Dao và đá mặt Quỷ ở Tri Hải, Ninh Thuận nhé! Tâm Linh là nó sập cả một chế độ (Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu)…nhiều truyền thuyết hay về nó!

PS: kho đạn Long Bình và Tâm Thần Trung Ương 2, khi nhắc đến dân Biên Hoà cả nước phải né nhé bác!

1 Likes

Gà em chỉ biết ông Thiệu quê ở Ninh Thuận nhưng chưa nghe về những câu chuyện kỳ bí về đá thần ở quê Ông Thiệu … bác bật mí được ko? :grinning_face_with_smiling_eyes:

Em thì thiên về thuyết thực tiễn hơn nhưng tâm linh cũng ko phải là hoàn toàn bỏ qua … có những điều thần bí gà em vẫn tin là có thật …

Đùa thôi! Biên Hoà đẹp tuyệt vời, nơi ghi dấu nhiều ký ức lịch sử và vùng đất anh hùng…

2 Likes

https://youtu.be/uAKET-DQdXA

Bác coi YouTube cho nhanh! Phong cảnh chỗ làng Tri Thuỷ, Đầm Nại…trong dinh thống nhất cũng có bức tranh Sơn mài! Mà mê tín cũng vừa vừa thôi, em nghe bảo tảng đá Dao nó nổ là do mấy bác nhà mình cho nổ bằng mìn!

2 Likes

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán (triều Nguyễn), Hoàng Minh Trí cho là đất Biên Hòa xưa là lãnh thổ nước Bà Lỵ (Bà Lị) và nước Thù Nại, những tiểu quốc cổ nằm ở phía Đông Nam nước Chiêm Thành, nay là vùng đất Bà Rịa – Vũng TàuĐồng Nai. Về sau, khi Chân Lạp lớn mạnh đều bị Chân Lạp thôn tính. Trước khi bị thực dân Pháp đô hộ, Biên Hòa là trung tâm của toàn bộ miền Nam với tên gọi Trấn Biên.[7]

Năm 1808, dinh Trấn Biên đổi tên thành Trấn Biên Hòa, lỵ sở tại thôn Phước Lư, huyện Phước Long.

Năm 1832, Trấn Biên Hòa được đổi thành tỉnh Biên Hòa, lỵ sở dời về thôn Tân Lân, huyện Phước Chánh.

Năm 1876, thực dân Pháp chia tỉnh Biên Hòa thành 3 hạt tham biện: Biên Hòa, Thủ Dầu MộtBà Rịa. Đến năm 1900, các hạt tham biện đổi thành tỉnh. Tỉnh lỵ tỉnh Biên Hòa thuộc làng Bình Trước, tổng Phước Vĩnh Thượng, quận Châu Thành.

Năm 1948, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ quyết định chia huyện Châu Thành, tỉnh Biên Hòa thành hai đơn vị là thị xã Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu:

  • Thị xã Biên Hòa gồm xã Bình Trước với 5 khu nội ô và 8 ấp vùng ven là Tân Lân, Lân Thành, Lân Thị, Phước Lư, Vinh Thạnh, Bàu Hang, Đồng Lách, Sông Mây (từ chợ Biên Hòa lên đến Trảng Bom)
  • Huyện Vĩnh Cửu gồm các xã còn lại của huyện Châu Thành là: Hiệp Hòa, Tam Hiệp, Bửu Hòa, Tân Vạn, Hóa An, Tân Hạnh, Bình Trị, Tân Hiệp, Tân Phong, Bửu Long, Tân Thành, Bình Hòa, Bình Ý, Bình Thạnh, Tân Triều, Bình Phước, Lợi Hòa, Bình Long, Thiện Tân, Đại An, Tân Định.

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tách đất tỉnh Biên Hòa lập thêm 2 tỉnh Long Khánh, Phước Long. Sau năm 1956, các làng gọi là xã; tỉnh lỵ tỉnh Biên Hòa thuộc xã Bình Trước, quận Châu Thành. Đến năm 1963, quận Châu Thành đổi tên thành quận Đức Tu, gồm 15 xã: Bình Trước, Tam Hiệp, Tân Thành, Hiệp Hòa, Bùi Tiếng, Hố Nai, Trảng Bom, Bửu Hòa, Tân Vạn, Long Bình Tân, Phước Tân, Long Hưng, An Hòa Hưng, Tân Phong, Bửu Long; quận lỵ đặt tại xã Tam Hiệp.

Sau năm 1975, 3 tỉnh Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy hợp nhất thành tỉnh Đồng Nai, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Biên Hòa.

Năm 1976, thị xã Biên Hòa được nâng cấp thành thành phố Biên Hòa - đô thị loại III, thuộc tỉnh Đồng Nai, gồm 11 phường: An Bình, Hòa Bình, Quang Vinh, Quyết Thắng, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tân Mai, Tân Tiến, Thanh Bình, Thống Nhất, Trung Dũng và 9 xã: Bửu Hòa, Bửu Long, Hiệp Hòa, Hóa An, Long Bình Tân, Tân Hạnh, Tân Phong, Tân Thành, Tân Vạn.

Ngày 23 tháng 10 năm 1978, chuyển 2 xã Hố Nai 1 và Hố Nai 2 thuộc huyện Thống Nhất về thành phố Biên Hòa quản lý và đổi thành 2 phường có tên tương ứng.[8]

Ngày 17 tháng 1 năm 1984, chia phường Hố Nai 2 thành 2 phường: Tân Biên và Tân Hòa; hợp nhất 2 xã: Bửu Long và Tân Thành thành xã Tân Bửu; chuyển 2 xã Tân Phong và Tân Vạn thành 2 phường có tên tương ứng.[9]

Ngày 28 tháng 12 năm 1984, chuyển xã Bửu Hòa thành phường Bửu Hòa.[10]

Ngày 8 tháng 6 năm 1988, chia phường Tam Hòa thành 2 phường: Tam Hòa và Bình Đa.[11]

Ngày 10 tháng 5 năm 1993, thành phố Biên Hòa được công nhận là đô thị loại II[12].

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, chuyển xã Tân Bửu thành phường Bửu Long; chuyển xã Long Bình Tân thành phường Long Bình Tân; chia phường Tam Hòa thành 2 phường: Tam Hòa và Long Bình; thành lập phường Tân Hiệp trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của các phường Tam Hòa, Tam Hiệp và Tân Tiến; chia phường Tân Phong thành 2 phường: Tân Phong và Trảng Dài. Sau khi điều chỉnh, thành phố có 23 phường và 3 xã.[13]

Năm 1996, đổi tên phường Hố Nai 1 thành phường Hố Nai.

Bản đồ hành chính thành phố Biên Hòa

Ngày 5 tháng 2 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 05/NQ-CP[2]. Theo đó, chuyển 4 xã: An Hòa, Long Hưng, Phước Tân, Tam Phước thuộc huyện Long Thành về thành phố Biên Hòa quản lý.

Sau khi điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính, thành phố Biên Hòa có 30 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 23 phường và 7 xã.

Ngày 30 tháng 12 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2488/QĐ-TTg công nhận Biên Hòa là đô thị loại I thuộc tỉnh Đồng Nai[1]. Như vậy Biên Hòa là đô thị loại I thứ hai của khu vực Đông Nam Bộ, sau thành phố Vũng Tàu.

Ngày 10 tháng 5 năm 2019, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 694/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2019)[14]. Theo đó, chuyển 6 xã: An Hòa, Hiệp Hòa, Hóa An, Phước Tân, Tam Phước, Tân Hạnh thành 6 phường có tên tương ứng.

Thành phố Biên Hòa có 29 phường và 1 xã như hiện nay.

3 Likes

Các bác nghiên cứu cả lịch sử luôn à

2 Likes

Mọi thứ liên quan đến ck … nghiên cứu lịch sử là bộ môn tuyệt vời ứng dụng vào ck …kkk

2 Likes