ANT - Thời của ngành rau quả, xuất khẩu chính ngạch EU, Trung Quốc, Mỹ tăng 700%

2 Likes

ANT đầu tư phát triển rất bài bản, dự kiến là công ty chế biến sâu rau củ quả lớn nhất Việt Nam, hiện đang là công ty xuất khẩu trái cây đông lạnh lớn nhất Việt Nam rồi.

1 Likes
1 Likes

Giá sầu riêng hiện đang tăng giá rất cao do thiếu hàng, chỉ còn hàng của Việt Nam. B’lao food đang có lợi thế lớn là mua bao tiêu từ đầu vụ rồi. Giá sầu riêng hôm nay 12/11: Sầu riêng Thái miền Tây đã chạm mốc 200.000 đồng/kg

1 Likes
1 Likes

Ko pát hành cho cổ đông hiện hữu à?

Đơn hàng đi Mỹ full: Antesco ký kết nhiều hợp đồng tại Hội chợ thương mại quốc tế - Báo An Giang Online

Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Long Bình Huỳnh Thanh Minh chia sẻ: “Mong muốn Công ty Antesco có nhiều đầu ra, tăng lượng xuất khẩu, giúp nâng cao thu nhập ổn định cho bà con thời gian tới. Nông dân thích bán xoài tại vườn, thu tiền “tươi”, nên cần công ty tiếp tục hỗ trợ mua tại vườn và hỗ trợ nông dân SX đạt tiêu chuẩn”. Còn anh Nguyễn Bé Dư, xã Quốc Thái (huyện An Phú) cho biết: “5 năm qua, gia đình tôi trồng 5 công xoài keo bán cho Công ty Antesco bao tiêu, mỗi năm 2 đợt. Có liên kết, được công ty bao tiêu đầu ra ổn định, nông dân rất yên tâm không sợ rủi ro. Vụ tới, tôi sẽ mở rộng trồng thêm 5 công xoài keo nữa”.

1 Likes

Ngành nông nghiệp và Antesco đóng góp ngày càng quan trọng: Dự báo năm 2024, xuất khẩu rau quả đạt kỷ lục hơn 7,2 tỷ USD

Antesco công ty xuất khoài xoài đông lạnh lớn nhất Việt Nam: Việt Nam thu gần 1,1 tỷ USD từ xuất khẩu rau quả chế biến - Báo VnExpress Kinh doanh

B’lao food xuất khẩu chanh danh top đầu Việt Nam: Chanh leo Việt Nam xuất vào Mỹ năm tới - Báo VnExpress Kinh doanh

CHẾ BIẾN LÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU

Chế biến là giải pháp vừa nâng cao giá trị lợi nhuận cho trái cây, vừa giúp cho nông sản này tránh được tình trạng rớt giá khi mùa thu hoạch rộ. PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, cho biết Việt Nam hiện có 150 nhà máy chế biến có dây chuyền công nghệ hiện đại và khoảng 7.500 cơ sở chế biến bảo quản trái cây, rau củ nhỏ.

“Tuy nhiên, ngành chế biến chỉ mới đáp ứng khoảng 10-17% sản lượng rau quả/năm. Số còn lại rau quả xuất khẩu chưa qua chế biến và tiêu thụ vẫn ở dạng tươi hoặc sơ chế bảo quản là chủ yếu. Trong khi đó, tổn thất sau thu hoạch của ngành rau quả còn quá cao, tới trên 20%”, ông Tuấn nói.

PGS.TS Phạm Anh Tuấn: “Tổn thất sau thu hoạch của ngành rau quả còn quá cao, tới trên 20%”.

Theo ông Tuấn, hiện nay, một số công nghệ tiên tiến được ứng dụng trong sơ chế bảo quản rau quả tươi như: công nghệ bảo quản rau quả tươi bằng kỹ thuật CA; công nghệ bảo quản rau quả tươi bằng kỹ thuật bao gói MAP; công nghệ bảo quản rau quả tươi bằng chế phẩm tạo màng; công nghệ giấm chín quả bằng khí Ethylene.

Công nghệ tiên tiến ứng dụng trong chế biến rau quả dạng khô (sấy/chiên) như: công nghệ sấy bơm nhiệt, quy mô 2 - 3 tấn/modul; công nghệ sấy thăng hoa; công nghệ và thiết bị chiên chân không liên tục.

Công nghệ chế biến rau quả lạnh đông như: công nghệ cấp đông siêu tốc bằng chất lỏng (liquid freezer). Công nghệ tiên tiến ứng dụng trong chế biến nước ép/puree trái cây như: hệ thống thiết bị chế biến Puree chuối, năng suất 2 tấn/h; công nghệ và hoàn thiện thiết bị chế biến một số sản phẩm có giá trị gia tăng từ quả dưa hấu.

1 Likes

chế biến còn nhiều dư địa để phát triển

1 Likes