Bán lẻ/ xuất khẩu liệu có phục hồi như dự kiến

, , ,

Một số báo cáo rằng với bối cảnh vĩ mô thế giới dần cải thiện, kể từ quý 3/2023 có thể giúp các nhóm ngành xuất khẩu phục hồi trở lại sau giai đoạn khó khăn bởi đơn hàng từ các thị trường xuất khẩu sụt giảm.

Một số tín hiệu tích cực:
Thứ nhất, chu kỳ hàng tồn kho tại Mỹ đã chạm đáy. Tính đến tháng 8, hàng tồn kho tại Mỹ đã giảm xuống còn 10%, và dự báo đến cuối năm 2023 sẽ tiệm cận về mức 0%.

Theo chuyên gia cung cấp, các công ty Hoa Kỳ (Walmart và Target) đã tích cực giảm bớt hàng tồn kho trong suốt năm 2023 (do dư thừa từ sau đại dịch). Theo đó, số liệu của ISM và S&P Global PMI chỉ ra rằng, chỉ số hàng tồn kho của ISM đạt mức thấp nhất trong 9 năm vào tháng 6 và tăng nhẹ vào tháng 7. Nỗ lực giảm hàng tồn kho của các công ty Mỹ như Walmart đã giúp hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh vào kể từ tháng 7. Bên cạnh đó, sự sụt giảm liên tục về đơn đặt hàng xuất khẩu tại nhà máy của Việt Nam đã có dấu hiệu giảm bớt trong tháng 7.

Thứ hai, chuyển dịch nhà máy sản xuất từ Trung Quốc. Tất cả nhà xuất khẩu tại châu Á đều được hưởng lợi ở mức độ nào đó từ việc chu kỳ hàng tồn kho tại Mỹ chạm đáy, nhưng Việt Nam là quốc gia duy nhất hưởng lợi đáng kể từ việc nhiều nhà máy mới được thành lập. Trong khi đó, dòng vốn FDI vào Trung Quốc đã đạt mức thấp kỷ lục trong quý II vừa qua.
Điều này giải thích tại sao xuất khẩu của Việt Nam chỉ giảm 2% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7, cao hơn nhiều so với mức giảm 15% của Trung Quốc, 16% của Hàn Quốc và 10% của Đài Loan.
Ngoài ra, việc Trung Quốc, thị trường xuất khẩu hàng hóa hàng hóa lớn thứ hai của Việt Nam có động thái đã hạ lãi suất nhằm vực dậy nền kinh tế, cũng mở ra hy vọng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ cải thiện tích cực hơn trong thời gian tới.

Thứ 3, PMI tăng trở mại mốc trên 50. Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 8/2023 đã tăng trở lại lên trên ngưỡng 50 điểm, cho thấy các điều kiện kinh doanh trong ngành sản xuất đã cải thiện.

Hiện các doanh nghiệp đã bắt đầu tăng cường nhập khẩu/mua sắm nguyên liệu đầu vào, dần đẩy mạnh hoạt động sản xuất do kỳ vọng về sự hồi phục đơn đặt hàng xuất khẩu vào cuối năm nay, thời gian diễn ra các lễ hội lớn nhất năm. Tồn kho nguyên liệu thô của các công ty đã tăng trong tháng 7, đây là lần tăng đầu tiên kể từ cuối năm 2022.

Cuối cùng, một điểm đáng lưu ý cho nhóm ngành xuất khẩu là việc tỷ giá tăng. Mặc dù là rủi ro chung cho toàn thị trường, nhưng việc này sẽ góp phần tăng trưởng doanh thu cho nhóm xuất khẩu.

image

image

Dệt may, thủy sản, hóa chất :fire:

image

Liệu nhóm xuất khẩu có giữ sắc xanh không đây.

Câu chuyện:

Trung Quốc cấm tất cả sản phẩm hải sản đến từ Nhật Bản do sự kiện xả nước thải;

Việt Nam và Mỹ nâng cấp mối quan hệ lên tầm đối tác chiến lược toàn diện;

Kết quả lợi nhuận lao dốc trong thời gian qua, có dấu hiệu hồi phục chuyển trạng thái từ lỗ sang bắt đầu có lãi, còn nhiều kỳ vọng tiếp theo; (Có thể xem case của FRT).

Kỳ vọng của các nhà đầu tư sau những gì xấu nhất đã xảy ra, sự phục hồi là điều tất yếu sau đó.

Thị trường giảm mạnh nhưng nhóm ngành thủy sản, dệt may sớm hút tiền trở lại? - Tạp chí Kinh tế Sài Gòn

Nguồn: MBS Talk 2023

1 Likes
1 Likes