chart 5 min, có lực cung thủng hỗ trợ
em hàng HUT quan sát vẫn ổn, dưới 20 sẽ cân nhắc, nay k có vol ra
TẾT ĐOAN NGỌ ĂN THỊT VỊT
Ban đầu, khoảng thời Tần-Hán, tết Đoan Ngọ không cố định vào ngày mùng 5 tháng Năm, mà là vào ngày Ngọ tháng Ngọ, nên còn gọi là Trùng Ngọ. Tháng Ngọ là tháng Năm, vì vậy tết Trùng Ngọ là ngày Ngọ đầu tiên trong tháng đó, quy theo lịch thì mỗi năm mỗi khác. Mãi về sau, khoảng thời Ngụy Tấn, mới đổi cố định vào ngày mùng 5.
Truyền thuyết dân gian, tháng Năm là tháng nóng nhất trong năm, tết Đoan Ngọ là ngày nóng nhất trong tháng, sâu bọ dịp này sinh sôi nảy nở mạnh nên phải “ăn năm thứ đỏ” để trừ năm thứ trùng độc (cật ngũ hồng trừ ngũ độc), cũng gọi là Giết sâu bọ.
Năm thứ đỏ là:
Tôm, Vịt quay, trứng muối, rau dền và rượu hùng hoàng.
Trong năm thứ này, ngoài rượu hùng hoàng thì bốn thứ còn lại vì sao trừ được ngũ độc thì chịu, nhẽ kinh nghiệm dân gian mà thôi. Hoặc giả ông nuôi vịt nghĩ ra tục ấy vì trong ngũ hồng có tới hai thứ liên quan tới vịt.
Tục Đoan Ngọ ăn thịt vịt khá phổ biến ở Trung quốc và được người Hoa truyền bá ở Việt Nam, đặc biệt là miền Nam. Nhưng tại sao lại là vịt? Việc này lại liên quan tới một lễ hội dân gian từ thời rất xa xưa: Đua thuyền rồng.
Tiết Đoan Ngọ nóng nực nên vùng sông nước miền Nam Trung Quốc có tục đua thuyền rồng, cũng là để cầu mưa. Đua thuyền không phải như ngày nay, tranh nhau về đích sớm, mà là dùng một chiếc thuyền rồng lớn làm trung tâm, các thuyền rồng con lượn vờn chung quanh. Trên thuyền lớn sẽ tung các vật xuống, các tay chèo trên thuyền con sẽ nhảy xuống nước để giành nhau lượm. Trong các thứ liệng xuống thì khó giành nhất là tiền và… con vịt. Vì tiền sẽ chìm xuống sông, còn vịt sẽ bơi tránh người. Ai bắt được con vịt sẽ coi là người may mắn, và chiến lợi phẩm đương nhiên là con vịt đó, sẽ được xử lý nhanh gọn. Từ đó sinh ra tục ăn thịt vịt trong tết Đoan Ngọ.
–
Đoan Ngọ cật ngũ dạng
Bất phú dã an khang
Bánh ú chứ
Morning Sir
cheer
người có hàng tắt app đi chơi , bác nào chưa có ngồi canh vậy, . Đỏ là mua, break đỉnh là phải tiếp tục nắm giữ,tránh nhảy vào mua mới
Gymer ăn cá tra… up IDI leader. Chờ ANV
Đầu tư… từ đầu tư công. chiến lược rồi… Hold tiếp
Siêu cổ VLB, trước mùa BCTC lúc nào cũng như rồng như hổ
Ngày 21/6/2023, PVN đã có buổi làm việc với MOECO. Tại cuộc họp này PVN thông báo:
-
PVN không thể cam kết tiêu thụ khí cho dự án nhà máy điện (NMĐ) Ô Môn III & IV theo Hợp đồng Mua bán khí (GSPA) do PVN chưa được chính thức giao làm chủ đầu tư hai dự án này.
-
PVN đề nghị dừng đàm phán GSPA trong khi dự thảo GSPA đã đàm phán nhiều năm qua và gần như hoàn tất, chỉ chờ ký kết. Thay vào đó, PVN đề nghị Chủ mỏ (trong đó, cổ phần của PVN và PVEP khoảng 70%) trực tiếp đàm phán hợp đồng với từng Nhà máy điện.
Theo qui định tại Hợp đồng FEED HOA ký kết giữa PVN và các bên năm 2009, PVN là bên thu gom toàn bộ khối lượng khí của mỏ rồi bán cho các Nhà máy điện. Nay PVN đề nghị Chủ mỏ trực tiếp bán khí đến từng Nhà máy điện, thay vì thông qua một đầu mối là PVN. Điều này có nghĩa là, để dự án có FID, thay vì chỉ cần 1 hợp đồng GSPA, thì sẽ cần phải có 4 Hợp đồng Bán khí (GSA) ký kết với từng Nhà máy điện.
PVN cho biết hiện nay mới chỉ có NMĐ Ô Môn I đang đàm phán GSA với PVN. Đối với hai NMĐ Ô Môn III và IV, hiện chưa biết ai là chủ đầu tư nên chưa thể đàm phán. Riêng dự án NMĐ Ô Môn II chưa có cam kết gì về khối lượng mua khí.
PVN thể hiện quan điểm không thể cam kết bất cứ điều gì khi các dự án NMĐ Ô Môn III & IV chưa chính thức chuyển giao cho PVN và khi họ chưa biết liệu các cam kết khối lượng khí (trong các hợp đồng GSA) có được chuyển ngang sang các hợp đồng mua bán điện (PPA) hay không.
MOECO thực sự bàng hoàng và thất vọng. MOECO đã đầu tư vào dự án thăm dò khai thác khí Lô B hơn 25 năm nay. Sau khi đã hoàn thành mọi công việc về phát triển dự án, nay dự án đã sẵn sàng trao thầu EPCI#1 vào cuối tháng 6 này để công trình đạt mục tiêu dòng khí đầu tiên vào 2026. Các đề xuất thay đổi vào phút chót rõ ràng đang đặt cả Chuỗi Dự án vào tình thế nguy nan nhất: không thể có FID cho dự án, không thể trao thầu EPCI#1 vì Hợp đồng GSPA sẽ không được ký kết vào 30/6/2023.
Cam kết tiêu thụ khí là điều kiện bắt buộc trước khi trao thầu hợp đồng xây dựng các công trình khai thác khí ngoài khơi. Tổng sản lượng khí khai thác từ mỏ đã được qui định trong Kế hoạch phát triển mỏ (được Chính phủ phê duyệt năm 2018). Các nhà đầu tư không thể bỏ hàng tỷ USD đầu tư các công trình ngoài khơi mà không có cam kết mua khí.
Chúng tôi kính đề nghị Ngài sớm xem xét và giải quyết một số kiến nghị như sau:
-
Chính phủ sớm quyết định chính thức về vấn đề chuyển chủ đầu tư dự án NMĐ Ô Môn III và IV để PVN có cơ sở pháp lý ký kết các hợp đồng thương mại (GSPA/GTA) trong tháng 6/2023.
-
Chính phủ sớm chỉ đạo các Bộ, cơ quan liên quan và PVN hoàn thành việc chuyển chủ đầu tư các dự án nhà máy điện trên trong năm 2023;
-
Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tháo gỡ các vướng mắc trong cơ chế huy động điện các NMĐ Ô Môn và các vấn đề liên quan khác, để PVN vận hành Chuỗi Dự án khí-điện Lô B một cách thuận lợi, thông suốt.
Chúng tôi khẩn thiết đề nghị Ngài quan tâm và chỉ đạo, giúp Dự án có thể triển khai xây dựng trong thời gian sớm nhất.
khả năng khó có FID trước 30/06