TT vào nhịp chỉnh là điều chắc chắn, k có gì bàn cãi. Có lẽ cân nhắc nhịp chỉnh ngắn hay chỉnh dài. Đoạn vừa ròi kéo bank trụ nhưng bank tăng ít, trung bình tăng 5%, chỉ có VHM tăng nhiều → tôi nghiêng về nhịp chỉnh ngắn. Midcap tạm thời ổn định hơn.
Báo cáo KQKD quý 3 của cổ phiếu #ACB:
- Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) công bố KQKD 9 tháng đầu năm 2024 (9T 2024) với TOI đạt 25,0 nghìn tỷ đồng (tăng 2,4% YoY) và LNTT đạt 15,3 nghìn tỷ đồng (tăng 2,1% YoY), đều hoàn thành 69% dự báo cả năm
-
Tăng trưởng tín dụng 9T 2024 đạt 13,8% (so với hạn mức tín dụng của ngân hàng là 18,4%) và cao hơn mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống là 9%. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng quý 3/2024 đã chững lại so với tăng trưởng tín dụng quý 2/2024.
-
Tăng trưởng tiền gửi 9T 2024 đạt 6,1% - thấp hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng. Thay vào đó, ACB huy động vốn thông qua giấy tờ có giá trong quý 3/2024, giấy tờ có giá tăng 35% QoQ, đạt 90 nghìn tỷ đồng. Diễn biến này dẫn đến tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi (LDR) quy định giảm xuống 80,4% trong quý 3/2024 so với 82,4% trong quý 2/2024 - theo ước tính của chúng tôi. Tỷ lệ CASA quý 3/2024 của ACB đi ngang QoQ ở mức 21,6%.
-
NIM 9T 2024 là 3,77%, giảm 30 điểm cơ bản YoY so với dự báo cả năm của chúng tôi là 3,84%. So với quý trước, NIM của ACB giảm 25 điểm cơ bản QoQ xuống 3,63% trong quý 3/2024. Chúng tôi cho rằng diễn biến này là do (1) ACB giảm lãi suất cho vay do nhu cầu tín dụng của khách hàng bán lẻ thấp và mức cạnh tranh cao giữa các ngân hàng, và (2) tỷ lệ cho vay ngắn hạn tăng so với Q3 2023. Trong khi đó, COF của ACB tăng 29 điểm cơ bản QoQ lên 3.58% trong quý 3/2024 sau khi lãi suất tiền gửi tăng kể từ nửa cuối năm 2024.
-
Tỷ lệ nợ xấu của ACB tương đối ổn định so với quý trước, ở mức 1,49% trong quý 3/ 2024. Ngoài ra, chi phí dự phòng quý 3/2024 của ACB giảm 31,2% YoY và 39,1% QoQ với tỷ lệ bao phủ nợ (LLR) tăng 2,7 điểm % QoQ lên 80,5%. Chất lượng tài sản của ACB có xu hướng cải thiện.
VNI loanh quanh mai 1200-1300, kha nang kiem an ngay cang kho’!
khó là 1 phần của TT. Theo tôi TT nên khó thì an toàn hơn. Tôi sợ TT dễ quá lúc nào cũng ăn tạo nên sự chủ quan + hưng phấn tạo đỉnh
Khó thì cũng nên hạ kì vọng kiếm nhiều tiền được. Khó + kì vọng cao dễ gây thất vọng.
Hay coi thị trường như một cái sòng đi bro, chơi dễ ăn dễ thua mới hấp dẫn người chơi, chứ chơi chẳng ai thua cũng chẳng ai thắng thì sòng sơm sẽ mất khách…
1 vài CP midcap có KQKD ấn tượng , XK thủy sản VHC, bán lẻ HAX, thủy điện cũng phần nhiều turn around, dệt may TNG… Anh cứ làm tốt đi đã, Rồi giá cổ phiếu được ưu ái chỉ là câu chuyện thời gian.
Giá căn hộ Gem Riverside tăng từ 30 triệu lên 70 triệu đồng/m2, DXG hủy toàn bộ hợp đồng đặt mua đã ký và tái khởi động dự án với giá mới
chữ tín của DXG đáng giá 40 tr/ m2
Là coi như một cái sòng đi, làm sao để dễ chơi, nhanh ăn nhanh thua, những thứ gì nhanh ăn nhanh thua lại hợp pháp thì càng hấp dẫn người chơi. Chính những lúc ng ng nhà nhà nói đến chứng khoán hay bđs hay vàng bạc, tiền ảo… chính là lúc…hấp dẫn nhất!!!
Cần lắm những cơn sóng lớn, nay thua mạnh thì mai sẽ thắng nhanh và ngược lại
Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền, hủy cái lãi gấp đôi quý sau báo lợi nhuận khủng là ae lại thấy tín ngay, ttck dễ tha thứ cho nhau lắm
Báo cáo nhanh lúc 10h30 ngày 25/10/2024
Nhóm cp TĂNG giá thanh khoản LỚN: CEO, TPB, HSG, DCL, DHC, HAX, KHP, PHP
Nhóm cp GIẢM giá thanh khoản LỚN: HDB, ABB, SCS, TCM
Quý 4 thường vĩ mô tốt. VD bán lẻ, Xk, đtcd, tín dụng đều có tính chu kì là tốt dần lên. Chả lẽ cổ phiếu không có kì vọng nhất định.
1 vài CP chứng khoán xanh nhẹ cũng là hy vọng. Nhưng không nhiều. VIC vẫn đỏ
Thị trường vẫn còn đó…
Giai đoạn Sideway chiếm tới 70-80% thời gian trên toàn thị trường. Trên thực tế, giai đoạn sideway ở thị trường chứng khoán Việt Nam ngắn hơn so với vài nước khác trên thế giới (Mỹ), chiếm khoảng 65% tổng thời gian. Điều đó chứng tỏ rằng hơn một nửa thời gian các nhà đầu tư Việt Nam giao dịch trên thị trường sẽ rơi vào giai đoạn sideway.
Còn 20-30% còn lại là TT có xu hướng( Uptrend-downtrend) Tìm hiểu và xây dựng chiến lược mua bán riêng cho giai đoạn này của thị trường là cách các nhà đầu tư chuẩn bị tốt nhất cho một tình huống có thể gặp trong hơn nửa thời gian giao dịch của mình.
Thị trường trồi sụt và có thiên hướng điều chỉnh nhưng thực tế từ tháng 3 đến hiện tại vẫn đi ngang trong biên độ 1180-1300. Việc sau 7 lần vượt 1k3 fail thì không nên đặt nặng kì vọng về điểm số nữa, từ đó cũng thay đổi chiến lược là buy dip hơn là nhồi tiền bet cửa break out. Cá nhân tôi không quá quan trọng việc này, thực tế việc điểm số vượt 1k3 hay không không phái yếu tố quyết định để NĐT lựa chọn đầu tư hay không hoặc có thể là 1 số người đợi vượt 1k3 mới xuống tiền
Trong quá khứ lần đi ngang lâu nhất làm tôi nhớ đến gđ 2014-2016 VNINDEX đã đi ngang biên độ 500-620 trong 570 phiên, vâng các bạn không nghe nhầm đầu là 570 phiên, hay chi tiêt hơn là khoảng 840 ngày !! Hơn 2 năm rưỡi TT sideway biên độ 18%, tức mỗi sóng tăng hay giảm đều trung bình 18% quả thực là rất khốc liệt so với mức swing tầm dưới 10% hay chỉ tầm 5% giai đoạn hiện tại có thể coi là tương đối “êm ái” hơn.
Vài tuần trước tôi có viết 1 post đại ý là Vĩ mô không thay đổi tính bằng phút, không có giá trị cơ bản nào thay đổi bằng sáng chiều. Và cũng luôn nhớ rằng “không gì thay đổi tâm lý bằng diễn biến thị giá”, việc tâm lý bế tắc của giới đầu tư thường bị bias phần nào khi VNINDEX tương đối xương vài tháng qua. Nói chung môi trường đầu tư vẫn có 1 số điểm tựa để có thể cân nhắc , từ đó tìm các cơ hội đầu tư tiềm năng, cuộc sống tích cực lạc quan hay không phụ thuộc vào góc nhìn :
-
Xuất khẩu: Tính đến giữa tháng 10/2024, quy mô xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đã vượt 610 tỷ USD và đang tiến gần mốc 800 tỷ USD. Nếu đạt được con số này thì đó sẽ là kỷ lục của ngoại thương Việt Nam… Vào dịp cuối năm, nhu cầu mua sắm quốc tế gia tăng mạnh, đặc biệt là các nước châu Âu và Mỹ khi bước vào mùa lễ hội và tăng cường nhập khẩu hàng hóa. KQKD quý 2 3 vừa qua cho thấy sự tăng trưởng tốt của các DN ở ngành dệt may, cao su, thủy sản, sắt thép.
-
Bán lẻ: Nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng tăng cao trong các tháng cuối năm nhờ mùa lễ Tết và các sự kiện khuyến mãi lớn. Điều này đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp bán lẻ khi doanh số thường tăng mạnh nhờ các chương trình giảm giá, khuyến mãi. DT và LN của các DN bán lẻ đều có xu hướng tăng cao trong quý 4
-
Giải ngân đầu tư công: Cuối năm luôn là cao điểm Chính phủ giải ngân các dự án đầu tư công nhằm đạt mục tiêu giải ngân năm. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 8/10/2024 đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Tháng 9 cũng đánh dấu tháng đầu tiên 2024 tỉ trọng vốn giải ngân tăng trưởng dương so với cùng kì theo tháng. Việc này tạo động lực cho các ngành liên quan như xây dựng, hạ tầng, vật liệu xây dựng, và công nghiệp hỗ trợ.
-
Tăng trưởng tín dụng: Hết Q3 tín dụng toàn hệ thống tăng khoảng 9% so với cuối năm 2023. Vì vậy, con số tăng trưởng 15% được giới thượng tầng VN đưa có thể (bắt buộc :D) thực hiện được. Còn nhớ Chỉ trong tháng cuối năm 2023, tín dụng đã tăng thêm 4,56%, khi nhảy vọt từ mức 9,15% vào cuối tháng 11-2023 lên 13,71%. Nếu xét theo số tuyệt đối, đã có hơn 578.300 tỉ đồng được bơm ròng ra nền kinh tế chỉ riêng trong tháng 12 năm ngoái, Do vậy, tăng trưởng tín dụng cũng sẽ được các bank ưu tiên làm mọi cách để đạt “KPI”
Sau cùng, là yếu tố niềm tin. Đầu tư chứng khoán rất cần niềm tin vào triển vọng của TTCK. Nếu không có niềm tin thì có lẽ chúng ta đã không đầu tư rồi. Cổ phiếu DN làm ăn đàng hoàng, triển vọng tốt nếu sụt giảm chỉ là ngắn hạn. Ngoài ra tôi vẫn có niềm tin vào năng lực điều hành cúa Chính phủ, các bộ ban ngành, SBV để duy trì môi trường vĩ mô ổn định . Còn thảm họa thiên nga đen thì cơ bản là không lặp lại trong các khoảng thời gian quá ngắn……