BCG - PHẦN 2 CÂY TRE TRĂM ĐỐT CỦA NĂM 2022
Bamboo Capital được thành lập vào năm 2011, khởi đầu với hai lĩnh vực chính là dịch vụ ngân hàng đầu tư, tư vấn M&A, huy động vốn và cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin, phát triển dự án. Đến năm 2012, công ty mở rộng kinh doanh với việc bổ sung các mảng hoạt động gồm thương mại, nông nghiệp và đầu tư M&A.
Năm 2019, công ty trải qua một đợt tái cấu trúc và tập trung vào 4 mảng hoạt động chính, bao gồm sản xuất và nông nghiệp; phát triển hạ tầng và bất động sản, xây dựng và thương mại; năng lượng tái tạo.
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH:
Năm 2021 của Công ty cổ phần Bamboo Capital (HoSE: BCG) khép lại với kết quả kinh doanh ấn tượng, đặc biệt vốn chủ sở hữu của BCG tăng mạnh từ hơn 2.900 tỷ đồng lên gần 8.500 tỷ đồng
Đây là yếu tố quan trọng khiến đòn cân nợ giảm mạnh từ 7,15 lần tại cuối năm 2020 xuống còn 3,47 lần vào cuối năm 2021. Dự kiến, tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu sẽ giảm còn dưới 2 lần trong năm 2022.
Doanh thu và lợi nhuận đạt mức kỷ lục
Quý 4/2021, BCG đạt doanh thu thuần hơn 648 tỷ đồng, tăng 220,5%, lợi nhuận sau thuế đạt gần 272 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ. Doanh thu tài chính tăng 53% đạt 681 tỷ đồng, trong đó chủ yếu đến từ hoạt động đầu tư và mua bán cổ phần thông qua các thương vụ M&A. Mảng xây lắp đóng góp tích cực khi doanh thu tăng trưởng mạnh từ 13 tỷ đồng lên 409 tỷ đồng. Dù doanh thu tăng gấp 3,2 lần so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp chỉ tăng 82% đạt 215 tỷ đồng do đại dịch Covid dẫn đến giá vốn tăng cao hơn.
Luỹ kế cả năm 2021, BCG đạt hơn 2.589 tỷ đồng doanh thu, tăng gần 40%. Lợi nhuận sau thuế đạt 973 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh hơn 265% so với năm 2020 và vượt 20% so với kế hoạch 2021. Đây là mức doanh thu và lợi nhuận cao nhất từ khi BCG đi vào hoạt động cho đến nay.
Nguồn tiền mới để Bamboo Capital đẩy mạnh rót vốn năm vừa qua chủ yếu đến từ hai nguồn đó là vay tài chính dài hạn và phát hành tăng vốn điều lệ. Bamboo Capital đã tăng vốn điều lệ từ 1.360 tỷ đồng lên 2.975 tỷ đồng.
Tổng giá trị phát hành trái phiếu dài hạn năm qua của công ty đạt hơn 7.200 tỷ đồng. Tại ngày 31/12/2021, giá trị trái phiếu dài hạn là 8.626 tỷ đồng. Ngược lại, trái phiếu ngắn hạn giảm từ 1.300 tỷ đồng xuống còn 200 tỷ đồng.
Vay nợ tăng dẫn tới chi phí lãi vay của BCG trong năm 2021 tăng đột biến 241% so với cùng kỳ 2020, tương đương tăng hơn 730 tỷ đồng lên mức 1.033 tỷ đồng.
Ngoài chi phí lãi vay, các chi phí khác liên quan đến hoạt động tài chính cũng tăng dẫn tới chi phí tài chính trong năm 2021 của BCG tăng vọt 168%, lên mức hơn 1.486 tỷ đồng.
Lưu ý, tại ngày 31/12/2021, BCG còn khoản nợ xấu hơn 240 tỷ đồng, trong đó đã trích lập dự phòng gần 233 tỷ đồng. Khoản nợ xấu này xuất phát từ tổng giá trị các khoản phải thu, cho vay quá hạn thanh toán hoặc chưa quá hạn nhưng khó có khả năng thu hồi.
Mảng năng lượng tái tạo của BCG Energy đã dần tạo ra nguồn thu ổn định, bên cạnh đó, doanh thu và lợi nhuận của BCG có đóng góp lớn từ mảng xây dựng – hạ tầng khi Tracodi (HoSE: TCD) hoàn thành 97% chỉ tiêu doanh thu và 122% kế hoạch lợi nhuận sau thuế đề ra. Một số thương vụ M&A tiêu biểu trong năm 2021 bao gồm dự án nghỉ dưỡng Amor Garden Hội An, dự án khu dân cư Cầu Rồng, chuyển đổi cổ phần của các dự án năng lượng tái tạo và giao dịch phát triển các dự án điện mặt trời áp mái cũng đóng góp lớn vào lợi nhuận năm của BCG.
Ở mảng bất động sản, BCG Land chỉ đạt được 12% chỉ tiêu cả năm do tác động của dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng, khiến thời gian bàn giao dự án chuyển sang năm 2022, dẫn đến BCG chỉ đạt 49% chỉ tiêu doanh thu năm 2021. Tuy nhiên, các dự án bất động sản chưa kịp bàn giao này như “của để dành”, hứa hẹn sự đột phá lớn về doanh thu của BCG trong năm 2022.
Tính đến 31/12/2021, tổng tài sản của BCG đạt gần 38.000 tỷ đồng, tăng 56,7% so với cùng kỳ. Trong năm 2021, BCG đã triển khai thành công các hoạt động tăng vốn để cân bằng cấu trúc tài chính thông qua việc chuyển đổi 900 tỷ đồng trái phiếu thành cổ phiếu, phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 2:1. Việc vốn chủ sở hữu tăng mạnh từ mức hơn 2.900 tỷ đồng lên gần 8.500 tỷ đồng là yếu tố quan trọng giúp đòn cân nợ giảm mạnh từ 7,15 lần xuống còn 3,47 lần trong năm 2021.
MẢNG BĐS:
- Hiện tại, BCG Land đang triển khai hàng loạt dự án bất động sản tại các tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Bình Thuận, Đăk Nông và TP Hồ Chí Minh. BCG Land đang tập trung đầu tư vào phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp, tiêu biểu như Casa Marina Resort (Quy Nhơn, Bình Định) (quy mô 18,3 ha, vốn 160 tỷ đồng), Casa Marina Premium (Quy Nhơn, Bình Định) (quy mô 12 ha, vốn 1.000 tỷ đồng), Malibu Hội An (quy mô 10,3 ha, vốn 2.000 tỷ đồng), Hội An D’or (hay dự án Khu du lịch Cồn Bắp) (quy mô 24,8 ha, vốn 4.000 tỷ đồng),…
- Ngoài ra, doanh nghiệp còn đầu tư vào các dự án nhà ở như King Crown Infinity, King Crown Village Thảo Điền,…dự án thương mại Tòa tháp phức hợp Pegas Nha Trang hay dự án Khu công nghiệp Việt Hàn gồm KCN I và đường tỉnh 816A (quy mô 394ha KCN và 100 hà KĐT) và KCN II (quy mô 338 ha KCN và 100 ha KĐT)…
- Đáng chú ý là dự án King Crown Infinity có quy mô 1,26 ha tạo lạc tại 218 Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh với 739 căn hộ, 91 căn hộ dịch vụ, 25 shophouse và khu vực thương mại. Dự án có tổng mức đầu tư 4.717 tỷ đồng, được mở bán vào giai đoạn 2020 – 2021.
- Với mục tiêu đẩy mạnh hơn nữa trong mảng bất động sản, vào tháng 1/2022, BCG đã công bố kế hoạch góp vốn thành lập công ty liên kết mới là CTCP Liên danh BTT với ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản để đẩy mạnh hoạt động tại thị trường miền Bắc, vốn điều lệ 100 tỷ đồng, trong đó phần vốn góp của Bamboo Capital là 25 tỷ đồng, tương đương chiếm tỷ lệ sở hữu 25%.
- Trong năm 2021, BCG Land tiếp tục phát triển thêm các dự án mới như: Helios Village Đắk Nông, Phoenix Mountain ở Bình Định, các dự án ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Long An và khu vực miền Tây Nam Bộ…
Đồng thời với mục tiêu phát triển các dự án lớn và M&A mở rộng quỹ đất, BCG Land đã lên kế hoạch tăng vốn lên 4.000 tỷ đồng trong năm nay. Ngoài ra, BCG Land đang hướng đến mục tiêu sớm niêm yết nhằm huy động nguồn lực phục vụ phát triển các dự án.