Nói gì nói, con nvl nặng mông lắm, nhỏ lẻ chỉ vào ăn line ly, rồi té, ai dám cầm lâu, cứ có lãi là nó táng…thì lên cao bằng mắt chỉ gợn lăn tăng thôi
Vậy phải chuẩn bị đạn dược tuần sau đua lệnh à!
Thủ tướng chỉ đạo xem xét giữ nguyên nhóm nợ cho doanh nghiệp
15/04/2023 | 16:37
TPO - Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước xem xét giải quyết theo thẩm quyền về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; các biện pháp cụ thể nhằm tháo gỡ kịp thời các vướng mắc hiện tại về pháp lý cho các dự án bất động sản.
Ông Nguyễn Cao Lục - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - vừa ký văn bản gửi Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về các giải pháp hỗ trợ cho sự phát triển của khối doanh nghiệp và các doanh nghiệp bất động sản.
Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Xây dựng tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững và văn bản số 178/TT-CN ngày 27/3 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy và tháo gỡ thị trường bất động sản
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Xây dựng (cơ quan quản lý nhà nước về thị trường bất động sản và nhà ở) và Ngân hàng Nhà nước (cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng) theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, xem xét giải quyết theo thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền, báo cáo cấp có thẩm quyền về kiến nghị của Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TPHCM (SACA), Hội Kỹ sư Xây dựng Việt Nam (VSCE) và Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; các biện pháp cụ thể nhằm tháo gỡ kịp thời các vướng mắc hiện tại về pháp lý cho các dự án bất động sản; xây dựng cổng thông tin điện tử về quy hoạch, xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng có biện pháp cụ thể nhằm tháo gỡ kịp thời các vướng mắc hiện tại về pháp lý cho các dự án bất động sản.
Trước đó, SACA, VSCE và Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng… kiến nghị các giải pháp hỗ trợ cho sự phát triển của khối doanh nghiệp và các doanh nghiệp bất động sản.
Theo văn bản này, sau thời gian dài chống chọi với dịch COVID-19 để tồn tại, lãi suất ngân hàng tăng cao khiến doanh nghiệp bất động sản bị mất cân đối dòng tiền. Hệ quả là các doanh nghiệp xây dựng và sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng đứng trước bờ vực phá sản, hàng vạn người lao động đã bị mất việc làm.
Hiện nay hầu hết doanh nghiệp xây dựng, vật liệu xây dựng đều trong tình trạng bị chủ đầu tư nợ và vì thế nợ ngân hàng, nợ nhà cung cấp, nợ nhà thầu phụ, nợ lương nhân viên và cả nợ thuế, nhiều dự án, nhiều công trình trong đó có các công trình sắp hoàn thành cũng phải dừng thi công; nhiều đơn hàng xuất khẩu của các nhà sản xuất vật liệu xây dựng không thể thực hiện được.
Do đó, SACA, VSCE và Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình kiến nghị cho phép các ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, thời gian được cơ cấu là 24 tháng, áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng cũng như đối với các chủ đầu tư dự án bất động sản; nhanh chóng có các giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ kịp thời các vướng mắc hiện tại về pháp lý cho các dự án bất động sản; xây dựng cổng thông tin điện tử ngành bất động sảnbao gồm quy hoạch, xây dựng thể hiện công khai, minh bạch thông tin về thị trường, cập nhật thường xuyên thông tin quy hoạch, thông tin pháp lý, thông tin về tiến độ cơ bản của dự án, thông tin về tình hình mua bán bao gồm số lượng và giá giao dịch tại từng thời điểm.
Duy Quang
Tin này thực sự rất tốt cho các doanh nghiệp, đặc biệt là khối bất động đậy, không khác gì chính sách thời covid 2020. Anh em hết sức lưu ý, và lý trí tránh mấy cái pic nay hô tăng mai hô giảm như mấy cái thằng Trùm, con Uyên, thằng Phương rất là nhảm nhí.
chắc chắn vĩ mô sẽ dần xoay chuyển theo hướng tốt dần lên thôi bác. Tôi luôn có niềm tin như thế.
Ngày mai TT sẽ có cuộc họp với thành phố HCM nhằm đưa ra biện pháp hổ trợ kịp thời nền kinh tế. Hy vọng sẽ có nhiều điều tốt đẹp, kinh tế khó khăn, dân chúng cũng khổ quá rùi
Ngẫm lại lời A7 chưa bao giờ sai về vĩ mô: để bds chết kéo theo hàng chục ngành chết theo, kinh tế đình đốn và bank dính nợ xấu.
Giờ sau 6 tháng không nhích lên được, nếu không có những cú hích mạnh thì toàn bộ mắt xích nền kinh tế sẽ rỉ sét lại. Đừng mong cựa.
anh 7 thì tầm nhìn rất tốt, nhưng tiếc là tai nạn. Người anh em có gặp người anh tử tế này nhiều không? có dịp tôi trò truyện.
Anh hùng nào chẳng gặp nạn lớn một vài lần, người hào sảng dính nạn lại được cứu, chết thế cóc nào được. VN dính rủi ro đấu nhau vừa rồi mới thế. Giờ cần một thời gian để phục hồi đi lên từ đáy.
CTCK nào giờ chả vứt rác gom vàng. Đất đẹp không lo chết đói.
Rồi lại quay lại thời cãi nhau vì cổ đất.
Chú ý nước đi và các chính sách thắt chặt thị trường bảo hiểm hiện nay, tránh bát nháo và đẩy rủi ro cho khách hàng và người gửi tiền.
Khi nhà đầu tư họ đã mất niềm tin họ sẽ soi bằng chết, thử hỏi các bank mấy quý rồi ăn to lợi nhuận từ bảo hiểm hoặc kí loằng ngoằng giờ tăng trưởng kiểu gì?
Lại về với đất thôi!
Mật lệnh 17/4 họp giữ nguyên nhóm nợ
Đầu cá cho con sóng vĩ mô lần này, đặc biệt là dành cho dòng bđs!
Cứ để cho anh em lên xuống tàu thoải mái, đơn giản đó là điều lái muốn, tiện thể rũ bỏ dân đu đỉnh. Làm gì có chuyện tất cả cùng trên tàu và ăn thân cá???
Cứ thư thả, ko có gì phải vội.
Giữ nguyên nợ, giãn nợ nhưng ko có dòng tiền lấy đíu đâu ra mà trả nợ khi thời gian giãn nợ tới.
Mbao giờ ls rẻ = nửa bây giờ, tiền bơm ra vay mượn dễ dãi, cụ T về vườn hãy quẩy
thật ra doanh nghiệp bđs của VN mình thời giam qua cũng có nhiều vấn đề nhức nhối lắm, doanh nghiệp tốt thì được, nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp treo đầu dê bán thịt c.hó, giống cơn bạo bệnh vậy, đau nhưng phải giải phẫu cắt bỏ các khối u đi thi cơ thể mới lành mạnh được. Chu kỳ này bđs sẽ phát triển bền vững và khủng hơn nữa, chỉ là người ae có đủ duyên và sự kiên nhẫn để hưởng thành quả đó không
view này chỉ đúng những gì đã xảy ra rồi và trong ngắn hạn, trung và dài hạn thì hoàn toàn chưa hẳn vậy, chỉ cần khoanh nợ, giãn nợ và gỡ vướng pháp lí tốt ( cái này đừng đổ lỗi chỉ cho doanh nghiệp, chính sách mình cũng còn nhiều cái bất cập lắm, ai làm doanh nghiệp mới hiểu, chém gió thì khg biết đâu) thì dòng tiền doanh nghiệp họ sẽ biết cách xoay vòng ( cái này họ rất giỏi).
Nhìn cái gì cũng phải nhìn nhiều phía, bác xem lại chính sách mình trong hơn 1 năm qua có giật cục không, trách nhiệm của nhà quản lí khi các vấn đề xảy ra ở đâu? Nặng nhất là vụ TPDN, tự doanh nghiệp họ làm được à, trái chủ họ ngu hết à? Còn nhiều yếu tố lắm. Nhân thì phải có duyên mới có quả được, đồng ý là nguyên nhân cốt lõi là doanh nghiệp họ gieo, nhưng nếu hạt nhân đó mà thiếu các đk (duyên) như nắng, gió, thời tiết, đất đai, … thì nhân đó cũng khg thể sinh trưởng được. Qui luật tự nhiên muôn thuở là vậy. Chối sao được. Người có quyền thì áp đặt sao chả được, nhưng mình khách quan view dưới quan điểm vận hành qui luật tự nhiên thì vấn đề mới giải quyết ổn thoả mãn tận gốc tễ được
Thủ tướng họp với TP.HCM tháo gỡ vướng mắc để phát triển kinh tế-xã hội
12:12 16/04/2023 Tin nhanh 24h
Tại buổi họp, Thủ tướng lắng nghe những trao đổi về giải pháp thúc đẩy TP.HCM phát triển, xứng đáng là đầu tàu kinh tế, trung tâm văn hóa, xã hội của cả nước.
Sáng 16/4, tại TP.HCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc của Thường trực Chính phủ với Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phát triển kinh tế - xã hội của TP.
Cùng dự có Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên; Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà…
Buổi làm việc nhằm đánh giá tình hình phát triển KT-XH quý I năm 2023, xử lý những kiến nghị và trao đổi về các giải pháp để thúc đẩy TP.HCM phát triển nhanh, bền vững…
![ biểu tại buổi làm việc
Thủ tướng nhấn mạnh, TP.HCM là đầu tàu kinh tế, là trung tâm văn hóa, xã hội của khu vực phía Nam và cả nước. Thành phố phát triển hay khó khăn có ảnh hưởng đến tình hình phát triển chung của cả nước. Chính vì thế, Chính phủ thường xuyên có các cuộc làm việc với TP để cùng trao đổi về các giải pháp để thúc đẩy TP phát triển nhanh, bền vững.
Thủ tướng cho biết, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế suy giảm; các nước thực hiện chính sách thắt chặt; thị trường co hẹp; cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt; giá nguyên nhiên liệu tăng; Trung Quốc mở cửa trở lại bên cạnh tạo cơ hội, còn tăng sức cạnh tranh đối với hàng hóa Việt Nam… Trong khi đó, trong nước, các vấn đề nội tại của nền kinh tế bộc lộ sâu sắc hơn sau đại dịch COVID-19.
Theo Thủ tướng, cuộc làm việc này của Thường trực Chính phủ với TP.HCM nhằm đánh giá tình hình phát triển kinh tế -xã hội của TP, nhất là trong khắc phục hậu quả của đại dịch COVID-19; đưa ra giải pháp chắc chắn, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội của TP; rà soát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định, thông tư mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành thời gian qua nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên các lĩnh vực, thúc đẩy phát triển; kiểm điểm sự phối hợp giữa TP với các bộ, ngành Trung ương và các nhiệm vụ, giải pháp cần tiếp tục thực hiện.
Thủ tướng nhấn mạnh: "Từ đầu năm đến giờ, sau hơn 3 tháng chúng ta ban hành rất nhiều nghị quyết, nghị định, các thông tư để tháo gỡ những vướng mắc pháp lý, những vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kinh tế xã hội của đất nước, những chính sách đó đã vào TP.HCM được chưa".
Theo Thủ tướng: *"Phải xem xét tiếp những chính sách chúng ta đã ban hành thì thực chất là đi thẳng vào cuộc sống chưa, quá trình tổ chức vận hành còn vướng mắc cái gì, cần phải bổ sung, hoàn thiện, điều chỉnh cái gì cho phù hợp với tình hình. Sự phối hợp giữa TP với Chính phủ, phối hợp giữa thành phố với các bộ, ngành cần phải rút kinh nghiệm gì, cần phải điều chỉnh gì, thúc đẩy cái gì để chúng ta làm tốt
Buổi làm việc của Thường trực Chính phủ với Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM
Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, trong năm 2022, TP.HCM có tốc độ tăng trưởng GRDP 9,03%; đóng góp 15,6% GDP, đứng thứ nhất trong 63 tỉnh thành cả nước.
Trong quý I năm 2023, tổng sản phẩm trên địa bàn tăng trưởng dương 0,7%, trong đó một số ngành có mức tăng trưởng khá như dịch vụ, lưu trú ăn uống tăng 24,24%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, riêng công nghiệp và dịch vụ chiếm 86,3%. Thu NSNN đạt gần 125 nghìn tỷ, đạt 26,6% dự toán năm.
Tổng vốn đầu tư thực hiện khoảng gần 70 nghìn tỷ đồng, tăng 4,4% so với cùng kỳ, trong đó vốn FDI thực hiện tăng 19,4%.
Ông Phan Văn Mãi cũng kiến nghị nhiều vấn đề, trong đó có kiến nghị về Đề án ban hành Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14; kiến nghị giao Bộ Giao thông vận tải làm cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương; kiến nghị Bộ Giao thông vận tải yêu cầu công ty VEC đẩy nhanh tiến độ lập Hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư nâng cấp mở rộng đoạn đường cao tốc TP.HCM - Long Thành; kiến nghị các bộ, địa phương hỗ trợ TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An nguồn vật liệu phục vụ cho dự án đường Vành đai 3 TP.HCM; bố trí kinh phí từ ngân sách Trung ương để thực hiện đầu tư xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Vành đai 2 (nút giao Gò Dưa) đến đường Vành đai 3 đồng bộ với đoạn tuyến đường dẫn trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành…
Đầu tư dài hạn mà nhìn CP lên xuống theo phiên thì hỏng rồi. Nó tăng không màng, giảm mua thêm ấy mới là đầu tư nhé các bạn
chuẩn đấy, tôi đang tìm đồng đội với view trên 6 tháng đây
Chủ topic đưa vấn đề và luận điểm rất tốt cho những người đầu tư dài hạn. Tuy nhiên chủ topic là người đầu tư ngắn hạn và bác ấy cũng nói rất rõ ràng rồi. Chúng ta nên tôn trọng và có chính kiến đầu tư riêng của bản thân.
Tôi là người đầu tư dài hạn và tôi vẫn đi làm việc bình thường, có tiền tích luỹ tôi mua CP không quan trọng giá CP đang ở mức nào. Vào đây đọc toàn thấy người mồm nói đầu tư dài hạn nhưng CP giảm quay ra chửi bới nhau, những người này không sớm thì muộn cũng bán vì cái tư duy nửa nạc nửa mỡ
Mời bác qua pic dài hạn đàm đạo