Các cổ phiếu hưởng lợi trong bối cảnh hiện tại

Đại diện duy nhất ngành xây dựng đem về hơn ngàn tỷ đồng lãi ròng trong năm 2021 là Cơ Điện Lạnh . Đây cũng là con số lãi ròng cao nhất từ trước đến nay mà đơn vị đạt được (1,855 tỷ đồng). REE cho biết, kết quả khả quan trên là nhờ mảng bất động sản, mảng năng lượng và hạ tầng nước hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch.

Theo REE, tỷ lệ lấp đầy của các tòa nhà văn phòng cho thuê đến cuối năm 2021 đạt trên 98%. Về mảng hạ tầng nước, các công ty xử lý nước và phân phối nước sạch vẫn hoạt động ổn định. Đối với mảng năng lượng, đơn vị đã hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch nhờ tình hình thủy văn thuận lợi, ghi nhận toàn bộ 86MWp của các dự án điện mặt trời áp mái đã đưa vào vận hành cuối năm 2020, ghi nhận lợi nhuận từ nhà máy thủy điện Thượng Kontum và 3 nhà máy điện gió (Trà Vinh V1-3, Phú Lạc 2, Lợi Hải 2) vừa được COD (công nhận vận hành thương mại) vào cuối tháng 10/2021.

6 Likes

REE đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 12-15%, chia cổ tức tổng tỷ lệ 25%

Ánh Dương - 16:25 09/03/2022

(VNF) - REE có tờ trình cổ đông kế hoạch chi trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 10% bằng tiền mặt và 15% bằng cổ phiếu, dự kiến thực hiện trong quý II tới.

REE đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 12-15%, chia cổ tức tổng tỷ lệ 25%

REE đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 12% - 15%, chia cổ tức tổng tỷ lệ 25%

Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh (HoSE: REE) vừa công bố tài liệu đại hội cổ đông thường niên, dự kiến tổ chức ngày 31/3 tại TP.HCM.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2022, REE chưa có tờ trình đại hội về các chỉ tiêu hoạt động cụ thể, tuy nhiên hội đồng quản trị cho biết mức tăng trưởng lợi nhuận mục tiêu sẽ từ 12% đến 15% so với năm 2021.

Doanh nghiệp dự trình kế hoạch chi trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 10% bằng tiền mặt (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận về 1.000 đồng) và 15% bằng cổ phiếu (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu nhận thêm 15 cổ phiếu mới), tương ứng số lượng phát hành là 46,3 triệu đơn vị. Nếu được đại hội thông qua, thời gian thực hiện dự kiến trong quý II tới.

Đáng chú ý, REE có tờ trình đại hội cổ đông thông qua tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại doanh nghiệp là 49% vốn, đồng thời bổ sung quy định này vào điều lệ của công ty khi được chấp thuận.

Nhìn lại năm 2021, theo báo cáo tài chính kiểm toán, REE ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt 5.810 tỷ đồng và 2.135 tỷ đồng, cao hơn 3% và 25% mức thực hiện năm 2020. So với kế hoạch kinh doanh đề ra, REE đã vượt 21% chỉ tiêu lợi nhuận.

Thời điểm 31/12/2021, tổng tài sản REE đạt 31.827 tỷ đồng, tăng 55% so với hồi đầu năm. Nợ phải trả chiếm 15.469 tỷ đồng (tăng 86%), trong đó tổng nợ vay 11.975 tỷ đồng, tăng gấp đôi; lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt 8.963,8 tỷ đồng.

Đóng cửa phiên giao dịch 9/3, cổ phiếu REE giảm 1,93% xuống 71.100 đồng/cổ phiếu, thanh khoản 859.00 đơn vị.

5 Likes

Bác Linh chuyển qua điện rồi à

Nếu topic nói hưởng lợi trong bối cảnh hiện tại thì nên kể đến:

NKG được hưởng lợi mạnh nhất trong nhóm thép xuất qua EU do EU không nhập tôn, thép của Nga nữa, Ukraine thì sản xuất đình trệ nên cũng không xuất tôn, thép được.

DGC thì được hưởng lợi do Nga cấm xuất khẩu phân đạm và nguyên liệu phân đạm. Sau xung đột Nga - Ukraine qua đi giả sử nhóm phân đạm không còn lợi thế nhưng riêng DGC vẫn còn lợi thế do cung cấp phospho làm bán dẫn và làm pin cho xe chạy điện (Sẽ là mặt hàng hot do giá xăng tăng)

1 Likes

Anh Linh có thông tin gì về vụ hợp tác khai thác cromit cổ định của ANV ko ạ, em đọc thấy nhà máy xây xong từ 2010 rồi, đề án tách nikel cũng thành công rồi. Ko biết hiện tại ANV còn giữ cổ phần cromit nữa ko ạ

Em sẽ múc Ree

Bác còn than khôbg bác ơi cứu Hlm bác ơi 🥲🥲

vậy à bạn, tớ oánh dốt nên cứ rẻ chân sóng biên an toàn cao mới dám chia sẻ múc. Bạn thử vào pic khai xuân xem hình như NKG 3X DGC 14X tớ bảo múc cật lực đấy :joy:

3 Likes

đây à e, bc quý 4 vẫn còn nè :slight_smile:

3 Likes

đâu phải mỗi điện, các cổ tớ thấy rẻ và có câu chuyện thời điểm này!

4 Likes

Tại Việt Nam, việc ngăn chặn Covid-19 năm trước đồng nghĩa với việc tăng trưởng ngành chậm lại và khó khăn trong chuỗi sản xuất và cung ứng, có nghĩa là nông dân ngừng việc thả nuôi mới cho đến quý 4/2021, dẫn đến nguồn cung thiếu hụt trong nửa đầu 2022. VDSC cho rằng giá nguyên liệu cao sẽ kéo dài đến giữa năm 2022 sau đó giảm dần vào nửa cuối năm 2022 sau khi nguồn cung được đáp ứng. Giá nguyên liệu cao tạo điều kiện cho các nhà xuất khẩu đàm phán với khách hàng của họ ở mức giá bán cao. Do đó, các nhà xuất khẩu có thể tự cung cấp nguyên liệu sẽ là người hưởng lợi lớn nhất nhờ biên lợi nhuận gộp mở rộng như ANV, VHC.

3 Likes

VDSC: Căng thẳng giữa Ukraine - Nga có thể mang lại lợi ích cho các công ty cá tra xuất sang Trung Quốc như Vĩnh Hoàn, Navico, I.D.I

DOANH NGHIỆP

11:43 PM 09/03/2022

Doanh số cá minh thái phi lê của Nga đạt 76.000 tấn (MT) và trị giá 247 triệu USD; và doanh số cá tuyết đạt 34.200 tấn, trị giá 239,5 triệu USD vào năm 2021. VDSC tin rằng cá tra của Việt Nam có thể là một lựa chọn thay thế lý tưởng cho sự thiếu hụt phi lê của Nga do giá cả cạnh tranh.

[In bài viết](javascript::wink:

VDSC: Căng thẳng giữa Ukraine - Nga có thể mang lại lợi ích cho các công ty cá tra xuất sang Trung Quốc như Vĩnh Hoàn, Navico, I.D.I

Thị trường năng lượng và thực phẩm trên thế giới đang xáo trộn khi Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ và các quốc gia khác áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga - nhà sản xuất khí đốt tự nhiên và lúa mì. Kết quả của sự bất đồng, tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng do đại dịch Covid-19 gây ra được dự báo sẽ trở nên tồi tệ hơn. Nếu việc tiếp cận thị trường quốc tế bị hạn chế, ngành thủy sản của Nga sẽ đối mặt với một tương lai không rõ ràng.

Năm 2021, giá trị xuất khẩu thủy sản của Nga đạt 5,85 tỷ USD. Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Nga với 50% thị phần trong khi Trung Quốc chiếm 18% tổng giá trị xuất khẩu. Các cảng của Hàn Quốc có thể đóng vai trò là điểm trung chuyển hàng thủy sản của Nga đến Trung Quốc, nhưng kênh phân phối này có thể sẽ sớm đóng cửa. Hàn Quốc ngày 28/2 cho biết sẽ cố gắng giảm bớt hoạt động thương mại với Nga. Mỹ, EU và Hàn Quốc hiện đang xem xét các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với hàng hóa của Nga, với một số chính trị gia Mỹ đặc biệt thúc đẩy lệnh cấm đối với thủy hải sản của Nga. Trung Quốc cũng đã và đang giảm mua hải sản của Nga vì chính sách Zero Covid.

Cua là mặt hàng xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Nga với giá trị 2,5 tỷ USD vào năm 2021, nhưng mặt hàng này không phải là thế mạnh của xuất khẩu Việt Nam. Theo đó, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) trong báo cáo mới đây cho rằng các sản phẩm cá thịt trắng có thể có lợi hơn.

Doanh số cá minh thái phi lê của Nga đạt 76.000 tấn (MT) và trị giá 247 triệu USD; và doanh số cá tuyết đạt 34.200 tấn, trị giá 239,5 triệu USD vào năm 2021. VDSC tin rằng cá tra của Việt Nam có thể là một lựa chọn thay thế lý tưởng cho sự thiếu hụt phi lê của Nga do giá cả cạnh tranh.

Năm 2021, giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt 1,6 tỷ USD với 800.000 tấn. Trung Quốc là nhà nhập khẩu lớn nhất các sản phẩm cá thịt trắng của Nga. Do đó, các công ty cá tra xuất khẩu sang Trung Quốc có thể hưởng lợi bằng cách bù đắp sự thiếu hụt của Nga trong thời gian tới, bao gồm Vĩnh Hoàn (VHC), Nam Việt (ANV), Công ty I.D.I (IDI).

Tuy nhiên, với nhu cầu cá thịt trắng toàn cầu ngày càng tăng, các công ty đủ năng lực xuất khẩu sang các nước phương Tây sẽ tiếp tục tăng xuất khẩu sang các thị trường này thay vì tận dụng cơ hội xuất khẩu sang Trung Quốc, do giá xuất khẩu của thị trường phương Tây ở mức cao sẽ giúp họ tối đa hóa lợi nhuận.

VDSC: Căng thẳng giữa Ukraine - Nga có thể mang lại lợi ích cho các công ty cá tra xuất sang Trung Quốc như Vĩnh Hoàn, Navico, I.D.I - Ảnh 1.

Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng ấn tượng trong hai tháng đầu năm 2022

Về thị trường thuỷ sản hiện nay, theo Bộ Công Thương, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng mạnh trong hai tháng đầu tiên. Giá trị xuất khẩu cá tra và tôm tăng lần lượt 83% YoY và 34% YoY trong giai đoạn này, nhờ sự tăng lên của cả sản lượng xuất khẩu và giá xuất khẩu. Theo VASEP, trong tháng 1/2022, giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh lần lượt 82%, 64% và 62% cùng kỳ sang Mỹ, EU và Trung Quốc. Nguồn cung thắt chặt và nhu cầu cao là động lực chính thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào năm 2022.

Cùng với sự phục hồi kinh tế trên toàn cầu, nhu cầu đối với các sản phẩm thủy sản tiếp tục tăng trở lại do dịch vụ ăn uống phục hồi trong khi doanh số bán lẻ vẫn đạt mức cao mới. Trong khi nhu cầu của Mỹ tiếp tục tăng, thị trường Trung Quốc và EU có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ sau một năm giảm.

Mặt khác, giá nguyên liệu đầu vào cao kéo theo giá bán cao, đặc biệt là cá tra. Chi phí cho các loại thủy sản đạt mức cao mới do chi phí năng lượng, thức ăn chăn nuôi, nhân công và vận chuyển hàng hóa tăng mạnh. Và giá đầu vào tăng cao dự kiến sẽ vẫn duy trì trong ít nhất nửa đầu năm 2022.

Tại Việt Nam, việc ngăn chặn Covid-19 năm trước đồng nghĩa với việc tăng trưởng ngành chậm lại và khó khăn trong chuỗi sản xuất và cung ứng, có nghĩa là nông dân ngừng việc thả nuôi mới cho đến quý 4/2021, dẫn đến nguồn cung thiếu hụt trong nửa đầu 2022. VDSC cho rằng giá nguyên liệu cao sẽ kéo dài đến giữa năm 2022 sau đó giảm dần vào nửa cuối năm 2022 sau khi nguồn cung được đáp ứng. Giá nguyên liệu cao tạo điều kiện cho các nhà xuất khẩu đàm phán với khách hàng của họ ở mức giá bán cao. Do đó, các nhà xuất khẩu có thể tự cung cấp nguyên liệu sẽ là người hưởng lợi lớn nhất nhờ biên lợi nhuận gộp mở rộng như ANV, VHC.

2 Likes

. để theo dõi pic của anh. hí hí

Thủy sản tiếp tục là mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Theo Cục Xuất Nhập Khẩu (Bộ Công Thương), dự báo xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam đạt 2.1 triệu tấn, đạt giá trị 9.2 tỉ USD, lần lượt tăng 3.2% và 3.5% so với 2021. Mặc dù đã đạt mức xuất khẩu tốt trong 2021, các chi phí quản lý (do áp dụng biện pháp “3 tại chỗ”) và chi phí vận chuyển (giá cước vận tải, container vận chuyển) đè nặng lên các doanh nghiệp do Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp trong ngành gặp khó.

Tuy nhiên EVS cho rằng với kì vọng giãn cách xã hội sẽ khó có thể xảy ra và việc gián đoạn chuỗi cung ứng sẽ dần được cải thiện, ngành thủy sản sẽ có thể hồi phục và phát triển mạnh trong 2022.

Everest Securities: Phân bón và thủy sản là những nhóm ngành triển vọng - Ảnh 1.

Nguồn: EVS

Giá cả các mặt hàng xuất khẩu như cá tra, tôm được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng do cầu vượt cung. Đứt gãy chuỗi cung ứng làm gia tăng chi phí vận chuyển khiến cho giá thủy sản xuất khẩu liên tục tăng nhưng nhu cầu từ phía các đối tác vẫn tăng cao.

Và các FTA sẽ là bệ đỡ quan trọng cho sự phát triển của ngành thủy sản trong dài hạn do được hỗ trợ thuế giúp doanh nghiệp thủy sản cắt giảm chi phí để gia tăng biên lợi nhuận.

2 Likes

sáng nay chụp được quả ,lái REE vui quá Hẳn 500K 72 :smiley:

2 Likes

cá tra vẫy sóng, ANV break đỉnh nào :smiley:

4 Likes

thủy sản nhất là cá tra ANV đã lập đỉnh lịch sử mới, liệu sóng cá tra 2018 có lập lại. Năm ấy ANV đã x10 lần đó :))

3 Likes

kịch bản 1 cái CTC của REE, trước mắt TG 82-88 đã nhé :joy:

3 Likes

phải gọi là đầu đất anh Linh ạ, ANV mà bấm quen NAV mua nhầm mã, đợi t3 về bán, hnay nó tím ngắt tiếc quá tiếc luôn anh. Hic

Cơ điện lạnh REE báo lãi kỷ lục trong quý IV/2021
Tính cả quý IV/2021, lợi nhuận sau thuế của Cơ điện lạnh REE gần 924 tỷ đồng, tăng 39%. Đây cũng là lợi nhuận cao kỷ lục tính theo quý của Công ty này.

Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (HoSE: REE) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV và cả năm 2021 với doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng tích cực.

Trong quý IV/2021, doanh thu thuần đạt 1.898 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ. Trong đó mảng cơ điện lạnh vốn đóng góp chính trong tổng doanh thu giờ đã nhường chỗ cho mảng hạ tầng điện, nước với 1.148 tỷ đồng, gấp 3,7 lần so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 60% trong tổng doanh thu.

Trong hai tháng cuối năm, Cơ điện lạnh REE ghi nhận lợi nhuận từ 3 dự án là Nhà máy điện gió Trà Vinh số 3 V1-3, Nhà máy điện gió Phú lạc 2, Nhà máy điện gió Lợi Hải 2 kịp tiến độ. Biên lãi gộp trong kỳ của doanh nghiệp cải thiện từ 27,5% lên 45,5% quý này.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp ghi nhận gần 200 tỷ đồng lãi từ bán thanh lý các khoản đầu tư, trong khi cùng kỳ chỉ 665 triệu đồng giúp nguồn thu từ hoạt động tài chính của Cơ điện lạnh REE gấp 3,2 lần lên 240 tỷ. Kết quả cả quý IV/2021, lợi nhuận sau thuế của REE gần 924 tỷ đồng, tăng 39%. Đây cũng là lợi nhuận cao kỷ lục tính theo quý của công ty.

Luỹ kế năm 2021, doanh thu thuần của Cơ điện lạnh REE đạt 5.810 tỷ đồng, tăng 3%. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.136 tỷ đồng đạt mức cao nhất lịch sử với mức tăng 25% so với năm 2020. Với kết quả này, Công ty đã vượt 21% kế hoạch lợi nhuận và thực hiện 84% mục tiêu doanh thu cả năm.

Tính tới ngày 31/12/2021, tổng tài sản của REE tăng 55% so với đầu năm lên 31.826 tỷ đồng, một phần do hợp nhất với Công ty Cổ phần Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh. Tổng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng ghi nhận xấp xỉ 1.831 tỷ đồng, thêm 1.100 tỷ so với đầu năm và tăng khoảng 700 tỷ so với cuối quý III/2021.

Trong năm qua, REE đã liên tục đăng ký thoái dần vốn tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh. Tổng giá trị của REE đầu tư vào các công ty liên kết là 5.744 tỷ đồng, giảm hơn 2.700 tỷ đồng so với đầu năm.

Tổng nợ vay tính tới cuối quý IV vẫn ở mức cao với 11.973 tỷ đồng, trong khi con số đầu năm khoảng 5.500 tỷ đồng, phần lớn là nợ vay dài hạn từ các ngân hàng. Con số nợ đi vay gấp 3,83 lần vốn chủ sở hữu.

2 Likes