Các cổ phiếu hưởng lợi trong bối cảnh hiện tại

(ĐTCK) Các doanh nghiệp ngành thủy điện đang có lợi thế hơn nhiệt điện và điện khí nên dự báo có thêm một năm lãi tốt.

Lợi thế cho thủy điện

Theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tính đến cuối tháng 2/2022, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt 39,59 tỷ kWh. Trong đó, nhiệt điện than đạt 17,27 tỷ kWh, chiếm 43,6%; thủy điện đạt 10,85 tỷ kWh, chiếm 27,4% tổng sản lượng điện sản xuất; các nguồn điện khác đóng góp 30% còn lại.

Nhiệt điện than chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn điện của nước ta. Tuy nhiên, các nhà máy nhiệt điện than đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn do nguồn cung khan hiếm và giá than nhập khẩu tăng mạnh.

Trong tháng 3/2022, giá than đá trên thị trường thế giới đạt 325 USD/tấn, tăng gần 30% so với tháng trước và tăng 91% so với đầu năm.

Theo dự báo của Rystad Energy, giá than có thể vượt ngưỡng 500 USD/tấn trong năm 2022, khi giá khí đốt tăng mạnh có thể khiến các nước châu Âu chuyển sang sử dụng than đá.

Tình hình khó khăn về nhiên liệu đầu vào của các nhà máy nhiệt điện than có thể thấy rõ qua việc Bộ Công thương mới đây có văn bản yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc thực hiện ngay các biện pháp đảm bảo năng lực sản xuất than, triển khai mọi giải pháp đảm bảo cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện.

Đáp lại yêu cầu của Bộ Công thương, TKV cho biết, nguồn than cung cấp cho điện thấp do gần một nửa số lao động đang mắc Covid-19, lượng than nhập về ít nên sản lượng than phối trộn nhập khẩu giảm 2,4 triệu tấn so với kế hoạch.

Đồng thời, giá than thế giới tăng đột biến, ảnh hưởng căng thẳng Nga - Ukraine làm khan hiếm nguồn cung. Nêu thực tế giá bán than cho doanh nghiệp điện không tăng trong 2 năm qua, TKV đề xuất phương án điều chỉnh tăng giá bán than trong nước.

Tương tự, giá khí tăng mạnh theo đà tăng của giá dầu, đặc biệt từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra. Hãng tin RIA Novosti thông tin từ cuối tháng 2, giá khí đốt ở châu Âu đã tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại, chạm ngưỡng 3.900 USD/1.000 m3 (một năm trước, giá dao động ở mức 250 - 300 USD/1.000 m3). Nhà cung cấp năng lượng GASAG (Berlin) dự đoán tới tháng 5, hóa đơn khí đốt ở Đức sẽ tăng ít nhất 26%.

Với giá vốn tăng cao, các nhà máy nhiệt điện sẽ kém lợi thế trên thị trường phát điện cạnh tranh. Thực tế, từ năm 2021, thị trường đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh về doanh thu và lợi nhuận, thậm chí thua lỗ của một số doanh nghiệp điện than.

Trong bối cảnh này, thủy điện, với đặc điểm sử dụng năng lượng nước, năng lượng “trời cho” và là nguồn phát điện rẻ nhất đang có ưu thế lớn trên thị trường phát điện cạnh tranh. Đáng chú ý, điều kiện thủy văn - yếu tố quyết định khả năng trữ nước, phát điện của các nhà máy thủy điện - đang “ủng hộ” cho các doanh nghiệp ngành này.

Theo báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), 2021 là năm thuận lợi đối với nhóm thủy điện nhờ vào điều kiện thủy văn. Đặc biệt, hiện dự báo về chu kỳ thủy văn đã có sự điều chỉnh với việc xác suất xảy ra La Nina vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất đến tháng 10/2022.

Trước đó, Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia cho rằng trạng thái La Nina có thể sẽ kéo dài đến hết tháng 2/2022, với xác suất khoảng 90%; từ tháng 3 đến tháng 5/2022, hiện tượng ENSO vẫn ở trạng thái La Nina yếu với xác suất 50%.

“Do đó, nhóm thủy điện được dự phóng sẽ tiếp tục hưởng lợi và tích trữ nước tốt trong năm nay, đặc biệt là nhóm thủy điện từ khu vực miền Trung trở vào Nam”, báo cáo nhấn mạnh.

Kỳ vọng lãi lớn

Năm 2021, bất chấp nhu cầu tiêu thụ điện nói chung của nền kinh tế suy giảm, do nhiều hoạt động sản xuất – kinh doanh bị tê liệt trong một thời gian dài do ảnh hưởng của dịch bệnh và các biện pháp giãn cách xã hội, nhiều doanh nghiệp thủy điện vẫn ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ.

Năm 2021, Thủy điện A Vương lãi sau thuế 342 tỷ đồng, tăng gần 84% so với năm 2020.

Tại Công ty cổ phần Thủy điện A Vương (mã AVC), lưu lượng nước về hồ thủy điện A Vương trong năm qua tương đối tốt, thuận lợi cho công tác sản xuất điện của nhà máy trong các tháng cuối năm.

Nhờ đó, Công ty ghi nhận sản lượng điện sản xuất cả năm đạt gần 769 triệu kWh, doanh thu thuần đạt hơn 682 tỷ đồng, tăng gần 30% và lãi sau thuế 342 tỷ đồng, tăng gần 84% so với năm 2020.

Năm qua, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển điện Miền Bắc 2 (mã ND2) ghi nhận sản lượng điện đạt 438,97 triệu kWh; doanh thu thuần đạt hơn 400,1 tỷ đồng, tăng 2,3%; lợi nhuận sau thuế đạt hơn 151,3 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2020.

Trong khi đó, Công ty cổ phần Thủy điện Hủa Na (mã HNA) ghi nhận sản lượng điện đạt 563,3 triệu kWh; doanh thu đạt 691 tỷ đồng, tăng 14,4% so với năm 2020. Nhờ tiết giảm chi phí vốn, chi phí tài chính, lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng gấp gần 4 lần cùng kỳ, lên 131,3 tỷ đồng.

Đến thời điểm này, một số doanh nghiệp thủy điện đã dự kiến chỉ tiêu kinh doanh năm 2022 để trình đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua.

Tại Thủy điện A Vương, căn cứ vào về việc phê duyệt kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2022 của Bộ Công thương, Công ty dự kiến sản lượng điện sản xuất đạt 602 triệu kWh, giảm 21,7% so với thực hiện năm 2021; doanh thu đạt 449,277 tỷ đồng, giảm 34% và lợi nhuận trước thuế đạt 101,368 tỷ đồng, giảm 72%.

Trong khi đó, trên cơ sở dự báo thủy văn năm 2022 tương đương năm 2021 và căn cứ vào sản lượng bình quân vận hành thực tế 7 năm trước, ND2 dự kiến sản lượng điện thương phẩm đạt 422,4 triệu kWh, giảm 4% so với năm 2021; doanh thu thuần đạt 390,1 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 150 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức thực hiện năm 2021…

Mới đây, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thủy điện Hủa Na đã thống nhất kế hoạch sản xuất - kinh doanh sẽ trình đại hội đồng cổ đông trong ngày 8/4 tới, với tổng sản lượng điện thương phẩm đạt 689,6 triệu kWh, tăng 22% so với mức thực hiện năm 2021. Song mục tiêu tổng doanh thu là 680,6 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 84,2 tỷ đồng, lần lượt giảm 2% và 36% so với mức thực hiện năm trước.

Với đặc thù phụ thuộc vào thời tiết và điều kiện thủy văn, các doanh nghiệp ngành thủy điện thường đặt chỉ tiêu kinh doanh thận trọng và thực tế, nhiều công ty luôn vượt xa kế hoạch đề ra ban đầu.

Chẳng hạn, năm 2021, Thủy điện A Vương chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 114,8 tỷ đồng, song kết thúc năm, Công ty vượt hơn 216% chỉ tiêu này. Hay Thủy điện Hủa Na đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2021 là 68,75 tỷ đồng, nhưng kết quả là vượt tới 102%. Còn ND2 đặt chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế năm qua đạt 139,5 tỷ đồng và vượt 8,5% kế hoạch.

Với dự báo thuận lợi về điều kiện thủy văn và lợi thế trên thị trường phát điện cạnh tranh, kỳ vọng các doanh nghiệp thủy điện tiếp tục ghi nhận khoản lợi nhuận tốt trong năm 2022.

2 Likes

Em có STK rồi anh ạ! Hehe.

1 Likes

đọc để hiểu lý do STK như đợt View DPR vậy =))

3 Likes

Bà Mai Thanh đặt mục tiêu gấp đôi vốn hóa REE Corp
Bà Mai Thanh đặt mục tiêu gấp đôi vốn hóa REE Corp - Tài chính - Chứng khoán - ZINGNEWS.VN

2 Likes

Bà Mai Thanh đặt mục tiêu gấp đôi vốn hóa REE Corp

  • Huy Lê
  • Thứ năm, 31/3/2022 18:03 (GMT+7)

Người đứng đầu REE Corp còn muốn mở rộng nhanh quy mô doanh thu lên hàng tỷ USD đến năm 2025.

Trong phiên họp cổ đông thường niên 2022 của Công ty Cơ điện lạnh (REE Corp), Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thị Mai Thanh tiết lộ mục tiêu giá trị vốn hóa doanh nghiệp đến năm 2025 sẽ gấp đôi hiện tại.

Đồng thời doanh thu của REE cũng sẽ mở rộng lên đến hàng tỷ USD, tức tăng mạnh so với quy mô gần 10.000 tỷ đồng như kế hoạch năm nay.

Tuy nhiên, con số và chiến lược cụ thể sẽ được tính toán trong cuộc họp Hội đồng quản trị vào tháng 4 tới, trước khi truyền đạt lại cho ban điều hành và công bố thông tin.

Chốt phiên giao dịch cuối tháng 3, REE tăng thêm 0,37% lên 81.700 đồng. Thị giá này cũng cao hơn 18% so với đầu năm và là mức giá cao nhất trong lịch sử doanh nghiệp. Giá trị vốn hóa theo đó cũng đạt mức kỷ lục gần 25.225 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Thị Mai Thanh (giữa) chủ trì cuộc họp thường niên 2022 của REE Corp. Ảnh: M.H


Bà Nguyễn Thị Mai Thanh (giữa) chủ trì cuộc họp thường niên 2022 của REE Corp. Ảnh: M.H

Năm 2022, REE Corp đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất ở mức 9.247 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.061 tỷ đồng, lần lượt tăng 59% và 11% so với kết quả của năm ngoái.

Trong đó, với mảng truyền thống cơ điện lạnh, công ty đặt mục tiêu thu 3.930 tỷ đồng (tăng 116%) nhờ các dự án bất động sản và đầu tư công được tái khởi động. Giá trị hợp đồng ký kết mới năm nay có thể đạt 5.000 tỷ đồng, tăng hơn 33% so với năm ngoái.

Lãnh đạo đơn vị này cho biết sẽ đẩy mạnh hoạt động vào các dự án hạ tầng như sân bay Long Thành, khách sạn 5 sao, dự án có cấu trúc phức tạp. Đồng thời doanh nghiệp còn mở rộng dịch vụ bảo hành, bảo trì và thầu mảng năng lượng tái tạo.

Với mảng năng lượng, REE Corp dự kiến nâng thêm doanh thu 40% lên 4.138 tỷ đồng. Động lực tăng trưởng đến từ 3 dự án điện gió đã vận hành thương mại từ tháng 10/2021 và nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum vận hành từ tháng 4/2021.

Mảng cho thuê văn phòng dự kiến đóng góp 1.026 tỷ đồng doanh thu (tăng 10%) khi thị trường cho thuê văn phòng và giá thuê được kỳ vọng phục hồi.

Ngoài ra người đứng đầu REE Corp cho biết đang theo đuổi 3-4 dự án phát triển quỹ đất. Công ty cũng nghiên cứu thâu tóm các dự án sẵn có hoặc liên kết với đối tác có đất sạch nhưng không đủ nguồn lực để thực hiện.

Mảng nước sạch sẽ đóng góp 154 tỷ đồng doanh thu (tăng 67%). REE Water vẫn tìm kiếm các cơ hội M&A các nhà máy sản xuất và cấp nước cũng như nâng cấp công suất nhà máy hiện có.

Bà Mai Thanh khẳng định đối với các lĩnh vực chủ chốt như điện, nước và bất động sản đều có rất nhiều cơ hội để doanh nghiệp M&A, đầu tư mở rộng nhanh chóng và đem lại hiệu quả.

3 Likes

VNP nay bắt đáy được chưa Ad. :slight_smile:

VCG hưởng lợi đầu tư công

Em đang giữ LTG, giờ em múc stk luôn😍

bạn đọc bctc xem đắt hay rẻ sẽ có câu trả lời ấy mà :))

2 Likes

Họp ĐHĐCĐ Sợi Thế Kỷ: Hoàn thành nhà máy sợi 120 triệu USD năm 2023, nhân đôi công suất

Sáng 31/3, CTCP Sợi Thế Kỷ (HoSE: STK) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2022. Ông Đặng Triệu Hòa, Phó Chủ tịch HĐQT Sợi Thế Kỷ, cho biết năm 2022, doanh nghiệp này đặt mục tiêu doanh thu là 2.606 tỷ đồng, tăng 28%. Lợi nhuận sau thuế 300 tỷ đồng, tăng 8%.

Ông Hòa đánh giá nhu cầu sợi sẽ phục hồi trong năm nay vì rủi ro phong tỏa, hạn chế đi lại tại Việt Nam sẽ không như năm ngoái. Trong khi đó, Trung Quốc, quốc gia cung cấp nhiều sợi cho thế giới, đang đi theo chính sách “zero Covid” nên chuỗi cung ứng tại nước này sẽ bị ảnh hưởng. Một số khách hàng quốc tế sẽ tìm đến Việt Nam hoặc các thị trường ở Đông Nam Á khác để tìm nguồn cung thay thế vì họ không biết chắc tình hình phong tỏa ở Trung Quốc sẽ diễn biến ra sao trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp lên phương án chào bán riêng lẻ 13,5 triệu cổ phiếu, tương đương 19% số lượng cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm 31/12/2021. Giá chào bán ủy quyền cho HĐQT xác định giá bán cụ thể tại thời điểm chào bán. Lãnh đạo công ty cho biết giá chào bán sẽ chỉ chênh lệch với thị giá 7-10%.

Năm 2021, ông Hòa cho biết doanh thu đạt 2.042 tỷ đồng, tăng 16%; lợi nhuận sau thuế 278 tỷ đồng, tăng 93% so với 2020. Doanh nghiệp sợi thực hiện được 87% mục tiêu doanh thu đề ra và vượt 12% mục tiêu lợi nhuận năm. Ông Hòa lý giải doanh thu không đạt như dự kiến ban đầu do Covid-19 diễn biến căng thẳng trong quý III, khiến hoạt động bán hàng và sản xuất bị ảnh hưởng. Ngoài ra, các khách hàng nội địa cũng thu hẹp quy mô hoạt động trong quý III do việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội.

Với kết quả đó, HĐQT đề xuất chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 15% và số tiền chi trả tối đa không vượt quá 102,3 tỷ đồng.

Kỳ vọng nâng công suất gấp đôi khi hoàn thành nhà máy Unitex

Năm 2021, công ty dự định xây dựng nhà máy Unitex để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, Covid-19 khiến dự bán bị trễ 6 tháng. Phó Chủ tịch HĐQT Sợi Thế Kỷ cho biết doanh nghiệp sẽ xây nhà máy sợi Unitex từ tháng 3 năm nay. Dự kiến thời gian hoàn thành sẽ là tháng 3/2023. Thời gian lắp đặt máy móc nằm trong khoảng tháng 1-7/2023. Nhà máy sẽ hoạt động thử vào quý III/2023 và hoạt động chính thức vào quý III/2023 hoặc chậm nhất là quý IV/2023.

Nhà máy nằm tại Khu Công nghiệp Thành Thành Công, Xã An Hòa, Huyện Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh và có diện tích 100.000 m2 sản phẩm là sợi DTY, sợi tái chế, các loại sợi đặc biệt có giá trị gia tăng cao.

Ông Hòa cho biết tổng vốn đầu tư cho Unitex là 120 triệu USD, trong đó giai đoạn 1 là 75 triệu USD và giai đoạn 2 là 45 triệu USD. Công ty đã mua máy móc thiết cho giai đoạn 1 từ năm ngoái nên ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát.

Theo kế hoạch, 60% năng suất của nhà máy mới là sợi tái chế, 20% là loại đặc biệt còn lại và 20% loại phổ thông hơn nhưng vẫn chất lượng cao. Nhà máy này khi đi vào hoạt động sẽ có tổng công suất 60.000 tấn/năm, nâng công suất của doanh nghiệp lên gần gấp đôi. Doanh nghiệp hiện đã có nhà máy ở Củ Chi với 20.000 tấn/năm và Trảng Bàng với 43.000 tấn/năm.

Một vấn đề được cổ đông quan tâm là giá nguyên liệu và tình hình thế giới tác động đến công ty. Ông Hòa cho biết giá nguyên liệu tăng trong thời gian qua nhưng tập quán kinh doanh của Sợi Thế Kỷ là điều tiết lên xuống theo giá đầu vào. Do đó, khi giá lên hay giảm xuống, công ty sẽ điều chỉnh giá bán sản phẩm. Khi giá lên thì doanh nghiệp sẽ có lợi thêm vì luôn có hàng tồn kho, khi giá xuống thì công ty cũng phải chịu thiệt thòi tương ứng.

Về cuộc chiến tại Ukraine, ông Hòa cho biết hiện tại doanh nghiệp sợi không bị ảnh hưởng nhưng nếu tình hình diễn tiến trong thời gian dài thì sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến lạm phát khiến nhu cầu giảm xuống và suy thoái kinh tế.

Kết thúc đại hội, toàn bộ tờ trình đều được thông qua.

2 Likes

cty nó khuyến nghị khi giá cotton thế giới còn rẻ đã 64.x rồi e, nếu tiếp tục đà này a nghĩ tối thiểu test đỉnh 68.x đã :smiley:

2 Likes

Vâng em cảm ơn anh ạ :heart_eyes:

lâu lắm rồi mới nhìn thấy chứng quyền tím, lời hứa 2.x xong rồi nhé CMWG2114 :))
ace nay xúc CMSN2110 chưa =))

9 Likes

Quá kinh khủng luôn anh ạ :grinning: May hôm trước ko ăn non :sweat_smile:

1 Likes

VNP theo bác -10% rồi có hi vọng gì không bác.

Đã xúc ạ :smiley:

tớ nói rồi, các bạn múc các bạn ăn lỗ các bạn bảo theo tớ đầu tư phải tìm hiểu DN nó thế nào chứ tiền của các bạn sao lại đi nghe mồm người khác :slight_smile:

5 Likes

Cảm ơn Mr.Linhcdb nhiều nhiều, hôm nọ theo Ad làm vài k CMWG2114, nay bán tím vui quá đi. :smiley:

1 Likes

vượt cản mạnh 1512, xu hướng uptrend trở lại :smiley:

7 Likes

cám ơn anh Linh nhiều CMWG2114 thơm quá ạ

1 Likes