Các cổ phiếu hưởng lợi trong bối cảnh hiện tại

DPR e đầu tiên gia nhập CLB 3 chữ số, Chờ GIL PHR REE theo đuôi =))

2 Likes

LTG vòng mới nào :smiley_cat:
Vài chú ý BCTC quý 1-2022 vừa ra :smiley:
1 DN vừa chuyển đổi cơ cấu doanh thu như này thì ko thể ngay và luôn được,nhìn 2 mảnh thuốc bv thực vật và gạo đổi vị trí là ổn rồi, nên nhớ giá gạo tháng 2 và 3 ko có cao đâu bắt đầu từ tháng 4 mới được giá nhé. Hiện giá cont đang hạ rất nhanh so với thời điểm đỉnh quý 4-2021 là cơ hội cho bọn xuất khẩu rồi, trong bối cảnh giá gạo đang tăng mạnh và LTG đẩy mạnh xuất khẩu vào EU thuế 0% lại càng ngon!
“Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam sang EU trong 2 tháng đầu năm này gồm Công Ty TNHH XNK Đại Dương Xanh chiếm hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU, CP Tập đoàn Lộc Trời chiếm 15% , Công ty CP TM DV Gạo Thịnh chiếm 9,8%…”

3 Likes
1 Likes

Cựu Phó Thủ tướng Đức muốn xuất khẩu gạo vào EU mang thương hiệu Việt

Việt Nam vốn nổi tiếng thế giới với thế mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản, tuy nhiên phần lớn là phân phối dưới thương hiệu của các đối tác quốc tế.

Tập đoàn Lộc Trời lần đầu tiên xuất khẩu lô gạo sử dụng tàu biển dạng hàng rời (bulk carrier) để tiết kiệm chi phí. Ảnh: Hứa Chung/TTXVN

Do đó, câu chuyện xuất khẩu nông sản với chính thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam vẫn luôn là “trăn trở” của các doanh nghiệp đầu ngành cũng như mối quan tâm của các cổ đông khi đầu tư vào doanh nghiệp nông nghiệp.

Tại đại hội đồng cổ đông thương niên năm 2022 của Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (mã: LTG) tổ chức ngày 14/4, Cựu Phó Thủ tướng Đức Philipp Roesler, thành viên HĐQT Tập đoàn Lộc Trời cho biết, trong thời gian tới, Lộc Trời sẽ hướng tới việc tăng cường hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thương mại nông sản, công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp, hợp tác tín chỉ carbon…
“Gạo của Lộc Trời từ lâu đã đáp ứng được tiêu chuẩn của các thị trường khó tính nhất thế giới và được ưa chuộng tại châu Âu, tuy nhiên, chỉ đang được phân phối dưới thương hiệu của đối tác tại các nước sở tại. Là thành viên Hội đồng quản trị, tôi đang góp sức cùng đội ngũ đưa các sản phẩm như Lộc Trời 28, Jasmine, Vibigaba và Sức sống Mekong… xuất khẩu vào các nước châu Âu dưới chính thương hiệu Lộc Trời, giúp gạo Lộc Trời khẳng định vị thế chất lượng và tăng sản lượng tiêu thụ qua từng năm”, ông Philipp Roesler chia sẻ.
Ông Philipp Roesler là người Đức gốc Việt, được bầu là thành viên Hội đồng quản trị Tập đoàn Lộc Trời tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020. Ông từng chia sẻ muốn đóng góp để đem lại lợi ích cho LTG và cả Việt Nam trong lĩnh vực quan trọng là nông nghiệp, nhất là khi Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội khi đã ký được các hiệp định thương mại tự do.
Với việc “chiêu mộ” thành công của LTG khi đó, giới đầu tư kỳ vọng Cựu Phó Thủ tướng Đức sẽ mang lại “làn gió” mới cho Lộc Trời nói riêng và ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung.
Thực tế, trong thời gian qua, Lộc Trời là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam đã có nhiều đơn hàng xuất khẩu gạo sang thị trường EU.

Đây cũng là doanh nghiệp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn để xuất khẩu lô hàng gạo thơm đầu tiên đi thị trường châu Âu ngay khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực. Năm 2021, sản lượng gạo xuất khẩu của Lộc Trời chiếm gần 70% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang EU.
Việc xuất khẩu gạo vào các thị trường khó tính chính là một trong những thách thức hàng đầu đối với Lộc Trời nói riêng và các công ty nông sản nói chung. Tuy nhiên, một khi đã xuất khẩu thành công sẽ mang lại rất nhiều cơ hội cho lúa gạo và các loại nông sản được sản xuất theo hướng xanh hơn, bền vững hơn của Việt Nam tại thị trường châu Âu và nhiều thị trường khác.
Tiếp nối những kết quả đã đạt được, trong năm 2022, Tập đoàn Lộc Trời cho biết sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững, tối ưu lợi ích cho cổ đông và nhà đầu tư trong dài hạn. LTG đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 400 tỷ đồng trong năm 2022, giảm nhẹ 4% so với thực hiện trong năm 2021.
Kế hoạch lợi nhuận này nằm trong chiến lược dài hơi đến năm 2024 mà LTG đã xây dựng, với cam kết lợi nhuận sau thuế tối thiểu 400 tỷ đồng mỗi năm và kế hoạch chia cổ tức với tỷ lệ lần lượt qua các năm là 12% (năm 2021), 20% (năm 2022), 25% (năm 2023) và 30% (năm 2024).
Theo ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng giám đốc Tập đoàn Lộc Trời, năm 2022, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái nông nghiệp, duy trì và phát huy vị thế trong ngành vật tư, dịch vụ nông nghiệp, chế biến, phân phối và xuất khẩu lúa gạo, Ban lãnh đạo Lộc Trời sẽ tiếp tục thử nghiệm các hướng đi mới, bao gồm việc cung cấp dịch vụ canh tác, bao tiêu, phân phối và xuất khẩu các loại rau màu, cây ăn quả.

Đồng thời, từng bước mở rộng sang thị trường thức ăn gia súc, sản phẩm hữu cơ, vi sinh… tận dụng thế mạnh trong việc có sẵn nguyên vật liệu đầu vào, sở hữu tri thức nông nghiệp, năng lực sản xuất lớn, khả năng tiêu thụ sản phẩm cùng với sự đồng hành của đối tác chiến lược.
“Dự kiến, chúng tôi sẽ phối hợp với đối tác để phát triển một sản phẩm bảo hiểm với mục đích bảo đảm thu nhập cho bà con nông dân liên kết với Lộc Trời. Nếu thành công thì đây sẽ là bảo hiểm nông nghiệp đầu tiên tại Việt Nam”, ông Thuận cho biết.
Trong năm 2021, Lộc Trời ghi nhận mức doanh thu thuần cao nhất trong lịch sử hoạt động, đạt 10.224 tỷ đồng, tăng 36%; lợi nhuận hợp nhất sau thuế công ty mẹ đạt 418 tỷ đồng, tăng 14% so với năm trước. Kết quả kinh doanh tạm tính trong quý 1/2022 cũng ghi nhận khá tích cực, với doanh thu thuần là 2.345 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 184 tỷ đồng, tương đương với cùng kỳ năm ngoái./.

3 Likes

Sau STK ace nào thích ngành này PPH là lựa chọn ko tồi đâu, chắc chắn sắp tới sẽ nhiều điều thú vị về PPH đó :smile:

3 Likes

TT đạp kiểu này những cổ quốc dân chắc chắn sẽ chịu những trận đòn lớn, đặc biệt với việc lượng kẹp hàng lớn thì việc hồi phục sẽ khó khăn. Đây là cơ hội các DN tốt, còn dưới giá trị nhất là bên sàn Upcom được chú ý hút tiền. Một vài gợi ý như PPH HDM LTG BRR…

2 Likes

ĐHCĐ vừa qua 1 doanh nghiệp ngành sợi + may mặc, đã ước LN riêng mảng sợi đã cho LN gấp 1.5 cùng kỳ rồi chưa kể mảng may :smiley:
Đúng là thiên thời thì ko thể khác được =))


ACE có PPH HDM HTG… chưa =))

3 Likes

Anh giỏi thật đấy. STK, LTG trong những ngày giông bãokìa :(( Many many thanks anh!

LTG trước kéo 46.x đã chốt,nay ra bc quý 1 nhiều điểm sáng nên vào lại bé thôi :))

1 Likes

GIÁ tàu cont giảm, đô mạnh lên => dòng xk càng thêm lợi thế :))

1 Likes

HDM siêu phẩm upcom các cụ có hàng chưa, cứ lấy PE 9 thì có 3 chữ số rồi :smiley:

3 Likes

Tương tự, Bộ NN&PTNT cũng cho rằng nhu cầu dự trữ lương thực của nhiều quốc gia trên thế giới vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới; cùng đó là gạo Việt Nam ngày càng khẳng định được ưu thế, uy tín trên thị trường quốc tế nên cơ hội tăng trưởng xuất khẩu cho ngành hàng gạo đang rất rộng mở.

Ngoài các thị trường truyền thống như Philippines, Malaysia, Trung Quốc, thị trường Liên minh châu Âu (EU) cũng được các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu nhờ tận dụng lợi thế từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA).

1 Likes

Chờ 2 cái cốc ngành sợi sẽ đưa chúng ta đi đến đâu đây :slight_smile:
PPH TVT =))

2 Likes
2 Likes

Xuất khẩu gạo tăng trưởng hai con số nhờ nhu cầu thế giới cao và tận dụng FTA

Trong quý I, xuất khẩu gạo đạt 1,5 triệu tấn, tương đương 731 triệu USD, tăng 26% về lượng và tăng 13% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021 nhờ nhu cầu của các thị trường chính tăng cao và doanh nghiệp tận dụng tốt các FTA.
Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 3, xuất khẩu gạo đạt 531 nghìn tấn, tương đương 263 triệu USD, tăng 13% và 18% so với tháng 2.

Tính chung quý I, Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 1,5 triệu tấn gạo, tương đương 731 triệu USD, tăng 26% về lượng và tăng 13% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Giá gạo xuất khẩu tháng 3 đạt gần 495 USD/tấn, tăng 4% so với tháng 2. Tính chung quý I, giá gạo xuất khẩu trung bình đạt 486 USD/tấn, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2021.

(Số liệu: Tổng cục Hải quan, Biểu đồ: Hoàng Anh)

Về thị trường, Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 45% trong tổng lượng xuất khẩu gạo của cả nước, đạt 672 nghìn tấn, tương đương 311 triệu USD, tăng mạnh 63% về lượng và tăng 41% về kim ngạch so với quý I/2021.

Sau Philipines là thị trường Bờ Biển Ngà, chiếm 12,1% tổng lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam với 182 nghìn tấn, tương đương 77 triệu USD, tăng gấp đôi về lượng và tăng 74% giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Đứng ở vị trí thứ ba, Trung Quốc nhập khẩu 178 nghìn tấn gạo, tương đương 91 triệu USD, giảm mạnh 30,5% về lượng, giảm 33% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021, chiếm gần 12% trong tổng lượng xuất khẩu gạo.

(Số liệu: Tổng cục Hải quan, Biểu đồ: Hoàng Anh)

Theo số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thời gian gần đây luôn duy trì trên mức cao.

Cập nhật đến ngày 14/4, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đang ở mức 415 USD/tấn, cao hơn 9 USD/tấn so với gạo Thái Lan (406 USD/tấn).

Giá gạo 25% tấm của gạo Việt Nam tuy vẫn thấp hơn gạo Thái Lan (404 USD/tấn) nhưng cũng đã tăng lên mức 395 USD/tấn; gạo 100% tấm của Việt Nam tăng lên mức 360 USD/tấn, trong khi gạo cùng loại của Thái Lan đạt 404 USD/tấn.

VFA dự báo năm 2022, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt khoảng 6-6,2 triệu tấn. Quý II/2022 cũng là thời điểm xuất khẩu gạo nhộn nhịp hơn do các quốc gia nhập khẩu đẩy mạnh mua vào, theo báo Nhân Dân.

Tương tự, Bộ NN&PTNT cũng cho rằng nhu cầu dự trữ lương thực của nhiều quốc gia trên thế giới vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới; cùng đó là gạo Việt Nam ngày càng khẳng định được ưu thế, uy tín trên thị trường quốc tế nên cơ hội tăng trưởng xuất khẩu cho ngành hàng gạo đang rất rộng mở.

Ngoài các thị trường truyền thống như Philippines, Malaysia, Trung Quốc, thị trường Liên minh châu Âu (EU) cũng được các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu nhờ tận dụng lợi thế từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA).

Chính vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước cần bảo đảm nguồn hàng, lưu ý các thông tin về container, cước vận tải biển… để chủ động giao hàng và ký các hợp đồng mua bán mới.

1 Likes

PPH, TVT hiện còn điểm mua k ad?

Các em ngon dạng này khả năng gia năng club100 hết đó bác ơi

GIL, DPM …vì tiền trên thị trường vẫn nhiều và dồn vào số ỉt em ngon

PC1 điện và mỏ nikken cũng ngon bác ơi

LTG giá phân cao z có ảnh hưởng tới các quý còn lại k bác

Đhcđ nói bao tiêu 1 triệu tấn gạo và có sẵn đối tác rồi đó nó y hệt kiểu các Dn cá tra liên kết vs hộ nuôi vậy :))

1 Likes

PPH HDM giá này vẫn còn rẻ lắm :sweat_smile: