Các cổ phiếu hưởng lợi trong bối cảnh hiện tại

Xuất khẩu gạo tăng cao

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính đến hết tháng 2-2022, tổng khối lượng gạo xuất khẩu nước ta đạt 906.000 tấn, trị giá 437 triệu USD. Con số này tăng 39% về số lượng và tăng 22% giá trị so với cùng kỳ năm trước.

2 Likes

Gạo có cơ hội thay thế lúa mì, bắp

Báo cáo của Công ty Chứng khoán Agribank công bố mới đây nhận định cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine có những tác động cả tích cực và tiêu cực đến một số nhóm ngành kinh tế ở Việt Nam. Trong đó, đối với nhóm ngành lương thực, chiến tranh leo thang sẽ làm ảnh hưởng đến giá lương thực toàn cầu khi Nga và Ukraine lần lượt là các quốc gia xuất khẩu lúa mì lớn thứ nhất và thứ tư thế giới. Hiện nay, hai quốc gia này chiếm khoảng 29% sản lượng xuất khẩu lúa mì và 19% sản lượng bắp. Vì vậy, chiến tranh sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn cung và đẩy giá lương thực toàn cầu tăng cao.

Ở thị trường Việt Nam, các nhà xuất khẩu gạo có thể hưởng lợi khi giá tăng theo giá lương thực thế giới. Bên cạnh đó, nhu cầu xuất khẩu sẽ tăng lên vì gạo có thể trở thành một trong những sản phẩm thay thế cho lúa mì hay bắp.

2 Likes

Tuy vậy, Nga là nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, Ukraine đứng thứ 5 và hai nước này cộng lại cung cấp hơn 30% cho thị trường lúa mì thế giới. Căng thẳng hai nước làm giá lúa mì tăng 50% trong tháng qua và đẩy giá nhiều loại ngũ cốc, nông phẩm khác.

Theo đó, cũng như một số nước khác, Việt Nam có thể tăng cường tham gia thị trường EU ở một số lĩnh vực như nông phẩm, lương thực để thay thế hàng từ Nga và Ukraine. Việt Nam xuất khẩu gạo trên 6,5 triệu tấn/năm, đứng thứ hai trên thế giới sau Ấn Độ.

Vì doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo và nông phẩm Việt Nam không chỉ có lợi thế xuất khẩu về sản lượng mà thị trường, giá cả có thể tăng trong thời gian tới. Đặc biệt, vào thời điểm này cũng là điều kiện tốt để Việt Nam có thể tăng cường xuất khẩu gạo và đa dạng nông phẩm lương thực sang thị trường EU.

Trong bối cảnh này, Việt Nam nên tập trung nâng cao thị phần trong thị trường EU, trước tiên là sử dụng hết hạn ngạch xuất lúa gạo 80.000 tấn/năm với suất thuế quan 0% theo Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA). Song song đó, Việt Nam nên phát triển các loại gạo thơm cấp cao, nhiều giá trị đang được người tiêu dùng châu Âu ưa chuộng.

3 Likes

đã add list theo dõi chờ mua tuần sau

anh xem QTP anh ơi. Năm tới hết nợ vay, giãn khấu hao sẽ cải thiện LN tốt. Cổ điện phòng thủ cho 2022

Thời gian tới sẽ nhiều điều thú vị về lợi thế của VNP :rofl:

Giá dầu tăng tác động đến ngành nhựa Indonesia

Tổng thư ký Hiệp hội công nghiệp olefin, hương liệu và nhựa Indonesia (Inaplas) Fajar Budiono cho biết giá dầu toàn cầu tăng cao gây phương hại cho doanh nghiệp trong nước do chi phí sản xuất đắt đỏ.

Ông Fajar cho hay: “Căng thẳng Nga-Ukraine đã đẩy giá dầu mỏ lên cao, khiến giá nguyên liệu thô tăng sớm hơn bình thường, vốn thường bắt đầu tăng vào tháng Tư sau khi các nhà máy bước vào thời kỳ đại tu, bảo dưỡng”.

1 Likes

Mỗi người 1 gu mà, lý do chọn REE cũng nêu rất rõ rồi bạn :ok_hand:
QTP giá than đang cao có ảnh hưởng gì không bạn :slight_smile:

1 Likes

Anh ơi cho giữa VLB và KSB thì liệu con nào sẽ hưởng lợi nhiều hơn từ đầu tư công ạ?

2 cp có mối liên hệ mật thiết với nhau, tuỳ size đầu tư mà chọn thôi bạn :ok_hand:

2 Likes

Xuất khẩu gạo đã sôi động ngay từ đầu năm

Nhà đầu tư - 13/03/2022 09:45:00

Khác với thông lệ xuất khẩu gạo đầu năm ‘đủng đỉnh’, năm nay xuất khẩu gạo đã sôi động ngay từ đầu năm, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đều cho biết đã ký được hợp đồng xuất khẩu với sản lượng lớn, thời gian giao gạo trong 6 tháng đầu năm.

Xuất khẩu tăng gần 50% so với cùng kỳ

Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, cho hay công ty vừa ký kết được hợp đồng lớn xuất khẩu nhiều lô hàng gạo thơm tới thị trường châu Âu, Trung Đông.

Đại diện Tập đoàn Lộc Trời cũng cho biết đã xuất khẩu hơn 4.500 tấn gạo trị giá hơn 3 triệu USD trong 2 tháng đầu năm nay. Trong đó gồm có gạo thơm, gạo trắng, gạo lứt và nếp xuất khẩu vào thị trường châu Âu, châu Mỹ, Trung Đông và các quốc gia láng giềng châu Á. Nhằm đảm bảo nguồn cung trước dự báo nhu cầu xuất khẩu tăng, Tập đoàn Lộc Trời cũng vừa ký kết tiêu thụ 2 triệu tấn lúa (tương đương 1 triệu tấn gạo) cho các hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh An Giang. Ngoài ra doanh nghiệp này cũng đã liên kết với nông hộ cam kết tiêu thụ hàng trăm ngàn ha lúa cho nông dân tại địa phương này.

Đại diện Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhận định xuất khẩu gạo nhiều khả năng tăng từ tháng 3 khi vụ đông xuân cho thu hoạch rộ.

Gạo Việt Nam tiếp tục duy trì thứ hạng tốt nhờ tỷ trọng gạo thơm tăng lên, năng suất lúa được cải thiện. Các doanh nghiệp lớn như Lộc Trời, Tân Long, Intimex, Trung An… tiếp tục được đối tác ký kết các đơn hàng lớn, giá trị cao.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2022, lượng gạo xuất khẩu đạt gần 1 triệu tấn, với kim ngạch đạt khoảng 467 triệu USD, tăng gần 50% về sản lượng, 30% về giá trị so với cùng kỳ. Philippines, Trung Quốc, Bờ Biển Ngà là 3 thị trường xuất khẩu chủ lực của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam trong 2 tháng đầu năm.

Nông dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch rộ lúa đông xuân. Ảnh TL

Xu hướng nhập khẩu gạo thay lúa mì

Theo nhận định thị trường của VFA, Nga và Ukraine là 2 quốc gia xuất khẩu lúa mì lớn chiếm trên 30% sản lượng thương mại lúa mì thế giới.

Chiến sự xảy ra giữa 2 quốc gia này đã làm giá lúa mì tăng 50% trong tháng qua, kéo theo giá các loại ngũ cốc và nông phẩm khác tăng mạnh. Nếu tình hình chiến sự Ukraine kéo dài, nguồn cung lúa mì cho thị trường thế giới có thể giảm 30% tạo ra khủng hoảng lương thực, giá nông phẩm tăng cao thêm.

Để đề phòng giá lương thực tăng cao, và khủng hoảng lương thực có thể xảy ra, nhiều quốc gia trên thế giới đã nhập khẩu lương thực dự trữ nhiều hơn và nhập khẩu gạo thay thế khoảng thiếu hụt của lúa mì, do vậy thị trường lúa gạo đã sôi động ngay từ đầu năm.

Cũng theo VFA, 2 tháng đầu năm nay, Philippines đã nhập khẩu hơn nửa triệu tấn gạo Việt Nam, tăng hơn 30% so với cùng kỳ. Như vậy, Philippines vẫn là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam suốt nhiều năm nay. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Philippines sẽ nhập khẩu 2,5 triệu tấn gạo trong năm 2022, đây là cơ hội lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam.Trong 2 tháng đầu năm nay thị trường này đã nhập khẩu gần 100.000 tấn gạo Việt Nam.

Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ước tính sản lượng lúa của Trung Quốc tăng 0,5% nhưng vẫn phải nhập khẩu 4,5 triệu tấn gạo vào năm 2022, tăng khoảng 12% so với cùng kỳ năm trước.

“Trước tình hình giá xăng, dầu leo thang, cước vận chuyển tăng phi mã thì việc xuất khẩu sang thị trường gần như Trung Quốc sẽ là lợi thế của doanh nghiệp Việt Nam trong năm nay”, đại diện VFA phân tích.

Nhìn chung, trong 2 tháng đầu năm 2022 xuất khẩu gạo sang đa số các thị trường tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa đưa ra dự báo thương mại gạo toàn cầu năm 2022 đạt 48,8 triệu tấn, tăng khoảng 100.000 tấn so với năm trước. Trong đó, dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2022 có khả năng đạt 6,4 triệu tấn.

3 Likes

Tuần tới là tuần của cổ ngành gỗ bác nhỉ
GTA teen lắm

Tuần tới thời mở cửa Du lịch , dịch vụ …những thứ này kìm nén 2 năm nay rồi ! mời cả nhà theo dõi nhóm ngành này ah

luật bất thành văn, TQ hot cái gì thì DN làm cái đó bên Việt Nam được lợi :smiley:

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng nhờ giao thương với Trung Quốc mở lại

1 Likes

Giá lúa Đồng bằng sông Cửu Long đồng loạt tăng, giá cà phê chững lại

Thị trường xuất khẩu gạo trong năm nay sẽ thuận lợi hơn bởi nhiều thị trường đang hồi phục sau đại dịch COVID-19 và căng thẳng Nga-Ukraine khiến cho nhiều nước quan tâm hơn tới việc dự trữ lương thực.

1 Likes
1 Likes

Biên lợi nhuận lớn lại không tốn nhiều vốn, gần 150.000m2 văn phòng đều đặn mang về cho REE gần 500 tỷ đồng lợi nhuận/năm bất chấp đại dịch

14-03-2022 - 00:13 AM | Doanh nghiệp

[Chia sẻ2](javascript::wink:

BÁO NÓI - 3:14

Biên lợi nhuận lớn lại không tốn nhiều vốn, gần 150.000m2 văn phòng đều đặn mang về cho REE gần 500 tỷ đồng lợi nhuận/năm bất chấp đại dịch

Mảng bất động sản đang dần trở thành một mảng kinh doanh chính mang lại nhiều lợi nhuận cho CTCP Cơ điện lạnh (REE).

Năm 2021, bất chấp các hoạt động diễn ra trong bối cảnh tình hình giãn cách xã hội kéo dài do đại dịch COVID-19, REE đạt kết quả doanh thu hợp nhất 5.810 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.855 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 3% và 13,9% so với năm 2020.

Trong đó, mảng bất động sản của REE đạt 938 tỷ đồng doanh thu, giảm 5% so với cùng kỳ và chỉ thực hiện được 92,5% kế hoạch năm. Ngược lại, lợi nhuận sau thuế mảng bất động sản của REE tăng trưởng 22,4%, đạt 630 tỷ đồng, đóng góp 34% vào tổng lợi nhuận của REE.

Không cần nhiều vốn đầu tư vẫn lãi hơn 600 tỷ đồng, biên lợi nhuận ròng hơn 67%, bất động sản mới là mảng lời nhất của REE - Ảnh 1.

Mảng cho thuê Văn phòng tiếp tục duy trì tỷ lệ lấp đầy cao mặc dù đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư đã mang lại nhiều thay đổi trong cách thức thuê văn phòng của khách hàng.

Trong năm 2021, tỷ lệ lấp đầy cho thuê các tòa nhà văn phòng của REE đạt 98,5%, tương đương 142.437 m3. REE hiện cho thuê 11 toà nhà văn phòng, và số lượng khách thuê là 206 doanh nghiệp. Trong năm, REE đã thực hiện một số chính sách hỗ trợ khách hàng thuê văn phòng trong giai đoạn dịch bệnh căng thẳng, bao gồm giảm 20% tiền thuê và phí dịch vụ đồng thời hỗ trợ tiêm vắc-xin ngừa Covid.

Hoạt động cho thuê văn phòng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận mảng bất động sản REE. Doanh thu từ cho thuê văn phòng REE đạt 896 tỷ đồng, giảm 3,8%, chiếm gần 96% cơ cấu doanh thu bất động sản. Còn lợi nhuận ròng từ cho thuê văn phòng là 461 tỷ đồng, giảm 3,5% so với năm ngoái, và bằng 73% lợi nhuận mảng bất động sản.

Trong năm 2022, REE đặt mục tiêu mảng cho thuê văn phòng là tỷ lệ lấp đầy sẽ tăng lên 99%, doanh thu đạt 1.026 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 500 tỷ đồng, lần lượt tăng 10,1% và 8,6% so với năm ngoái.

Không cần nhiều vốn đầu tư vẫn lãi hơn 600 tỷ đồng, biên lợi nhuận ròng hơn 67%, bất động sản mới là mảng lời nhất của REE - Ảnh 2.

ADVERTISING

iTVC from Admicro

Về mảng phát triển bất động sản, năm 2021, REE Land đã ký kết đầu tư 51% vốn góp vào liên doanh với SaigonRes nhằm đồng phát triển một dự án bất động sản nhà ở thương mại tại Phú Hội (Nhơn Trạch, Đồng Nai) với tổng diện tích đất 7,9 ha. Cũng trong năm vừa qua, REE Land đã tiến hành chuyển nhượng toàn bộ cổ phần sở hữu tại VIID và ghi nhận lợi nhuận từ chuyển nhượng cổ phần là 163 tỷ đồng.

Năm nay, REE Land sẽ tiếp tục tập trung vào việc phát triển quỹ đất nhằm mục đích phát triển các dự án mới, đồng thời nghiên cứu thâu tóm các dự án nhà ở thương mại tiềm năng với quy mô vừa trở lên, có hồ sơ pháp lý ổn định, tập trung tại TP.HCM và các khu vực lân cận. Tại dự án nhà ở thương mại ở xã Phú Hội (Nhơn Trạch, Đồng Nai), REE Land sẽ tiếp tục phối hợp với SaigonRes để hoàn thiện hồ sơ pháp lý và đặt mục tiêu triển khai xây dựng hạ tầng trong năm 2022. Lợi nhuận kế hoạch đạt 50 tỷ đồng.

Năm nay, REE đặt mục tiêu doanh thu 9.247 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 2.061 tỷ đồng.

Không cần nhiều vốn đầu tư vẫn lãi hơn 600 tỷ đồng, biên lợi nhuận ròng hơn 67%, bất động sản mới là mảng lời nhất của REE - Ảnh 3.

Huyền Trang

Theo Nhịp sống kinh tế

1 Likes

Index thủng hỗ trợ 1460-1462 nên việc về nền 144x là đương nhiên với quan điểm phòng thủ. Dm bắt đáy phiên nay cập nhật lại cho cả nhà:
REE LTG KSB(VLB) PLC CMX VNP
Gía rẻ càng dễ mua :smiley:

5 Likes

Add nghĩ sao về dri ạ

1 Likes

Cổ phiếu hưởng lợi trong bối cảnh hiện tại thì phải kể thêm cổ tôn thép xuất đi EU như NKG, cổ hóa chất phục vụ phân đạm và nguyên liệu cho 5G như DGC, cổ thủy sản xuất đi EU và Mỹ như VHC.

Rdp ngon chưa bác
Dag bị gì ko biết, quá kinh khủng