Cập nhật BCTC quý 3/2022 các doanh nghiệp

BAB: Bac A Bank báo lãi quý III tăng nhẹ, hoàn thành 71,5% kế hoạch năm (Chưa kiểm toán)

Trong quý III/2022, Bac A Bank ghi nhận sự sụt giảm về khoản chứng khoán đầu tư, tuy nhiên nhờ có khoản tăng đột biến từ các hoạt động kinh doanh khác đã giúp ngân hàng này hoàn thành hơn 70% kế hoạch lợi nhuận năm 2022.

Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank – Mã: BAB) ngày 18/10 công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2022 với lợi nhuận trước thuế tăng nhẹ so với cùng kỳ lên 284 tỷ đồng, tương đương tăng 6,5% so với quý III/2021.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, ngân hàng này đã đạt hơn 715 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và hoàn thành 71,5% kế hoạch năm 2022.

Khoản thu nhập lãi thuần - nguồn thu chính của ngân hàng này trong quý III đạt 636 tỷ đồng, tăng 19,2%, kéo theo 9 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 1.670 tỷ đồng, tăng gần 7% so với cùng kỳ năm trước.

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng tới 139% so với cùng kỳ quý III/2021, đạt 23 tỷ đồng giúp cho ngân hàng này 9 tháng đầu năm thu về hơn 60 tỷ đồng, tăng gấp 2,3 lần so với cùng kỳ.

Mặc dù trong quý III/2022, hoạt động kinh doanh ngoại hối của BAB mang lại cho nhà băng này khoảng 1,8 tỷ đồng. Tuy nhiên tính chung 9 tháng đầu năm, Bac A Bank vẫn ghi nhận lỗ 3,9 tỷ đồng.

Hoạt động chứng khoán đầu tư cũng ghi nhận lợi nhuận giảm so với cùng kỳ năm trước, từ 94 tỷ đồng xuống còn 24 tỷ đồng, tính chung 9 tháng ngân hàng giảm hơn 71% trong khoản đầu tư này.

Tuy nhiên, Bac A Bank vẫn ghi nhận một khoản lãi vượt trội khi tăng từ 1,7 tỷ lên hơn 82 tỷ đồng trong hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng kéo theo 9 tháng tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ, từ 12,8 tỷ đồng lên hơn 100 tỷ đồng.

Trong quý III/2022, tổng tài sản tại Bac A Bank ghi nhận đạt 124.092 tỷ đồng, trong đó khoản cho vay khách hàng đạt 91,43 tỷ đồng, tăng 9,45% so với cùng kỳ và tiền gửi của khách hàng tăng 2,4%, đạt 95.698 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng tài sản của ngân hàng này tăng 3,6%, đạt hơn 124.000 tỷ đồng.

Về nợ xấu, tính đến ngày 30/9/2022, số dư nợ xấu của Bac A Bank đã giảm 13,3%, đạt 542 tỷ đồng. Từ đó kéo theo tỷ lệ nợ xấu giảm từ 0,74% xuống còn 0,59%.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2022, ngân hàng Bac A Bank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 1.000 tỷ đồng, tăng 10,6% so với năm 2021. Cùng với đó, tổng tài sản của ngân hàng đạt 130.000 tỷ đồng, tăng 8,4% so với đầu năm, huy động vốn khách hàng tăng 9% và tổng cấp tín dụng tăng 10%, tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 1,5%.

Trong năm nay, Bac A Bank cũng dự kiến tăng vốn từ 7.531 tỷ đồng lên 9.354 tỷ, tương ứng tăng thêm 1.822 tỷ đồng. Trong đó ngân hàng đã phát hành thành công 60 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông và chào bán 122 triệu cổ phiếu tỷ lệ 15% với giá dự kiến 15.000 đồng/cp.

Nguồn vốn thu được từ cả 2 đợt phát hành được Bac A Bank dùng hơn 800 tỷ đồng để đầu tư tài sản nhằm tăng năng lực hoạt động và hơn 1.022 tỷ đồng để bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh.

Hóng SKG !

1 Likes

cổ đông chiến lược SKG à bác?

1 Likes

Chuẩn b. Ngon mà ít người biết là gu tui :joy:

SKG có gì đáng chú ý bác?

ngon như nào bác?

IJC 1 thời nổi trên F247 =)))

PBC: Dược phẩm Pharbaco báo lãi quý 3/2022 gấp 3 lần cùng kỳ (Chưa kiểm toán)

Lũy kế 9 tháng năm 2022, lợi nhuận trước và sau thuế của PBC tăng lần lượt 8,7% và 19,5% lên mức 44 tỷ đồng và 39,9 tỷ đồng.

CTCP Dược phẩm Trung ương I - Pharbaco (PBC) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2022.

Theo đó, quý 3/2022, PBC ghi nhận hơn 212 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 42,9% so với cùng kỳ; giá vốn hàng bán tăng 37,5% lên 208,6 tỷ đồng. Lợi nhuận trước và sau thuế đều tăng mạnh 257,4% lên 24,9 tỷ đồng - gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Theo doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế tăng so với cùng kỳ là do tốc độ tăng doanh thu bán hàng quý 3/2022 cao hơn tố độ tăng giá vốn cùng kỳ năm 2021.

Lũy kế 9 tháng năm 2022, doanh thu thuần của PBC tăng 12,6% lên 750 tỷ đồng so với cùng kỳ; lợi nhuận trước và sau thuế tăng lần lượt 8,7% và 19,5% lên mức 44 tỷ đồng và 39,9 tỷ đồng.

Tại thời điểm ngày 30/9/2022, tổng cộng tài sản của PBC là gần 2,7 nghìn tỷ đồng trong đó tài sản dài hạn chiếm hơn 1,9 nghìn tỷ đồng.

VOS: Vượt kế hoạch lợi nhuận năm sau 9 tháng (Chưa kiểm toán)

CTCP Vận tải biển Việt Nam (Vosco – HoSE: VOS) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2022 với doanh thu thuần đạt 711,8 tỷ đồng, tăng 85% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế công ty 199 tỷ đồng, tăng 7% so với quý 3/2021.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần VOS đạt 1.804 tỷ đồng; lãi trước thuế là 566,2 tỷ đồng; lần lượt tăng 87% và 38,5% so với cùng kỳ, tương ứng vượt 14,9% kế hoạch doanh thu và 44,75% chỉ tiêu lợi nhuận năm 2022 đề ra tại ĐHĐCĐ thường niên hồi tháng 5 vừa qua.

Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản VOS tại ngày 30/9/2022 ghi nhận con số 2.734,3 tỷ đồng, giảm so với đầu năm, chủ yếu do giá trị hao mòn lũy kế tăng 6%.

Cấu phần chủ yếu tài sản là đầu tư tài chính ngắn hạn 400 tỷ đồng; phải thu ngắn hạn của khách hàng 219 tỷ đồng; hàng tồn kho 142 tỷ đồng; tài sản cố định hữu hình 1.280 tỷ đồng.

Về cơ cấu nguồn vốn, tổng nợ phải trả của VOS là 1.257 tỷ đồng, giảm 27,5%. Trong đó nợ ngắn hạn chiếm 55%, chủ yếu tới từ 411 tỷ đồng phải trả người bán ngắn hạn, 96,5 tỷ đồng thuế và các khoản nộp Nhà nước và 119,2 tỷ đồng phải trả ngắn hạn khác. Nợ dài hạn chiếm 45% còn lại của cơ cấu nợ, 91% trong số đó là khoản 518,8 tỷ đồng phải trả dài hạn khác.

Trong biên bản giải trình chênh lệch lợi nhuận gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, VOS cho biết, mặc dù thị trường vận tải biển có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường nhưng mặt bằng cước được duy trì ở mức tương đối tốt. Sau những tháng đầu năm khó khăn do nhiều tàu lớn phải lên đà sửa chữa định kỳ kể từ cuối quý 1, công ty đã bám sát diễn biến, tận dụng cơ hội thị trường để nâng cao hiệu quả quản lý và cải thiện kết quả kinh doanh.

Công ty đã ký được hợp đồng với mức cước tương đối cao cho một số tàu hàng khô. Đặc biệt, thị trường tàu dầu sau khi gặp nhiều khó khăn trong quý 1 đã có sự tăng trưởng trong quý 2 và đặc biệt là quý 3.

Trong quý III và 9 tháng đầu năm, VOS có thêm doanh thu và chi phí của hai tàu dầu sản phẩm Đại An và Đại Phú. Đây là các tàu công ty thuê để quản lý và khai thác theo hình thức thuê tàu trần từ nửa cuối năm 2021.

Bên cạnh đó, công ty còn có 125 tỷ đồng từ lãi bán cổ phiếu Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam và 93 tỷ đồng lãi từ việc bán tàu Đại Nam.

Dược Hậu Giang (DHG): Lợi nhuận quý III cao nhất lịch sử hoạt động, có hơn 2.100 tỷ đồng gửi ngân hàng

Công ty CP Dược Hậu Giang (HOSE: DHG) cho biết, trong quý III, doanh nghiệp tạo ra hơn 1.100 tỷ đồng doanh thu, cao hơn 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận gộp đạt 579 tỷ đồng, tăng 26%.

Dược Hậu Giang (DHG): Lợi nhuận quý III cao nhất lịch sử hoạt động, có hơn 2.100 tỷ đồng gửi ngân hàng
DHG cho biết, doanh thu tăng trưởng tốt nhờ công ty quản lý chặt chẽ hệ thống phân phối cũng như khách hàng, đồng thời cải thiện được dòng tiền nhờ quản lý tốt các khoản phải thu và hàng tồn kho.

Doanh thu và chi phí từ hoạt động tài chính trong kỳ biến động nhẹ. Trong khi đó, các khoản chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp bật tăng, lần lượt lên 225 tỷ đồng (tăng 25% cùng kỳ) và gần 70 tỷ đồng (tăng 11%).

Kết thúc quý vừa qua, DHG báo lãi ròng hơn 260 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ. Đây là mức lãi theo quý cao nhất trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp.

Đại diện DHG thông tin, doanh thu tăng trưởng tốt nhờ công ty quản lý chặt chẽ hệ thống phân phối cũng như khách hàng, đồng thời cải thiện được dòng tiền nhờ quản lý tốt các khoản phải thu và hàng tồn kho.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu, lãi trước thuế và lãi ròng của DHG lần lượt đạt 3.300 tỷ đồng (tăng 15%), 836 tỷ đồng và 752 tỷ đồng (cùng tăng 24%). Như vậy, DHG đã thực hiện được 79% kế hoạch doanh thu và gần như hoàn thành toàn bộ mục tiêu lợi nhuận trước thuế (98%) đặt ra tại ĐHĐCĐ thường niên 2022.

Thời điểm cuối tháng 9, tổng tài sản của DHG tăng nhẹ lên 4.700 tỷ đồng. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn gần như đi ngang ở mức 2.100 tỷ đồng, chiếm 44% tài sản; hàng tồn kho đạt 1.100 tỷ đồng, chiếm 23% tài sản.

Về nguồn vốn, nợ ngắn hạn giảm 16%, còn gần 633 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tăng 7%, lên hơn 4.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 85% tổng nguồn vốn.

Trước thị trường diễn biến không thuận lợi, cổ phiếu DHG cũng đang trong xu thế giảm chung. So với mức đỉnh 119.100 đồng/cổ phiếu thiết lập ngày 6/1, hiện thị giá chỉ còn 85.700 đồng/cp, tức giảm 28%.

1 Likes

Được tỷ phú Thái gọi là “viên ngọc quý”, biên lợi nhuận gộp của Sabeco (SAB) tăng lên 31%, 9T2022 đạt 4.424 tỷ đồng LNST

Được tỷ phú Thái gọi là “viên ngọc quý”, biên lợi nhuận gộp của Sabeco (SAB) tăng lên 31%, 9T2022 đạt 4.424 tỷ đồng LNST

Hoạt động trong mảng bia với thị phần dẫn đầu, SAB chịu ảnh hưởng nặng nề từ Nghị định 100 và sau đó là Covid-19, dù vậy Công ty đang ghi nhận sự hồi phục rất mạnh tính đến hiện tại.

Tổng công ty Bia - Rượu - Nước Giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã chứng khoán SAB) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 3/2022, ghi nhận sự hồi phục mạnh so với nền thấp của cùng kỳ.

Cụ thể, doanh thu quý 3 tăng gấp đôi lên 4.332,5 tỷ đồng. Khấu trừ chi phí, SAB ghi nhận lợi nhuận gộp đạt 2.693 tỷ đồng, cũng tăng bằng lần so với cùng kỳ. Biên lãi gộp tương ứng đạt hơn 31% trong khi cùng kỳ năm 2021 ở mức 26%. LNST trong quý đạt 1.394,5 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần quý 3/2021. Tuy nhiên nếu so với thời điểm trước dịch, tức quý 3/2019 thì con số này vẫn thấp hơn.

Luỹ kế 9 tháng, SAB ghi nhận 25.104 tỷ, LNST 4.424 tỷ đồng, lần lượt tăng 44% và 75% so với 9 tháng đầu năm ngoái.

SAB cho biết trong 9 tháng đầu năm, doanh thu và lợi nhuận ròng đã được cải thiện cao hơn năm ngoái khi cả nước không còn giãn cách xã hội. Nhiều chương trình hỗ trợ bán hàng và tiếp thị cũng thúc đẩy các hoạt động bán hàng cho các nhãn hàng. Công ty đã nâng cao hiệu quả sản xuất và thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí, giúp giảm thiểu tác động của chi phí đầu vào cao hơn.

Được tỷ phú Thái gọi là “viên ngọc quý”, biên lợi nhuận gộp của Sabeco (SAB) tăng lên 31%, 9T2022 đạt 4.424 tỷ đồng LNST - Ảnh 1.

Hoạt động trong mảng bia với thị phần dẫn đầu, SAB chịu ảnh hưởng nặng nề từ Nghị định 100 và sau đó là Covid-19, dù vậy Công ty đang ghi nhận sự hồi phục rất mạnh tính đến hiện tại.

Gần đây, Tập đoàn Thai Beverage (Thaibev, Y92) xúc tiến chiến lược truyền thông cho đợt chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) sắp tới. Kế hoạch IPO mảng bia (bao gồm SAB và công ty bia tại Thái) đã được Thaibev đánh tiếng trước đó, nhưng bị hoãn lại do dịch Covid-19 bùng phát mạnh vào tháng 4/2021.

Ông Thapana Sirivadhanabhakdi, CEO ThaiBev trong chia sẻ mới đây còn nhấn mạnh: “Sabeco là viên ngọc quý của chúng tôi – một tài sản quý hiếm trong tất cả các tài sản liên quan tới ngành sản xuất bia trong khu vực Đông Nam Á”.

Được biết, Việt Nam là thị trường bia lớn nhất khu vực với giá trị 26 tỷ USD vào năm 2021 và đứng thứ ba ở châu Á sau Trung Quốc và Nhật Bản. Năm 2017, ThaiBev đã mua lại 54% cổ phần của SAB với giá 4,8 tỷ USD. Việc thâu tóm SAB đã biến ThaiBev trở thành nhà sản xuất bia lớn nhất khu vực về khối lượng.

Lợi nhuận Sabeco tăng gần 200% trong quý III

(VNF) - Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HoSE: SAB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III với doanh thu thuần đạt hơn 8.635 tỷ đồng, tăng gần 102% so với cùng kỳ 2021. Riêng doanh thu từ bán bia chiếm 89% cơ cấu tổng doanh thu.

Lợi nhuận Sabeco tăng gần 200% trong quý III

Lợi nhuận Sabeco tăng gần 200% trong quý III.

Trừ đi các chi phí, lợi nhuận sau thuế của Sabeco tăng 196% so với quý III/2021 đạt gần 1.395 tỷ đồng. Biên lợi nhuận cải thiện từ 26,7% lên 31,2%.

Lũy kế 9 tháng, Sabeco ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 24.950 tỷ đồng và lãi sau thuế 4.424 tỷ đồng, lần lượt tăng 44% và 75% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong cơ cấu chi phí bán hàng, chi phí quảng cáo, khuyến mãi chiếm tỷ trọng lớn nhất (63%) và ghi nhận 1.853 tỷ đồng 9 tháng đầu năm, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Công ty cho biết trong 9 tháng đầu năm, doanh thu và lợi nhuận đã được cải thiện cao hơn năm ngoái khi cả nước không còn giãn cách xã hội. Bên cạnh đó, nhiều chương trình hỗ trợ bán hàng và tiếp thị cũng thúc đẩy các hoạt động bán hàng cho các nhãn hàng. Công ty cũng đã nâng cao hiệu quả sản xuất và thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí, giúp giảm thiểu tác động của chi phí đầu vào cao hơn.

Được biết, trong năm 2022, Sabeco dự kiến đặt kế hoạch doanh thu thuần 34.791 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 4.581 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 32% và 17% so với thực hiện trong năm 2021. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm, Sabeco đã hoàn thành được 96,6% kế hoạch lợi nhuận năm.

Tính tới 30/9/2022, tổng tài sản của Sabeco tăng 11% so với đầu năm, đạt 33.949 tỷ đồng. Tổng nợ vay của Sabeco tại ngày 30/9 là 811 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn. Vốn chủ sở hữu đạt 25.846 tỷ đồng, bao gồm 16.802 tỷ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Doanh thu môi giới của chứng khoán VPS giảm 25% trong quý 3

CTCP Chứng khoán VPS vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2022 với lợi nhuận sau thuế tăng 10% so với cùng kỳ, lên gần 264 tỷ đồng nhưng ngược lại doanh thu thuần sụt giảm 15% trong quý vừa qua.

Kết quả kinh doanh hợp nhất quý 3/2022 của VPS. Đvt: Tỷ đồng

Nguồn: VietstockFinance

Doanh thu môi giới giảm, tự doanh báo lỗ trong quý 3

Quý 3, VPS ghi nhận tổng doanh thu hoạt động đạt 2,316 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu từ nghiệp vụ môi giới giảm 25%, xuống gần 635 tỷ đồng; lãi từ khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) gần 5.5 tỷ đồng (giảm 84%); lãi từ cho vay và phải thu gần 308 tỷ đồng (tăng 28%); doanh thu tư vấn giảm mạnh 97%, từ 222 tỷ đồng còn gần 7 tỷ đồng. Đáng chú ý, khoản thu nhập khác cao gấp 3.3 lần, đạt 166 tỷ đồng.

Tại mảng tự doanh, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) giảm 11% so với cùng kỳ, còn 1,180 tỷ đồng. Tương tự, lỗ từ FVTPL cũng giảm 11%, xuống còn 1,233 tỷ đồng. Cộng thêm chi phí tự doanh hơn 98 tỷ đồng (tăng 7%). Kết quả, VPS lỗ ròng hơn 151 tỷ đồng tự doanh.

Trong kỳ, chi phí hoạt động giảm 16% so với cùng kỳ, xuống mức 1,884 tỷ đồng. Chi phí tư vấn giảm mạnh 97%, còn 2 tỷ đồng. Tương tự, các khoản chi phí tài chính và chi phí quản lý cũng giảm lần lượt 45% và 13%.

Chi phí tài chính giảm mạnh còn 105.2 tỷ đồng là điểm sáng trong bức tranh hoạt động của VPS. Khấu trừ các chi phí, VPS báo lãi trước thuế quý 3 gần 330 tỷ đồng và sau thuế gần 264 tỷ đồng; lần lượt tăng 9% và 10% so với cùng kỳ.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu hoạt động của VPS tăng 6% so với cùng kỳ lên gần 7,029 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế theo đó tăng 21%, lên gần 730 tỷ đồng.

Năm 2022, VPS đặt mục tiêu tổng lợi nhuận trước thuế đạt 1,200 tỷ đồng, tăng 20% so với thực hiện năm 2021. Kết thúc 9 tháng đầu năm, Công ty mới thực hiện 76% kế hoạch lợi nhuận năm.

Phải thu ngắn hạn hơn 1.5 ngàn tỷ đồng

Cuối quý 3, tổng tài sản của của VPS giảm 35% so với đầu năm, còn gần 17,529 tỷ đồng.

Danh mục tài sản FVTPL của Công ty có giá trị hợp lý gần 5,840 tỷ đồng, tăng 43%. Chiếm chủ yếu là công cụ thị trường tiền tệ gần 5,740 tỷ đồng (tăng 43%); cổ phiếu niêm yết hơn 21 tỷ đồng (giảm 5%); trái phiếu gần 64 tỷ đồng (tăng 25%). Tuy nhiên, VPS không thuyết minh cụ thể những cổ phiếu thuộc danh mục tự doanh.

Dư nợ cho vay gần 8,402 tỷ đồng, tăng hơn 20%, chiếm chủ yếu là dư nợ margin đạt gần 7,953 tỷ đồng (giảm 11%); còn lại ứng trước tiền bán xấp xỉ 450 tỷ đồng, giảm 72%.

Song song đó, VPS đang phải thu ngắn hạn gần 1,527 tỷ đồng (giảm 45%), trong đó khoản phải thu bán các tài sản tài chính 518 tỷ đồng (giảm 64%); phải thu và dự thu cổ tức, tiền lãi các khoản đầu tư hơn 390 tỷ đồng (giảm 34%); phải thu khác hơn 521 tỷ đồng (giảm 16%).

Về nợ phải trả, VPS ghi nhận mức nợ cuối kỳ này hơn 9,130 tỷ đồng, giảm 52% so với đầu năm, chiếm 85% tỷ trọng là vay nợ thuê ngắn hạn đạt gần 7,755 tỷ đồng (giảm 49%).

Tiền “nằm chờ” giảm hơn 3,200 tỷ đồng so với quý 2/2022

Trên thị trường chứng khoán, VPS tiếp tục giữ vững vị trí số 1 về thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có bảo đảm trên sàn HOSE với thị phần quý 3/2022 đạt 18.71%. Đây cũng là quý thứ 7 liên tiếp VPS đạt vị trí thị phần số 1 sàn HOSE, đáng chú ý con số này cao hơn 1.6 điểm % so với mức 17.1% trong quý 2/2022.

Tại ngày 30/09/2022, nhà đầu tư đang gửi hơn 18,400 tỷ đồng ở VPS, chủ yếu là tiền gửi của nhà đầu tư trong nước về giao dịch chứng khoán theo phương thức công ty chứng khoán quản lý. So với thời điểm cuối quý 2/2022 (21,600 tỷ đồng), lượng tiền “nằm chờ” của nhà đầu tư trong nước tại VPS giảm hơn 3,200 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 15%.

https://vietstock.vn/2022/10/doanh-thu-moi-gioi-cua-chung-khoan-vps-giam-25-trong-quy-3-737-1010965.htm

DN lãi lớn nhờ phốt pho vàng: 9 tháng lãi đột biến gấp 13 lần lên 778,5 tỷ, EPS đạt đến 30.000 đồng

Thêm DN lãi lớn nhờ phốt pho vàng: 9 tháng lãi đột biến gấp 13 lần lên 778,5 tỷ, EPS đạt đến 30.000 đồng

Phốt pho Apatit Việt Nam chính thức lên sàn UpCOM với giá khởi điểm lên đến 120.000 đồng/cp. Đây là công con do CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (mã chứng khoán DGC) nắm hơn 51% vốn

CTCP Phốt pho Apatit Việt Nam (mã chứng khoán: PAT) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 3/2022, ghi nhận doanh thu thuần tăng hơn 3 lần lên 741 tỷ đồng, lợi nhuận gộp tương ứng đạt 226 tỷ đồng - đột biến so với con số 33 tỷ đồng cùng kỳ năm 2021. Hoạt động tài chính cũng cải thiện với doanh thu tăng đáng kể. Khấu trừ các chi phí, PAT thu về 203,6 tỷ LNST - gấp gần 10 lần con số 21 tỷ hồi quý 3 năm ngoái.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, PAT ghi nhận doanh thu 2.438 tỷ đồng - gấp 2 lần và LNST 778,5 tỷ đồng - gấp 13 lần cùng kỳ năm 2022. EPS theo đó lên đến 30.000 đồng – thuộc top thị trường hiện nay.

Trung tuần tháng 6 vừa qua, Phốt pho Apatit Việt Nam chính thức lên sàn UpCOM với giá khởi điểm lên đến 120.000 đồng/cp. Thành lập năm 2014 và là công con do CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (mã chứng khoán DGC) nắm hơn 51% vốn, PAT nhanh chóng thu hút sự chú ý của thị trường trong bối cảnh giá phốt pho vàng trải qua 1 năm tăng giá phi mã. Công ty chuyên sản xuất phốt pho vàng tại Khu công nghiệp Tằng Loòng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Vốn điều lệ là 250 tỷ đồng.

Hiện, công suất của PAT vào mức 20.000 tấn/năm tại, chuyên khai thác và cung cấp hầu hết quặng apatit tại Việt Nam đóng góp 70% cổ phần nên PAT có lợi thế là nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định. Về đầu ra, sản phẩm chính của Phốt pho Apatit Việt Nam là phốt pho vàng, chiếm hơn 98% trong cơ cấu doanh thu. Sản lượng phốt pho vàng năm 2020 và 2021 là 19.769 tấn và 21.782 tấn.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của giá phốt pho vàng đưa chỉ số kinh doanh PAT đột biến, tương tự công ty mẹ DGC năm ngoái.

Thực tế, chỉ số kinh doanh hàng năm của PAT 5 năm trở lại đây cũng tăng trưởng đều đặn bằng lần về lợi nhuận. Trong đó, nếu doanh thu năm 2018 chỉ vào mức 240 tỷ đồng thì đến năm 2021 đã vượt mốc 1.500 tỷ đồng; lợi nhuận tương ứng tăng theo cấp số nhân từ mức 1,6 tỷ (năm 2018) lên hơn 256 tỷ đồng (năm 2021).

Thêm DN lãi lớn nhờ phốt pho vàng: 9 tháng lãi đột biến gấp 13 lần lên 778,5 tỷ, EPS đạt đến 30.000 đồng - Ảnh 2.

Về công ty mẹ, DCG được biết đến là nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu về phốt pho vàng, axit photphoric, phân lân tại Việt Nam. Trong đó, phốt pho vàng và axit photphoric điện tử - sản phẩm từ phốt pho vàng hiện cũng là nguyên liệu thô quan trọng trong quá trình sản xuất chất bán dẫn (phục vụ cho thiết bị 5G) và xu hướng sản xuất xe điện (phục vụ cho pin).

Công ty tư vấn Wood Mackenzie dự báo sản lượng lithium iron phosphate toàn cầu có thể tăng gấp 5 lần lên 750.000 tấn vào năm 2030 đến từ ngành sản xuất pin xe điện, trong đó ước tính có 150.000 tấn phốt pho vàng, tương đương 13% sản lượng toàn cầu năm 2020.

Nắm bắt nhu cầu này, DGC đã phát triển một số hóa chất phốt pho mới phục vụ cho ngành công nghiệp pin lithium đang bùng nổ. Một số sản phẩm mẫu đã được gửi cho mảng xe điện VinFast và các khách hàng tiềm năng ở Trung Quốc. Ngoài ra, DGC cũng đang gửi các mẫu axit photphoric nhiệt (TPA) cao cấp cho các khách hàng Nhật Bản và Hàn Quốc để phục vụ các ứng dụng điện tử như màn hình LCD.

Năm 2021, khi Trung Quốc tiếp tục cắt giảm sản xuất phốt pho vàng, giá phốt pho vàng trên thị trường thế giới liên tục tăng mạnh, kéo giá phốt pho vàng tại Việt Nam tăng theo. Với tỷ trọng đóng góp của phốt pho vàng hơn 40% doanh số, DGC theo đó cũng trở thành “ngôi sao sáng” không chỉ về kinh doanh mà cả sự tăng trưởng thị giá trên sàn chứng khoán.

Xuất phát điểm, vốn hóa thị trường DGC trong nhóm hoá chất – phân bón xếp sau Đạm Cà Mau (DCM), song chỉ 1 năm đại dịch (năm 2021) vốn hóa DGC tăng hơn 15 lần (DCM cũng tăng mạnh nhưng chỉ đạt 8 lần) và chính thức trở thành doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất ngành.

Tại mức đỉnh 230.000 đồng/cp thiết lập cuối quý 1/2022, vốn hoá DGC ghi nhận tăng đến 1,25 tỷ USD để đạt mốc 1,7 tỷ USD lúc bấy giờ. Hiện, thị giá DGC sau đợt điều chỉnh mạnh đang tạm dừng tại mốc 73.000 đồng/cp.

Thêm DN lãi lớn nhờ phốt pho vàng: 9 tháng lãi đột biến gấp 13 lần lên 778,5 tỷ, EPS đạt đến 30.000 đồng - Ảnh 3.

Giao dịch cổ phiếu DGC.

Sang năm 2022, dù không còn tăng nóng song theo giới phân tích, giá các mặt hàng photpho sẽ chưa thể hạ nhiệt sớm do vấn đề thiếu nguồn cung vẫn chưa thể giải quyết được trước 2023 (Trung Quốc sẽ tăng 25% sản lượng sản xuất từ 2023).

Thống kê bởi Sunsirs, giá phốt pho vàng (P4) ngày 15/9 tại Trung Quốc đạt 35.400 nhân dân tệ/tấn, tăng 34,6% trong vòng 1 tháng. Vào cuối tháng 2, giá loại hóa chất này cũng có đợt tăng nóng từ vùng 32.000 nhân dân tệ/tấn lên vùng 40.000 nhân dân tệ/tấn vào giữa tháng 5 và sau đó lao dốc mạnh.

Thêm DN lãi lớn nhờ phốt pho vàng: 9 tháng lãi đột biến gấp 13 lần lên 778,5 tỷ, EPS đạt đến 30.000 đồng - Ảnh 4.

Điểm tên những công ty chứng khoán lỗ đậm nhất trong quý III

## Việc đánh giá lại danh mục tự doanh khiến một số công ty chứng khoán báo lỗ trong quý III như Chứng khoán Everest, Chứng khoán Asean, FPTS, Phú Hưng, Chứng khoán APG.

Lợi nhuận trước thuế của một số công ty chứng khoán. Nguồn: Hoàng Linh tổng hợp.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã qua “mùa hoa đẹp nhất”, ngành chứng khoán chịu áp lực về kết quả kinh doanh khi giá trị danh mục tự doanh sụt giảm, thanh khoản thị trường xuống thấp kéo tụt doanh thu môi giới, nhu cầu margin của thị trường thấp.

Trong khi đó, việc siết chặt hoạt động phát hành trái phiếu và vắng bóng các thương vụ IPO, niêm yết thoái vốn làm suy giảm doanh thu dịch vụ tư vấn, bảo lãnh phát hành.

Kể từ quý II/2022, hiện tượng các công ty chứng khoán trở nên phổ biến hơn. Ghi nhận trong quý II, thị trường có 24 công ty chứng khoán báo lỗ trong đó có 7 đơn vị lỗ trên 100 tỷ đồng. Mức lỗ cao nhất là Chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương (Chứng khoán APEC, mã: APS) với mức lỗ gần 442 tỷ đồng. Các công ty báo lỗ chủ yếu do đánh giá lại danh mục tự doanh.

Sang đến quý III, tình hình có sự cải thiện. Trong 70 công ty chứng khoán công bố kết quả kinh doanh quý III, 15 đơn vi báo lỗ trước thuế. 12 công ty trong số đó ghi nhận mức lỗ trên 1 tỷ đồng.

Chứng khoán Everest (Mã: EVS) là công ty có mức lỗ lớn nhất trong ngành chứng khoán quý III với hơn 187 tỷ đồng. Đây là mức lỗ kỷ lục trong lịch sử hoạt động của công ty. Nguyên nhân là danh mục tự doanh của Chứng khoán Everest đánh giá lại khoản đầu tư vào cổ phiếu NVB.

Chứng khoán Everest nắm giữ gần 14,4 triệu cổ phiếu NVB với giá vốn 273,3 tỷ đồng. Thời điểm 30/6, lô cổ phiếu NVB này có giá trị trường 465,7 tỷ đồng, tương đương mức lãi 192,4 tỷ đồng. Tại ngày 30/9, khoản đầu tư này đang lỗ hơn 10 tỷ đồng.

Đứng thứ hai về mức lỗ là Chứng khoán Asean với hơn 60,6 tỷ đồng. Đây là quý thứ 2 công ty chứng khoán này báo lỗ. Quý trước đó công ty báo lỗ trước thuế gần 1,4 tỷ đồng. Tương tự như Everest, khoản đánh giá giảm danh mục FVTPL là gần 109 tỷ đồng.

Tại ngày 30/9, danh mục tự doanh của Chứng khoán Asean có giá gốc hơn 351 tỷ đồng và giá trị trường gần 526 tỷ đồng. Công ty đang nắm giữ một số cổ phiếu như ABI, SGP, TSJ, VNC, VEC, HTM và TCB.

Cùng kỳ năm ngoái Chứng khoán Asean lãi trước thuế gần 125,7 tỷ đồng.

Tương tự Chứng khoán Asean, Chứng khoán APG có quỹ lỗ thứ hai với hơn 49 tỷ đồng. Mức lỗ trước thuế quý II là 105,8 tỷ đồng. Trong quý III, Chứng khoán APG ghi nhận lỗ bán danh mục FVTPL hơn 75,6 tỷ đồng, trong đó lỗ bán là 39,2 tỷ đồng và chênh lệch giảm đánh giá lại là 36,4 tỷ đồng. Tại ngày 30/9, danh mục tự doanh của công có giá trị thị trường gần 431 tỷ đồng.

Nhóm công ty chứng khoán báo lỗ quý này có Chứng khoán FPT (FPTS, mã: FTS) với mức lỗ trước thuế hơn 49 tỷ đồng. Khoản lỗ này chủ yếu đến do đánh giá lại khoản đầu tư vào cổ phiếu MSH khi giá giảm sâu so với thời điểm cuối quý II. Trong quý II, công ty ghi nhận lợi nhuận trước thuế hơn 112 tỷ đồng, quý III/2021 là 332,5 tỷ đồng.

Tương tự, Chứng khoán Phú Hưng đảo chiều từ lãi trước thuế hơn 1,7 tỷ đồng trong quý II sang lỗ hơn 14 tỷ đồng trong quý III. Cùng kỳ năm ngoái công ty báo lãi trước thuế 47,6 tỷ đồng.

Chứng khoán Trí Việt (Mã: TVB) báo lỗ trước thuế 11,5 tỷ đồng, quý liền trước lãi 593 triệu đồng. Trong quý III/2021, Trí Việt ghi nhận lãi trước thuế 48,3 tỷ đồng.

Nhóm các công ty báo lỗ trên 1 tỷ đồng còn có Chứng khoán Beta, Chứng khoán Đại Việt, Chứng khoán Alpha, Chứng khoán SaigonBank Berjaya, Chứng khoán RHB Việt Nam và Chứng khoán EuroCapital.

Trong đó, Chứng khoán Beta, Chứng khoán Đại Việt và Chứng khoán RHB Việt Nam báo lỗ trong cả quý II và cùng kỳ năm ngoái.

Một số đơn vị khác trên thị trường chuyển từ lãi quý II sang lỗ nhẹ dưới 1 tỷ đồng như Chứng khoán Pinetree, Chứng khoán Quốc tế Hoàng Gia.

Quý 3 đi lùi của NT2: Lãi sau thuế giảm 27% vì dự phòng nợ khó đòi
Theo BCTC quý 3 mới công bố của CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (HOSE: NT2), Công ty báo lợi nhuận sụt giảm vì hơn 187 tỷ đồng dự phòng nợ khó đòi.

Cụ thể trong kỳ, NT2 ghi nhận doanh thu tăng mạnh 74%, lên gần 2.2 ngàn tỷ đồng. Giá vốn hàng bán cũng bật tăng 85% lên hơn 1.7 ngàn tỷ đồng, nhưng Công ty vẫn lãi gộp hơn 422 tỷ đồng, tăng trưởng 39% so với cùng kỳ 2021.

Kết quả kinh doanh quý 3/2022 của NT2

Nguồn: VietstockFinance

Doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ thu nhỏ còn 2.5 tỷ đồng (giảm 67%). Chi phí tài chính cũng giảm mạnh, từ 6.7 tỷ đồng trong quý 3/2021 còn 500 triệu đồng cùng kỳ năm nay. Tuy nhiên, chi phí quản lý doanh nghiệp nhảy vọt lên tới 209 tỷ đồng, gấp 11 lần cùng kỳ đã khiến Công ty có một kỳ kinh doanh đi lùi, với lãi sau thuế gần 199 tỷ đồng, giảm 27%.

Theo NT2 giải thích, nguyên nhân khiến lợi nhuận trong kỳ sụt giảm đến từ việc Công ty phải trích lập dự phòng nợ khó đòi hơn 187 tỷ đồng từ Công ty Mua bán Điện (EPTC) – là các khoản nợ phải thu tiền điện theo hợp đồng giữa NT2 và EPTC.

Dẫu quý 3 đi lùi nhưng xét trên giai đoạn 9 tháng, NT2 vẫn có lợi nhuận tăng trưởng mạnh lên 723 tỷ đồng sau thuế (tăng 75%). Doanh thu đạt 6.8 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 52% so với cùng kỳ. Chiếu theo mục tiêu đặt ra tại ĐHĐCĐ thường niên 2022, Công ty thực hiện được hơn 84% kế hoạch doanh thu, và phá sâu mục tiêu lợi nhuận với mức vượt tới 54%.

Thời điểm cuối tháng 09/2022, tổng tài sản của NT2 tăng 10% so với đầu năm, lên gần 7.4 ngàn tỷ đồng, với tài sản ngắn hạn chiếm hơn 57% tỷ trọng. Tiền mặt và các khoản tương đương tăng vọt từ 987 triệu đồng lên hơn 400 tỷ đồng – chủ yếu là các khoản tiền gửi kỳ hạn không quá 3 tháng các ngân hàng thương mại (NHTM).

Theo thuyết minh, NT2 đang có 490 tỷ đồng đang tạm ngừng giao dịch tại NHTM MTV Đại Dương (Ocean Bank). Công ty đánh giá khoản tiền này sẽ được giao dịch trở lại sau khi có những quy định cụ thể từ Ngân hàng Nhà nước.

Mục đầu tư tài chính ngắn hạn cũng tăng mạnh từ 490 triệu đồng lên 404 tỷ đồng – là những khoản tiền gửi có thời hạn 6 tháng tại các NHTM.

Các khoản phải thu ngắn hạn tăng gần 50%, lên hơn 3.2 ngàn tỷ đồng – là khoản phải thu từ EPTC. Hàng tồn kho cuối kỳ biến động không đáng kể.

Phía bên kia bảng cân đối, nợ ngắn hạn tăng 20% lên gần 2.9 ngàn tỷ đồng, với biến động lớn ở khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn và phải trả ngắn hạn khác. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính tăng lên 630 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ, là khoản vay ở Vietcombank (công ty đã tất toán khoản vay hơn 210 tỷ đồng tại Vietinbank hồi đầu năm). Phải trả ngắn hạn khác tăng lên 235 tỷ đồng, gấp 5 lần cùng kỳ, chủ yếu vì 195 tỷ đồng cổ tức phải trả.

NT2 thành lập vào tháng 06/2007, với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất, truyền tải và phân phối điện cùng một số ngành nghề khác. Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (HOSE: POW) đang là cổ đông lớn nhất của NT2 với tỷ lệ nắm giữ 59.37% (tại ngày 30/06/2022), tương ứng gần 171 triệu cp.

Trên thị trường từ đầu năm 2022, diễn biến giá cổ phiếu NT2 có thể mô tả theo hướng… đi thật xa để trở về. Năm 2022, NT2 có hai sóng tăng mạnh và lập 2 đỉnh 28,300 đồng/cp (phiên 17/06) và 31,100 đồng/cp (phiên 22/09). Sau đó, giá cổ phiếu NT2 đổ đèo theo diễn biến chung từ thị trường. Kết phiên 22/10, thị giá là 25,500 đồng/cp, gần như ngang bằng với mức 25,300 đồng/cp ghi nhận hồi đầu năm (phiên 04/01/2022).

Gỗ An Cường: Doanh thu quý III tăng gấp đôi, lãi trước thuế tăng gấp ba

## (VNF) – Công ty Cổ phần Gỗ An Cường (HoSE: ACG) đã có một quý kinh doanh rực rỡ với mức tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận tính bằng lần và dòng tiền đẹp.

Quý III, doanh thu thuần của ACG đạt 1.176 tỷ đồng, tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận gộp đạt 348 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần. Biên lợi nhuận gộp đạt 29%, tăng đáng kể so với con số 23,5% của cùng kỳ.

Trong quý, doanh thu tài chính giảm 10% (đạt 36 tỷ đồng); trong khi đó, các loại chi phí đều tăng gấp đôi: chi phí tài chính đạt 12 tỷ đồng, chi phí bán hàng đạt 136 tỷ đồng, chi phí quản lý đạt 35 tỷ đồng.

Kết quý, ACG có lãi trước thuế 201 tỷ đồng, tăng gần 3 lần.

Lũy kế 9 tháng, ACG đạt 3.901 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 40% so với cùng kỳ; lợi nhuận gộp đạt 907 tỷ đồng, tăng 50%; biên lợi nhuận gộp đạt 29%. Lợi nhuận trước thuế đạt 542 tỷ đồng, tăng 51%.

Về tài sản, tại ngày 30/9/2022, tổng tài sản của ACG đạt 5.280 tỷ đồng, tăng 59% so với đầu kỳ. Cơ cấu tài sản khá lành mạnh với việc tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng không quá lớn. Theo đó, hàng tồn kho đạt 1.501 tỷ đồng, tăng 9%; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 683 tỷ đồng, tăng 10%, các khoản phải thu dài hạn đạt 357 tỷ đồng, tăng 11%.

ACG đầu tư tài chính khá nhiều: đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 1.189 tỷ đồng, giảm 22% (trong đó hơn 1.000 tỷ đồng là gửi ngân hàng có kỳ hạn dưới 1 năm), đầu tư tài chính dài hạn 513 tỷ đồng, tăng 9% (chủ yếu là góp vốn vào Thắng Lợi Homes).

Về nguồn vốn, tại ngày kết thúc quý III/2022, nợ phải trả đạt 1.389 tỷ đồng, tăng 15%; trong đó, nợ vay ngắn hạn đạt 674 tỷ đồng, tăng 19%.

Vốn chủ sở hữu của ACG đạt 3.891 tỷ đồng, nhích thêm 3% so với đầu kỳ; trong đó có 1.113 tỷ đồng là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Về dòng tiền, dòng tiền kinh doanh 9 tháng của ACG dương 323 tỷ đồng (cùng kỳ âm 156 tỷ đồng); dòng tiền đầu tư dương 172 tỷ đồng. Đây là nguyên nhân cốt lõi giúp lưu chuyển tiền thuần 9 tháng dương 239 tỷ đồng, đưa tiền và tương đương tiền lên 338 tỷ đồng, tăng 3,4 lần so với đầu năm.

Ghi nhận doanh thu đột biến từ bất động sản, Dabaco lãi lớn sau 4 quý liền giảm sâu

Luỹ kế 9 tháng, DBC ghi nhận LNST 229 tỷ đồng, giảm đến 68% do ảnh hưởng từ mảng heo nửa đầu năm.

Dabaco (DBC) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 3/2022 với doanh thu 3.665 tỷ đồng - tăng hơn 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Khấu trừ giá vốn, Công ty thu về 485,6 tỷ lợi nhuận gộp. Biên lợi nhuận ngược lại giảm nhẹ còn 13%. LNST thu về hơn 206 tỷ đồng, so với cùng kỳ là 138 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, DBC ghi nhận doanh thu 9.637 tỷ đồng. Trong đó, tăng đột biến là nguồn thu từ bán bất động sản (từ 231 tỷ 9 tháng đầu năm 2021 đột biến lên 843,5 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay). Khấu trừ chi phí, DBC ghi nhận LNST 229 tỷ đồng, giảm đến 68% do ảnh hưởng từ mảng heo nửa đầu năm.

Khoản thu bất động sản này chủ yếu ghi nhận trong quý 3. Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu và lãi gộp bất động sản đạt lần lượt là 127 tỷ và hơn 60 tỷ đồng.

Như vậy trong quý 3 hoạt động này mang về hơn 700 tỷ doanh thu và 300 tỷ lãi gộp.

Theo DBC, quý 3 ngành chăn nuôi heo tiếp tục chịu ảnh hưởng không nhỏ khi chi phí đầu vào tăng mạnh (bao gồm giá nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển, logistics…). Do đó, ngành chăn nuôi vẫn còn rất khó khăn, chưa kể dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến việc tái đàn của người dân và doanh nghiệp.

https://markettimes.vn/ghi-nhan-doanh-thu-dot-bien-tu-bat-dong-san-dabaco-lai-lon-sau-4-quy-lien-giam-sau-6505.html

Doanh thu bán thịt heo tăng 200%, Hoàng Anh Gia Lai (HAG) báo lãi quý 3/2022 gấp 17 lần so với cùng kỳ

Doanh thu bán thịt heo tăng 200%, Hoàng Anh Gia Lai (HAG) báo lãi quý 3/2022 gấp 17 lần so với cùng kỳ

Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế HAG đạt 892 tỷ đồng, gấp 30 lần so với cùng kỳ năm trước. Theo lộ trình đến năm 2023, Bapi Hoàng Anh Gia Lai sẽ phát triển 1.000 cửa hàng trên toàn quốc.

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (mã CK: HAG) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022 với doanh thu thuần đạt 1.441 tỷ đồng, tăng 160% so với cùng kỳ năm trước là 554 tỷ đồng.

Trong cơ cấu doanh thu, thu từ trái cây chiếm tỷ trọng lớn nhất, mang lại 577 tỷ đồng, tăng 162% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu bán heo tăng gần 200% lên mức 540 tỷ đồng; ngoài ra, doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa cũng đem lại 241 tỷ đồng, tăng 184% so với quý 3/2021.

Tuy vậy, chi phí vốn lại tăng nhanh hơn mức tăng của doanh thu nên HAG báo lãi gộp tăng 59% đạt 281 tỷ đồng; biên lợi nhuận gộp đi lùi về mức hơn 19% trong quý 3/2022.

Trong kỳ, chi phí bán hàng tăng 20 tỷ đồng lên gần 59 tỷ đồng, do sản lượng bán trái cây và hàng hóa tăng nên chi phí vận chuyển và dịch vụ mua ngoài cũng tăng tương ứng. Ngược lại, chi phí quản lý doanh nghiệp lại giảm mạnh 276 tỷ đồng so với cùng kỳ, nguyên nhân được HAG giải trình do Tập đoàn đã giảm hoàn nhập dự phòng các khoản phải thu.

Về hoạt động tài chính, doanh thu tài chính quý 3 giảm 11% còn 118 tỷ đồng. Đồng thời, chi phí tài chính cũng sụt giảm 76%, nguyên nhân do Tập đoàn đã hoàn nhập dự phòng khoản đầu tư vào Nhóm Công ty HNG trong quý 3.

Về hoạt động khác, chi phí hoạt động khác trong kỳ giảm 10 tỷ đồng còn 7 tỷ đồng do đánh giá lại một số tài sản không hiệu quả.

Kết quả, Hoàng Anh Gia Lai báo lãi sau thuế quý 3/2022 đạt gần 370 tỷ đồng, gấp 17 lần so với cùng kỳ năm trước . Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt 361 tỷ đồng, gấp 15 lần so với kết quả quý 3/2021.

Doanh thu bán thịt heo tăng 200%, Hoàng Anh Gia Lai (HAG) báo lãi quý 3/2022 gấp 17 lần so với cùng kỳ - Ảnh 1.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần HAG đạt 3.471 tỷ đồng, tăng 154% và lợi nhuận sau thuế đạt 892 tỷ đồng, gấp 30 lần so với cùng kỳ năm trước. Lãi ròng công ty mẹ đạt 890 tỷ đồng.

Năm 2022, HAG đặt mục tiêu doanh thu thuần 4.820 tỷ đồng, LNST đạt 1.120 tỷ đồng. Như vậy, sau 3 quý kinh doanh, công ty đã hoàn thành được 72% kế hoạch về doanh thu và gần 80% kế hoạch lợi nhuận.

Tại thời điểm 30/9/2022, quy mô tổng tài sản của HAG đạt 19.338 tỷ đồng, tăng nhẹ 5% so với đầu năm; khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 7.176 tỷ đồng tăng 10%; hàng tồn kho tăng mạnh 152% so với thời điểm 31/12/2021.

Ngoài ra, nợ phải trả của Hoàng Anh Gia Lai đạt 14.404 tỷ đồng, tăng nhẹ 5% so với đầu năm, chiếm hơn 74% tổng tài sản và gấp 2,9 lần vốn chủ sở hữu.

Gần đây, sản phẩm thịt heo ăn chuối của bầu Đức đã chính thức được giới thiệu, bày bán tại Hà Nội sau Đà Nẵng và TP. HCM. Theo lộ trình đến năm 2023, Bapi Hoàng Anh Gia Lai sẽ phát triển 1.000 cửa hàng trên toàn quốc và doanh nghiệp đang tập trung mọi nguồn lực để sớm hoàn thành mục tiêu này.

Bên cạnh Heo ăn chuối, HAGL còn nuôi thí điểm Gà ăn chuối đi bộ. Dự kiến trong năm nay, HAGL sẽ ra mắt và bổ sung sản phẩm thịt gà ăn chuối tại các cửa hàng BapiFood.

Biên lãi gộp Lọc hoá dầu Bình Sơn còn 1,65% quý III, tiền mặt lên cao kỷ lục

Khoản tiền, tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản của Lọc hoá dầu Bình Sơn với giá trị 26.524 tỷ đồng tại ngày 30/9. Đây cũng là mức tiền mặt cao kỷ lục của BSR xét tại thời điểm cuối các quý.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III của CTCP Lọc hoá dầu Bình Sơn (Mã: BSR) ghi nhận doanh thu thuần 39.567 tỷ đồng, tăng 124% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lợi nhuận gộp đạt 654 tỷ, tăng 10 tỷ so với cùng kỳ. Trong kỳ, chi phí quản lý gia tăng đặc biệt là chi phí tài chính tăng 60% lên 238 tỷ chủ yếu do lỗ chênh lệch tỷ giá. Kết quả, lợi nhuận sau thuế quý III giảm 3,6% so với cùng kỳ còn 455 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 479 tỷ, tăng gần 3 tỷ so với quý III/2021.

Nguồn: H.K tổng hợp.

Biên lợi nhuận gộp quý III của BSR là 1,65% và biên lãi thuần là 1,15%, đều giảm sâu trong bối cảnh giá xăng liên tục điều chỉnh giảm trong quý III theo đà giảm của giá dầu.

Nguồn: H.K tổng hợp.

Luỹ kế 9 tháng, doanh nghiệp đạt 126.717 tỷ đồng doanh thu thuần, 12.899 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế; tăng lần lượt 90% và 23% so với 9 tháng đầu năm 2021. Lợi nhuận ròng là 12.952 tỷ đồng. EPS ba quý đạt 4.177 đồng và 4 quý liên tiếp là 5.043 đồng.

Năm 2022, BSR đề ra mục tiêu gần 91.678 tổng doanh thu, 1.295 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Sau ba quý, công ty đã vượt 38% kế hoạch doanh thu và gấp gần 10 lần mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Cơ cấu doanh thu 9 tháng. (Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất quý III).

Trong ba quý đầu năm, tổng sản lượng tiêu thụ sản phẩm của BSR hơn 5 triệu tấn, đạt 106% kế hoạch 9 tháng, đạt 78% kế hoạch năm. Đối với Nhà máy lọc dầu Dung Quất (đơn vị do BSR quản lý), công suất vận hành trung bình là 105%. Nhà máy đã sản xuất được khoảng 5,18 triệu tấn xăng dầu, vượt 6% kế hoạch 9 tháng và đạt 80% kế hoạch năm cả 2022.

Về tình hình tài chính, tại ngày 30/9, quy mô tài sản của BSR đạt 74.243 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm do tăng mạnh khoản tiền mặt và hàng tồn kho.

Chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản là tiền, tiền gửi ngân hàng với giá trị 26.524 tỷ đồng tại ngày 30/9. Đây cũng là mức tiền mặt cao kỷ lục của BSR xét tại thời điểm cuối các quý.

Với khối tiền nhàn rỗi hơn tỷ USD đã giúp BSR thu về khoản lãi tiền gửi 610 tỷ đồng ba quý đầu năm.

Nguồn: H.K tổng hợp.

Hàng tồn kho tại thời điểm cuối quý III là 13.821 tỷ đồng, tăng 33% so với đầu năm và giảm 5,4% sau một quý. Trong đó, doanh nghiệp đã phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 656 tỷ đồng, tăng 414 tỷ so với ngày 30/6.

Tổng nợ vay của BSR tại ngày 30/9 là 3.854 tỷ đồng, hoàn toàn là ngắn hạn bao gồm 1.260 tỷ vay ngắn hạn bằng VND và 2.594 tỷ nợ dài hạn đến hạn trả bằng USD. Số dư nợ vay đã giảm 772 tỷ sau một quý và giảm 61% so với đầu năm. Chi phí lãi vay 9 tháng đầu năm của BSR là 203 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu cuối tháng 9 đạt 49.422 tỷ đồng bao gồm 12.879 tỷ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.