https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/tk/ccttqt?_afrLoop=33173324949177466#%40%3F_afrLoop%3D33173324949177466%26centerWidth%3D80%25%26leftWidth%3D20%25%26rightWidth%3D0%25%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D16r048yju4_9
→ xem thêm về CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI WEB NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Nhắc đi nhắc lại, cổ phiếu tốt cách mấy thì người mua cũng nên chú ý dòng tiền và cân nhắc vùng giá mua.
20 năm - 9 doanh nghiệp FDI niêm yết trên sàn chứng khoán
Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, khu vực FDI đóng góp khoảng 19,6% vào tổng GDP của toàn nền kinh tế. Tuy nhiên vốn hóa của doanh nghiệp FDI niêm yết, đăng ký giao dịch chiếm khoảng 0,2%, rất nhỏ so với quy mô 7 triệu tỉ đồng của thị trường chứng khoán.
Làn sóng niêm yết lên sàn chứng khoán của doanh nghiệp FDI những năm 2003-2008
Từ năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2003/NĐ-CP cho phép một số doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đáp ứng đủ điều kiện có thể chuyển đổi hình thức hoạt động từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần, đồng thời được phép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
12 năm thăng trầm cùng thị trường chứng khoán
CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (SBT) đã được cổ đông Pháp thoái vốn. Đây cũng là cổ phiếu có vốn hoá và thanh khoản lớn nhất, lợi nhuận sau thuế lớn nhất trong nhóm doanh nghiệp FDI niêm yết.
Trong khi đó, cổ đông ngoại cũng giảm tỉ lệ sở hữu tại Công ty Cổ phần Gạch men Chang Yih (CYC), Công ty Cổ phần Quốc Tế Hoàng Gia (RIC). Đây là 2 đơn vị có kết quả kinh doanh thua lỗ nhiều năm, đặc biệt CYC đã duy trì kết quả thua lỗ 9 năm liền từ 2014 đến nay. CYC đã bị hạn chế giao dịch vì kết quả kinh doanh thua lỗ 3 năm liền. CTCP Full Power (FPC) cũng bị huỷ niêm yết sau 5 năm được giao dịch trên sàn vì lý do tương tự CYC.
Tuy vậy, cũng có doanh nghiệp FDI niêm yết hoạt động rất tốt như Everpia (EVE) và Mirae (KMR). EVE chính là chủ sở hữu thương hiệu Everon, chiếm thị phần lớn trong ngành hàng chăn ga gối đệm tại Việt Nam. Cả hai doanh nghiệp EVE và KMR đều hoạt động trong ngành hàng chăn ga gối đệm, khá ổn định và ít chịu tác động bởi sự suy thoái kinh tế.
Theo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, giai đoạn 2003 - 2008 đã có 10 doanh nghiệp FDI là CTCP Dây và Cáp điện Taya Việt Nam (2005), CTCP Gạch men Chang Yih (2006), CTCP Thực phẩm Quốc tế (2006), CTCP Full Power (2006), CTCP Công nghiệp Tung Kuang (2006), CTCP Công nghiệp Gốm sứ Taicera (2006), CTCP Quốc tế Hoàng Gia (2007), CTCP Mirae (2008), CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (2008), CTCP Everpia (2010) được chấp thuận chuyển đổi từ hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần và được niêm yết thị trường chứng khoán. Nhưng đến năm 2017, chỉ có thêm một doanh nghiệp FDI mới là CTCP Siam Brothers Việt Nam (SBV) và cho đến nay chưa có thêm doanh nghiệp FDI nào đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2011-2022, 7/10 doanh nghiệp FDI niêm yết, đăng ký giao dịch thường xuyên có lãi qua các năm, 3/10 doanh nghiệp thường thua lỗ (CYC, RIC, TCR).
Năm 2014, nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng chịu ảnh hưởng lớn bởi sự kiện giàn khoan 981. Hai doanh nghiệp FDI thua lỗ nặng nề nhất là CTCP Thực phẩm Quốc tế (IFS) và CTCP Quốc Tế Hoàng Gia (RIC).
→ Từ đáy kết quả kinh doanh lỗ 176 tỉ, IFS đã phục hồi mạnh mẽ, kiếm được lợi nhuận hơn 200 tỉ vào năm 2019. Sau đó dịch Covid đã khiến kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh trong giai đoạn 2020-2021 và cuối cùng ghi nhận sự hồi phục 24% trong năm 2022. IFS sở hữu thương hiệu Wonderfarm, một thương hiệu nước giải khát được phân phối khắp 63 tỉnh thành với 145 đại lý, 73.478 điểm bán lẻ, quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam.
→ RIC chuyên kinh doanh nhà hàng khách sạn, sở hữu khách sạn 5 sao Sheraton Hạ Long Bay, nhà hàng Indochine, biệt thự Hoàng Gia,… Hoạt động kinh doanh của công ty gặp rất nhiều khó khăn vì sự bất ổn của kinh tế vĩ mô. Từ sự kiện giàn khoan 981, mất ổn định tỉ giá 2015, chiến tranh thương mại 2018 và Covid 2020. Sau khi Việt Nam mở cửa đón khách du lịch, hoạt động kinh doanh của RIC tuy vẫn lỗ 60 tỉ nhưng đã có sự hồi phục.
Trong các doanh nghiệp kinh doanh có lãi, IFS là công ty có lợi nhuận sau thuế tăng trưởng bền vững qua các năm, tăng hơn 5 lần từ năm 2016 đến 2019. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp FDI có kết quả kinh doanh có lãi vẫn lớn hơn so với số lượng FDI kết quả kinh doanh thua lỗ.