CEO siêu cổ 2022!

Tình hình khuyến nghị các bác CEO mà không biết có báo nào xúc ko nhỉ. Sắp tới nó tăng kinh lắm đấy. Đang có vài thông tin thâu tóm khả năng chủ tịt CEO hoặc người nhà sẽ phải gia tăng.

1 Likes

e để cử CEO từ giá 8,9 đây nhé các bác:

CEO target 2x trung hạn
dài hạn 3x, 4x, 5x…

2 Likes

Em có hàng. Nhưng nhập htrc giá hơi cao bác ạ. Hơn 11 nên giờ đang điểm hoà ạ.

CEO mua giá 11 đến 14 không sợ đâu bác. Nắm giữ 2x cảm thấy thích thì chốt không thì giữ tiếp. Với khối tài sản đất vàng, các dự án đã xây xong tài sản thực thì giá 2x mới chỉ bằng 1 góc của CEO thôi.

1 Likes

Vâng. E ko ngại. Mua là để chờ lên mà Bác^^.

1 Likes

bác cứ nhìn cái nhòm này e đê cử, BCC từ lúc 9,10 giờ 2x, TVD, NBC, … còn sót lại CEO là ngon nhất dư địa tăng giá còn nhiều. C4G thì có thể lên 15, 16 nhưng bản chất xây dựng đi làm thuê nên khó tăng nhiều.

3 Likes

Sắp bị mấy nhóm to thâu tóm đấy. Đất vàng nhiều ông thèm lắm vì giờ xin dự án khó lắm mà ở Phú Quốc, Vân Đồn thì hết đất rồi bị các ông to ôm hết. CEO có rất nhiều dự án thao hồ mà bán ko phải lo đi xin thủ tục dự án.

Mai Trần các bác nhỉ

1 Likes

Lên từ từ cũng được mà trần thì càng tốt, khi nào lên tới 2x thì tính. :smiley:

1 Likes

Phú quốc mở lại rồi có khi lên như tdh

1 Likes

Lên đi cho anh em có tiền tiêu Tết

Nhóm LOUIS và bầu Thụy đang muốn làm dự án ở Phú Quốc lắm nhưng hết đất rồi. Đợt này Tây nó cũng đang có ý định thâu tóm đấy.

TDH thì dự án ko ngon bằng CEO được. Nhưng lên thì bằng TDH. Đang có nhiều nhóm muốn thâu tóm CEO đấy. Sắp tới mấy anh to phải mua vào sớm.

Mở cửa rồi thì bất động sản, du lịch tăng mạnh lắm vì chính phủ bơm tiền đầu tư công thì thằng bất động sản hưởng lợi nhiều nhất. Giá đất chỉ có tăng mãi, còn mấy ông vật liệu được lợi trước nhưng ko ăn thua số với bất động sản. Đất cứ xxx trở lên.

“Ánh sáng cuối đường hầm” cho du lịch Việt

Diễn đàn doanh nghiệp | Khoảng 2 tiếng

Chia sẻĐăng lạiBình luận (1)

Trước thông tin Việt Nam sẽ thí điểm mở cửa lại đảo Phú Quốc cho khách du lịch quốc tế, tôi đề xuất cách tiếp cận “chậm mà chắc” cho kế hoạch tái khởi động ngành du lịch trong thời gian tới.

Đảo ngọc Phú Quốc đang chuẩn bị mở cửa thí điểm cho du khách quốc tế có hộ chiếu vaccine trong vòng sáu tháng, bắt đầu từ tháng 10/2021.

Nhìn lại lịch sử ngành du lịch từ Thế chiến II có thể thấy hoạt động du lịch luôn bùng nổ mạnh mẽ sau các cuộc khủng hoảng. Điều tương tự sẽ xảy ra khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát hoặc cả thế giới học cách sống chung với nó, như cách chúng ta đang sống chung với các bệnh khác, chẳng hạn như bệnh cúm. Du lịch quốc tế đang bắt đầu hồi phục ở một số nơi trên thế giới và Việt Nam cũng sẽ không là ngoại lệ.

Gần đây có thông tin đảo ngọc Phú Quốc đang chuẩn bị mở cửa thí điểm đón du khách quốc tế có hộ chiếu vaccine trong vòng sáu tháng, bắt đầu từ tháng 10/2021. Nếu tất cả các biện pháp đảm bảo sức khỏe và an toàn cũng như phòng chống dịch bệnh đều được tuân thủ nghiêm ngặt, đây có thể là bước khởi đầu tốt để dần tái thiết du lịch Việt Nam.

Nhằm đảm bảo an toàn khi mở cửa lại, toàn bộ người dân Phú Quốc phải được tiêm phòng đầy đủ và chỉ những du khách đã được tiêm phòng đầy đủ mới được phép đến đây. Du khách phải xét nghiệm COVID-19 thường xuyên và chỉ lưu trú trong một số khu vực nhất định.

Chính quyền sở tại phải đảm bảo rằng mọi du khách quốc tế tới Việt Nam phải đến từ các quốc gia nơi đại dịch đã được kiểm soát hoàn toàn. Một số thị trường quốc tế chính của Việt Nam, như Trung Quốc, hiện không cho phép người dân nước họ đi du lịch nước ngoài. Vì vậy, đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để chúng ta đa dạng hóa đối tượng du khách quốc tế đến từ các nước châu Âu, đồng thời củng cố hơn nữa vị thế vượt trội của du lịch Việt tại các thị trường hiện có như Nga, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Nhìn chung, chuẩn bị kỹ lưỡng, truyền thông đầy đủ và triển khai nghiêm túc sẽ là chìa khóa giúp việc mở cửa du lịch Việt Nam trở lại thành công. Tại thời điểm hiện tại, tốt hơn hết vẫn nên cẩn thận và chậm rãi mở cửa trở lại, thay vì vội vã để phải đối mặt với nguy cơ bùng phát dịch mới và gây thêm áp lực cho hệ thống y tế.

Nếu chúng ta có thể đảm bảo phối hợp tốt giữa chính phủ và tất cả các bên liên quan trong ngành, đồng thời áp dụng các biện pháp an toàn và sức khỏe cần thiết, tôi cho rằng năm 2022 sẽ là “ánh sáng cuối đường hầm” cho ngành du lịch Việt Nam.

(*) Giảng viên cấp cao và Trưởng nhóm nghiên cứu ngành Quản trị du lịch và khách sạn Đại học RMIT

1 Likes
1 Likes

Dòng tiền đã bắt đầu dịch chuyển từ các nhóm nghành khác sang bất động sản chưa tăng các cụ cứ nạp hàng sớm đi.

Sếp Cen Land: ‘Bất động sản nghỉ dưỡng sẽ đạt đỉnh vào năm 2022, 2023’

Lệ Chi - 07:37 23/09/2021

(VNF) - Sau đại dịch Covid-19, thị trường bất động nghỉ dưỡng giống như chiếc lò xo bị nén sẽ bật dậy mạnh mẽ và bùng nổ. Đây cũng là xu hướng đầu tư trong thời gian tới, đặc biệt năm 2022, 2023 sẽ là thời kỳ đạt đỉnh của phân khúc này.

Ảnh minh họa.

Đó là nhận định của ông Nguyễn Đức Chính, Phó tổng giám đốc Cen Land tại tọa đàm “xu hướng đầu tư bất động sản hậu Covid-19” diễn ra mới đây.

Đưa ra những con số trong năm 2020, ông Chính cho biết tổng ngân sách mà các chính phủ trên toàn thế giới cung cấp ra thị trường để giải cứu các nền kinh tế tương đương khoảng 20.000 tỷ USD. Tại Việt Nam, thời gian qua, Chính phủ cũng tung ra loạt chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp, người lao động chịu ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch như giãn nợ, giảm lãi suất, đưa ra nhiều gói hỗ trợ…

Với thông tin trên, ông Chính cho rằng có thể nhìn thấy được thế giới hay Việt Nam đều đang chịu áp lực lạm phát rất cao. Lạm phát khiến giá các hàng hoá tăng lên, trong đó có bất động sản. Điều này lý giải cho việc giá bất động sản thời gian qua tăng rất mạnh.

Thực tế, dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch nhưng trên thị trường, tất các các phân khúc bất động sản từ chung cư cao cấp, trung cấp, các sản phẩm mới ra hàng, đã triển khai bán vẫn tăng giá mạnh, thậm chí đất nền trên toàn quốc liên tục có nhiều đợt sốt.

Ông Nguyễn Đức Chính, Phó tổng giám đốc Cen Land.

2 phân khúc bất động sản tăng giá mạnh nhất

Đặc biệt, Phó tổng giám đốc Cen Land cho biết có hai phân khúc bất động sản có xu hướng tăng rõ rệt thời gian qua. Thứ nhất là bất động sản khu công nghiệp, bất động sản đô thị công nghiệp phụ trợ phát triển cho khu công nghiệp chứng kiến sự tăng giá và làn sóng đầu tư mạnh mẽ.

Xu hướng này không chỉ ở miền Bắc hay miền Nam mà ở tất cả các vùng miền, và khi có thông tin hình thành các khu công nghiệp lớn, giá lại càng tăng.

Trong tầm nhìn dài hạn 10 năm, ông Chính cho rằng đây là kênh đầu tư rất tiềm năng, tuy nhiên nếu xét ở khung ngắn hạn, giá tăng quá nhanh trong thời gian qua từ 30 - 50% thậm chí có nơi đã tăng 100% thì cần phải có một nhịp điều chỉnh trước khi bắt đầu nhịp tăng trưởng mới để đón sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Phân khúc thứ hai cũng hình thành nên xu hướng phát triển, tăng trưởng tốt về mặt giá cả, theo ông Chính là bất động sản nghỉ dưỡng ven đô, đặc biệt ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP. HCM và các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.

“Các sản phẩm đó tạo nên xu hướng do liên quan đến dịch Covid. Khi dịch ập đến, khách hàng nhận ra yếu tố sức khoẻ, nghỉ ngơi rất quan trọng, khiến họ phải tính toán đến những điều kiện tốt nhất cho tương lai, quan tâm đến đời sống và trải nghiệm, tận hưởng cuộc sống hơn”, ông cho hay.

Bất động sản nghỉ dưỡng sẽ đạt đỉnh trong năm 2022, 2023

Còn sau đại dịch, ông Chính nhận định bất động sản nghỉ dưỡng sẽ là xu hướng đầu tư mạnh.

Để minh chứng cho luận điểm của mình, sếp Cen Land đưa ra 2 yếu tố tác động chính đến bất động sản nghỉ dưỡng. Đầu tiên là yếu tố về mặt lạm phát, khi lạm phát xảy ra khiến cho tất cả các loại hình bất động sản tăng giá.

Năm 2018, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tung ra rất nhiều sản phẩm như condotel, nghỉ dưỡng biển hình thành… tạo nên một xu hướng đầu tư rất tốt và được xem là thời kỳ hưng thịnh nhất lúc đó. Tuy nhiên, vấn đề pháp lý cùng những “cú đấm bồi liên tiếp của dịch bệnh” gần 2 năm nay đã làm cho phân khúc này bị “ngủ đông”.

“Tôi cho rằng, năm 2022 và 2023, bất động sản nghỉ dưỡng sẽ trở lại thời kỳ đạt đỉnh”, vị Phó tổng giám đốc nói.

Theo quan điểm của ông Chính, mỗi loại hình bất động sản đều có tính chu kỳ. Vàng, chứng khoán, bất động sản là 3 loại hình sản phẩm luôn luôn song hành với nhau, song thời điểm tăng giá các sản phẩm lại lệch pha với nhau. Khi vàng tăng thì chứng khoán giảm, khi chứng khoản tăng vàng lại giảm và sau khi chu kỳ thị trường chứng khoán đạt đỉnh sẽ là một chu kỳ tăng trưởng của bất động sản.

Yếu tố thứ hai tác động đến xu hướng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng là gần đây Chính phủ rất quyết liệt trong việc vực dậy nền kinh tế, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ và du lịch.

Theo ông Chính, động thái thí điểm hộ chiếu vaccine, đón khách nước ngoài cũng như kích thích mở lại các đường bay nội địa sẽ giúp thị trường du lịch tại Nha Trang, Phú Quốc, Quảng Ninh, Vũng Tàu… sôi động trở lại và đón lượng khách lớn từ nước ngoài và nội địa. Khi du lịch khởi sắc chắc chắn giá trị bất động sản cũng sẽ tăng mạnh.

Hơn nữa, trong thời gian vừa qua, việc tích cực tiêm vaccine đã phủ sóng rộng khắp. Nếu 6 tháng tới, phủ sóng được 60-70% số lượng người tiêm vaccine thì nhu cầu quay trở lại du lịch sẽ rất nhanh.

Dẫn ví dụ, ông Chính cho biết Trung Quốc đã có hơn 1 tỷ người đăng ký gói du lịch ngắn ngày trong tháng 10 tới. Đây là một con số lớn, chứng tỏ nhu cầu du lịch sau dịch của người dân là rất lớn, và Việt Nam khả năng cũng như vậy.

“Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch sẽ giống như chiếc lò xo bị nén, khi có đủ điều kiện sẽ bật dậy mạnh mẽ, bùng nổ hơn các phân khúc khác”, Phó tổng giám đốc Cen Land nhận định.

@hienpenny @DungLe @huyhoangsl @Hungnv 2022, 2023 bất động sản nghỉ dưỡng đạt đỉnh thì giữ CEO đến 2022, 2023 chốt là hợp lý quá các cụ các mợ.

Vâng. Em đi đường dài Bác àh.