x2, x3 cuối 2022 là ngon rồi bác. Ko cần x10 làm gì, x10 chỉ có họ LOUIS từ 1 lên 30, 70 rồi lại xuống 1.
Cứ từ từ mà gom các cụ. Em cần gom thêm 188k nữa.
CEO có Văn phòng, khách sạn và thêm nhà ở
Dòng vốn ngoại chực chờ rót vào thị trường bất động sản Việt Nam
Báo đầu tư | 30/9 lúc 09:32
Chia sẻĐăng lạiBình luận (5)
Văn phòng, khách sạn, khu công nghiệp là 3 tâm điểm trên thị trường M&A bất động sản, nhưng khó khăn thời Covid-19 khiến hàng trăm triệu USD vốn ngoại đang dồn ứ.
Các quỹ đầu tư ngoại đang chực chờ rót vào thị trường bất động sản Việt Nam.
Chờ cơ hội
Hầu hết các quỹ đầu tư của Hàn Quốc đang rất quan tâm việc mua lại các dự án bất động sản văn phòng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng và bất động sản công nghiệp ở Việt Nam. Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Hong Sun, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KorCham) cho biết, các quỹ đầu tư Hàn Quốc có tiềm lực lớn, với dòng tiền hàng trăm triệu USD, đang chực chờ rót vào thị trường bất động sản Việt Nam.
“Các nhà đầu Hàn Quốc thường ưu tiên mua lại các tòa nhà văn phòng, khách sạn, các dự án bất động sản có sẵn và đang vận hành, sau đó cải tạo và đưa vào hoạt động luôn”, ông Hong Sun nói.
Đại diện KorCham cho biết thêm, nhiều tòa nhà văn phòng tại Việt Nam đang được các quỹ đầu tư, tổ chức tài chính Hàn Quốc đàm phán mua lại, trong đó có dự án văn phòng trị giá hàng trăm triệu USD.
Các nhà đầu tư Hàn Quốc muốn đầu tư gián tiếp, mua lại các tòa nhà văn phòng hay khách sạn để vận hành cho thuê, nâng cao chất lượng hoạt động và hiệu quả kinh doanh. “Đây là xu hướng đầu tư phổ biến của các nhà đầu tư Hàn Quốc. Họ không đầu cơ, nhưng cũng không muốn sở hữu mãi, mà chọn đầu tư trong vòng 5-10 năm và sau khi kinh doanh hiệu quả, nâng tầm được dự án thì sẽ bán lại cho các quỹ đầu tư tài chính khác hoặc đối tác có nhu cầu”, ông Hong Sun cho biết.
Theo bà Lê Phương Lan, Trưởng bộ phận Tư vấn đầu tư tại Savills Hà Nội, đang có 2 dòng tâm lý của nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường bất động sản Việt Nam.
Theo đó, tâm lý thứ nhất là muốn tham gia thị trường, vì đa số các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đang nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế hậu Covid-19. Các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư bất động sản đều đang có trong tay những nguồn tiền rẻ và không ai muốn chậm chân ở một thị trường còn nhiều tiềm năng và dư địa tăng giá như thị trường bất động sản Việt Nam”.
"Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản trong 8 tháng của năm 2021 đạt hơn 557 triệu USD, chưa bằng một nửa so với mức 1,22 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái."
Ở một hướng khác, các nhà đầu tư tổ chức có tâm lý thận trọng. Đại dịch là tình huống bất định trong khi đầu tư vào bất động sản là khoản đầu tư dài hạn, nên họ cần xem xét, cân nhắc nhiều yếu tố trước khi đưa ra quyết định đầu tư, đặc biệt đối với các nhà đầu tư mới.
Riêng về phân khúc bất động sản công nghiệp, ông Lê Trọng Hiếu, Giám đốc cấp cao Bộ phận Bất động sản công nghiệp tại CBRE Việt Nam đánh giá, bất động sản công nghiệp và bất động sản logistics vẫn sẽ tiếp tục là điểm sáng về thu hút vốn ngoại, bởi nhu cầu từ các quỹ đầu tư, chủ đầu tư bất động sản công nghiệp vẫn ở mức cao, trong khi quỹ đất công nghiệp từ thị trường sơ cấp đang hạn chế.
“Vì vậy, thị trường thứ cấp và M&A bất động sản công nghiệp sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022. Nguồn cung từ thị trường thứ cấp cũng sẽ tăng do nhiều doanh nghiệp sẽ thu hẹp sản xuất, kinh doanh sau đợt dịch kéo dài và có nhu cầu chuyển nhượng hợp tác để thu hút thêm nguồn vốn bên ngoài”, ông Hiếu nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, ông David Jackson, Giám đốc điều hành Colliers Việt Nam cho rằng, bất động sản khu công nghiệp sẽ là phân khúc sôi động của thị trường M&A bất động sản Việt Nam trong năm 2021 và 2022 nhờ xu hướng dịch chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc. Đây là cơ hội để các nhà đầu tư tung ra nhiều dự án, đón đầu và đáp ứng các khoản đầu tư sản xuất giá trị cao.
Quan điểm giá trị vênh nhau
Theo chuyên gia tư vấn đầu tư Lê Phương Lan, các nhà đầu tư nước ngoài chưa hoạt động tại Việt Nam đang dành sự quan tâm lớn đến thị trường, đặc biệt đối với lĩnh vực nhà ở đô thị, khu công nghiệp và logistics, các loại bất động sản đã hoạt động và khách sạn nghỉ dưỡng. “Song vì nhiều lý do, trong đó có khó khăn đi lại do dịch bệnh, họ chưa thể thực hiện thương vụ”, bà Lan cho biết.
Trong những vướng mắc của M&A bất động sản hiện nay, theo bà Lan, có việc nhiều chủ đầu tư chưa cấu trúc lại doanh nghiệp theo hướng tách các dự án thành các công ty dự án độc lập.
Một khó khăn nữa là bên mua và bên bán khó tìm được tiếng nói chung trong định giá. “Nhìn từ góc độ bên bán, nửa cuối năm 2020 và nửa đầu 2021, giá bất động sản nhà ở của Việt Nam không giảm, cộng với chính sách tiền tệ được nới lỏng khiến nhiều chủ bất động sản vẫn kỳ vọng dịch bệnh sẽ sớm qua và thị trường sẽ hồi phục mạnh, nên họ tiếp tục giữ lại các bất động sản hoặc định giá bán ở một mức rất cao. Trong khi đó, đánh giá và kỳ vọng của bên mua lại không được lạc quan như vậy. Họ thận trọng hơn khi xuống tiền ở thời điểm này và thường có tâm lý đợi hơn là đưa ra quyết định đầu tư”, bà Lan lý giải.
Về vấn đề này, ông Hong Sun, người trực tiếp tham gia nhiều thương vụ mua lại bất động sản của nhà đầu tư Hàn Quốc cho rằng, khó khăn lớn nhất trong đàm phán và tiến hành M&A là sự khác biệt trong quan điểm định giá giữa bên bán và bên mua. Khi xem xét mua lại dự án, các nhà đầu tư Hàn Quốc không căn cứ vào những đánh giá chủ quan mà bên bán đưa ra, mà họ dựa vào tình hình thực tế và các yếu tố khách quan.
Thời Covid-19, nhiều tòa nhà văn phòng và khách sạn đang chờ bán đã để không nhiều tháng nay, nội thất, mành rèm, chăn ga gối, thảm sàn đều mốc và không thể tiếp tục sử dụng sau khi được mua lại. Do đó, quan điểm của các nhà đầu tư Hàn Quốc lúc này là “không rẻ thì không mua”, bởi mua lại bất động sản như tòa nhà văn phòng hay khách sạn thời dịch có mức rủi ro cao vì không biết khi nào có thể hoạt động trở lại bình thường, trong khi chi phí duy tu, cải tạo, thay thế những nội thất cũ hỏng lên tới hàng triệu USD. “Nếu nhà đầu tư mua lại khách sạn với giá 100 triệu USD, thì họ phải xác định chuẩn bị thêm khoảng 10 triệu USD để vận hành những tháng tiếp theo”, ông Hong Sun cho biết.
Thằng nào chả muốn ép giá, nó đã thích nên mới quan tâm, ép giá mua rẻ ai chả muốn
Con này mới tìm hiểu sâu lãnh đạo k có tâm lắm kk
Những năm làm ăn ngon cổ tức tiền mặt 10% thế là Ok rồi bác. Ngoài ra có quỹ ngoại PYN cổ đông lớn thì ko phải lo vấn đề gì nữa. Tuỳ khẩu vị bác nào ko thích thì thôi.
Từ năm 2019 đến 2020 ceo đã đem nhiều tài sản thế chấp hết cho bank rồi, kể cả tòa nhà văn phòng ở phạm hùng. đã thoái hết vốn ở dự án nam cần thơ rồi. vậy những việc này thì ở hiện tại có ảnh hưởng gì ko anh, em f0 nên còn ngáo mong anh chỉ giáo ạ.
Chủ thớt cho xin điểm vào của CEO với ạ
l18 cũng tốt nhưng không thể so sánh với SGT, idj.
Dự án khủng ở Phú Quốc đã xong, giờ tập trung trận đánh lớn ở Vân Đồn (là dự án khủng nhất Vân Đồn) nên việc thoái vốn 1 số dự án khác là chuyện bình thường sợ nhất là thằng ko có dự án đê thoái. Bác phải hiểu tại sao nó có dự án để bán bớt đi để tập trung cho Vân Đồn, vì dịch nên nó bị ảnh hưởng chứ hết dịch thì dự án Phú Quốc đem lại dòng tiền để CEO xây tiếp Vân Đồn. Ngân hàng còn cho CEO vay thì phải hiểu tại sao CEO vay được. Nó bán dự án CEO Mê Linh thì lãi cũng vài k tỏi, Phú Quốc trở lại là có tiền đều hàng năm.
Hết dịch là ngon ngay, ceo bất động sản nhiều ở Phú Quốc, tất nhiên cũng cần có thời gian, lúc này đang rẻ gom dần
Tây hôm nay múc sớm thế vẫn gom tiếp thì chẳng mấy mà hết hàng à các cụ.
Liệu phiên nay tây có múc 1 triệu cổ không bác. Thấy đợt trước ngày nào cũng làm 200k, 300k.
vâng, cảm ơn anh đã chỉ giáo.
Khả năng gom gần hết Tây gia tăng mua mạnh, cuối phiên khéo Trần cứng đấy các cụ. Tranh thủ nhập hàng sớm thôi. Hàng giờ ở đâu nằm yên ở đó rồi chỉ còn lượng nhỏ trôi nổi.
ko có gì bác, chia sẻ thông tin thôi bác.
Tầm này đang bị gom đấy bác, nhiều nhà đầu tư sẽ gom và chờ đến cuối 2022, 2023 chốt.
Bất động sản du lịch “qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai”?
04-10-2021 - 08:23 AM | Bất động sản
[Chia sẻ33](javascript:
BÁO NÓI - 4:45
![Bất động sản du lịch “qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai”?](https://cafefcdn.com/thumb_w/650/203337114487263232/2021/10/3/photo1633252803364-16332528034782049108785.jpg “Bất động sản du lịch “qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai”?”)
Gần 2 năm chống chịu với ảnh hưởng của Covid-19, bất động sản du lịch được các tổ chức nghiên cứu thị trường dự báo về kịch bản tích cực trong thời gian tới, nhất là khi hộ chiếu vắc xin và thẻ xanh Covid-19 như cứu cánh quan trọng.
[TIN MỚI](javascript:void(0))
Thị trường căn hộ Tp.HCM thiếu hụt nguồn cung mới chào bán
Thành phố Thiên niên kỷ T&T City Millennia – Miền đất hứa cho giấc mơ tương lai
Bất động sản nghỉ dưỡng âm thầm “lách qua khe cửa hẹp”
Lượng hàng chào bán trên thị trường ảm đạm, tỷ lệ hấp thụ tụt dốc không phanh, tình trạng rao bán condotel, các khách sạn, resort ồ ạt… là những hình ảnh về bức tranh bất động sản du lịch trong thời gian vừa qua.
Nếu như trước năm 2019, bất động sản du lịch được ví như “con gà đẻ trứng vàng” thì bước sang năm 2020, đây là kênh đầu tư chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ tác động của Covid-19.
Khi nhận định về thị trường bất động sản du lịch thời điểm đó, ông Nguyễn Quốc Anh cho rằng: “Covid-19 là nguyên nhân chính nhưng không phải tất cả. Bởi thị trường bất động sản du lịch từ năm 2019 đã bắt đầu có dấu hiệu đi xuống trong tâm lý đầu tư và lượng giao dịch. Covid-19 tiếp tục gia tăng thách thức cho bất động sản du lịch”.
(Ảnh minh hoạ)
Ông Nguyễn Quốc Anh phân tích, cơ sở để đầu tư bất động sản du lịch là để cho du khách thuê, trong điều kiện du lịch diễn ra tốt. Tuy nhiên, họ lại nhận ra có nhiều trở ngại để đạt được tỷ suất lợi nhuận tốt. Nhà đầu tư có thể không đạt được kỳ vọng trong cam kết lợi nhuận khi bỏ tiền vào condotel.
Chưa kể, hành lang pháp lý cho condotel cứ mãi là câu hỏi không được trả lời. Tâm lý dùng dằng xuất hiện trong bài toán kinh doanh của nhà đầu tư. Bởi vậy, dù thị trường tốt, nhưng năm 2019, tâm lý của nhà đầu tư trong lĩnh vực bất động sản du lịch có sự trùng lại.
Và khi tâm lý dùng dằng chưa được giải quyết thì đến năm 2020, Covid-19 khiến nhu cầu du lịch phanh lại khiến nhà đầu tư lo ngại rằng: “Bất động sản du lịch là một kênh đầu tư bị tác động bởi nhiều biến cố”.
Đến năm 2021, một lần nữa, Covid-19 bùng phát lại khiến những bất động sản du lịch thêm khó chồng khó.
Thế nhưng, kết thúc quý III/2021, bước sang quý IV/2021, giới phân tích nhận định đầy lạc quan về thị trường bất động sản du lịch. Nhiều quan điểm cho rằng, kênh đầu tư vàng một thời đã qua rồi cơn bĩ cực, chuẩn bị bước sang giai đoạn phục hồi mạnh mẽ.
Báo cáo mới đây nhất của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs) ghi nhận, thị trường bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng trong quý vừa qua gần như tê liệt vì giãn cách xã hội, nhiều cơ sở du lịch không có doanh thu. Tuy nhiên, các dự án phát triển bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng vẫn cho thấy những dấu hiệu khả quan. Lượng sản phẩm đang chào bán trên thị trường trong quý đạt 7.206 sản phẩm, giao dịch đạt 2.280 sản phẩm. Tương đương tỷ lệ hấp thụ 31,6 %.
Một số tỉnh thành ghi nhận có sản phẩm chào bán gồm: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Phú Quốc… Trong đó, Quảng Ninh là khu vực có tỷ lệ hấp thụ tốt nhất.
Với chỉ số này, VARs cho rằng: Bất động sản du lịch vẫn là dòng sản phẩm được các nhà đầu tư quan tâm và tìm kiếm đầu tư. Đặc biệt là các sản phẩm có pháp lý đầy đủ, rõ ràng, đáp ứng được các điều kiện và tiêu chuẩn về môi trường du lịch, nghỉ dưỡng, được đầu tư tốt về hạ tầng, vị trí giao thông thuận lợi và được đầu tư bởi các chủ đầu tư có uy tín cao trên thị trường. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư vẫn luôn tin tưởng vào sự phát triển kinh tế du lịch ở Việt Nam sẽ cất cánh và thăng hoa vào những năm tới.
Trong dự báo về thị trường quý IV, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam tiếp tục đưa ra nhận định tích cực về thị trường bất động sản du lịch. Cụ thể, theo ông Đính, bất động sản du lịch vẫn tiếp tục thu hút và được quan tâm từ các nhà đầu tư. Những dự án quy mô được đầu tư với đa dạng loại hình dịch vụ, nghỉ dưỡng hút đầu tư nhiều. Vùng sôi động về phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng phải kể đến như: Quảng Ninh, Hòa Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Quốc
Trong khi đó, nhiều chuyên gia cho rằng, thông tin về hộ chiếu vaccine trên thế giới và thẻ xanh Covid-19 ở Việt Nam chính thức có hiệu lực, việc đi lại sẽ trở nên thông thoáng chính là cơ hội cho bất động sản du lịch bật tăng trở lại.
“Trong đà hồi phục chung của nền kinh tế sau dịch thì phân khúc bất động sản ven biển sẽ tiếp tục được ưa chuộng đầu tư trong thời gian tới. Bất động sản ven biển nhiều năm qua vẫn luôn mang lại thành công cho các nhà đầu tư nhờ sự phát triển vượt bậc của du lịch Việt Nam từ Phú Quốc, Phan Thiết đến Nha Trang, Đà Nẵng và đều là con gà đẻ trứng vàng cho giới đầu tư. Chương trình “hộ chiếu vắc-xin” đã tạo ra luồng xanh, kỳ vọng nhanh chóng đưa ngành du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng trở lại bình thường mới”, ông Phan Việt Hoàng, Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Khánh Hòa.
Sáng nay Tây làm 300k cất tủ rồi các cụ tính sao. Âm thầm như này chiều lại dễ trần cứng đấy.
Chiều đua lệnh với em nhé các bác. Đội của em đang có 200 tỏi, đội của em đã gom xong và vào lần cuối CE cuối phiên cứng luôn.