Co dong dai han day
Cổ phiếu bất động sản hút tiền, VN-Index áp sát mốc 1.365 điểm
07-10-2021 - 09:55 AM | Thị trường chứng khoán
[Chia sẻ1](javascript:
BÁO NÓI - 2:02
Nhóm bất động sản, xây dựng đang thu hút dòng tiền khá tốt với nhiều mã tăng điểm như CEO, DIG, DXG, HDC, HDG, KBC, KDH, NTL, PDR, SJS, VGC…
[TIN MỚI](javascript:void(0))
Viglacera (VGC) ước lãi 9 tháng vượt kế hoạch kinh doanh năm 2021
Phiên giao dịch sáng diễn ra khá tích cực với sắc xanh duy trì trên các chỉ số. Các cổ phiếu lớn như BVH, FPT, BCM, GVR cùng với các cổ phiếu ngân hàng CTG, MBB, KLB, TCB, VPB…tăng điểm là động lực chính giúp thị trường giữ được sắc xanh.
Nhóm chứng khoán sau ít phút điều chỉnh đã hồi phục về cuối phiên sáng với VND, VIX, VCI, AGR, CTS, BVS tăng điểm.
Nhóm bất động sản, xây dựng đang thu hút dòng tiền khá tốt với nhiều mã tăng điểm như CEO, DIG, DXG, HDC, HDG, KBC, KDH, NTL, PDR, SJS, VGC…Tương tự, nhóm khu công nghiệp, cao su cũng có nhiều mã tăng khá tốt như NTC, PHR, GVR, D2D, BCM, IDC, KBC, LHG, TIP…
Ở chiều ngược lại, nhóm dầu khí sau những phiên tăng mạnh gần đây đang chịu áp lực chốt lời với ASP, GAS, CNG, PGC, PGD, PGS, PVD, PVC, PVS…giảm điểm.
Tạm dừng phiên sáng, chỉ số VN-Index tăng 1,89 điểm (0,14%) lên 1.364,71 điểm; HNX-Index tăng 0,65% lên 370,87 điểm và UPCom-Index tăng 0,35% lên 97,72 điểm. Thanh khoản toàn thị trường ở mức trung bình thấp với giá trị giao dịch 3 sàn đạt hơn 14.000 tỷ đồng.
Giao dịch khối ngoại là điểm trừ khi họ bán ròng 355 tỷ đồng trên HoSE, lực bán tập trung vào HPG, SBT, PAN, CTG…
ADVERTISING
iTVC from Admicro
=====================================
Tiếp nối xu hướng tích cực gần đây, thị trường tiếp đà tăng điểm ngay từ những phút mở cửa phiên 7/10. Nhiều cổ phiếu lớn như FPT, HPG, VIC, HVN, PNJ, NVL,…cùng các cổ phiếu ngân hàng ACB, BID, CTG, MBB, TCB, VPB…đồng loạt tăng điểm là động lực chính giúp thị trường giữ được sắc xanh.
Nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng cũng thu hút dòng tiền khá tốt với nhiều mã tăng điểm như CEO, DIG, DXG, HBC, IJC, KBC, NDN, NTL, NLG, NVL,…
Trong khi đó, nhóm chứng khoán hiện điều chỉnh nhẹ với nhiều mã giảm như CTS, AGR, MBS, VND, VCI… Tương tự, nhóm dầu khí sau những phiên tăng mạnh gần đây nhờ giá dầu cũng đang bị chốt lời với nhiều mã giảm sâu như ASP, CNG, GAS, PGD, PGS, PVC, PVS…
Nhóm cổ phiếu “họ Louis” tiếp tục bị bán mạnh với nhiều mã giảm sâu, trong đó TGG tiếp tục giảm sàn “trắng bên mua”.
Tại thời điểm 9h55’, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 0,86 điểm (0,06%) lên 1.363,72 điểm; HNX-Index tăng 0,39% lên 369,92 điểm và UPCom-Index tăng 0,31% lên 97,68 điểm. Thanh khoản toàn thị trường ở mức trung bình với giá trị giao dịch 3 sàn đạt gần 6.000 tỷ đồng.
Khối ngoại hiện bán ròng 120 tỷ đồng trên sàn HoSE, lực bán tập trung vào SBT, HPG, PAN, NVL…
Hàng rẻ nhất 3 sàn đấy bác. Nhưng chắc sớm không còn giá rẻ rồi tầm này ai cũng xác định giữ 2x, 3x.
Hồi trước có lần mình hỏi anh 7 trên ■■■■ là:sao CEO quỹ đất khủng vậy mà kg lên nổi.hình như lúc đó A7 nói soi kỹ thì toàn đất condotel kg lên được…
A7 là ai, đến Buffet còn ko biết Apple nó lên kinh như vậy. Thời gian đầu Buffet còn ko đầu tư vào Apple đến khi nó lên hơn 1k tỉ USD rồi mới vào. A7 là ai, biết cái gì, chém gió linh tinh lùa gà. Làm cho gà ảo tưởng.
Bất động sản nhà ở đầy nhé các cụ. Mấy chục ha thành phố Mê Linh, dự án ở Hà Nam, Quốc Oai. Bất động sản nghỉ dưỡng sẽ vật dậy rất mạnh mẽ vì du lịch sẽ là nghành kinh tế mũi nhọn và đóng góp vào GDP lớn nhất thời gian tới đem lại nhiều ngoại tệ từ nước ngoài vào VN. Chứ mấy nghành gia công thì được mấy.
A7 mà cùng ko biết hả
Cơ sở để bất động sản nghỉ dưỡng rục rịch đón làn sóng phục hồi
Với độ phủ vaccine rộng trên cả nước, giới đầu tư tiếp cận các phương thức đầu tư nhằm kịp thời “bắt đáy” thị trường đang dần hồi phục.
Vaccine - cơ hội cho đà phục hồi quý cuối năm
Trong tiến trình mở cửa từng phần nền kinh tế với tiêu chí “an toàn đến đâu mở cửa đến đó”, Hà Nội cùng một số các tỉnh phía Bắc, TP HCM và một số các tỉnh phía Nam, miền Trung đã chính thức được dỡ bỏ giãn cách, song song với thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch phù hợp. Đời sống và các hoạt động sản xuất, thương mại, du lịch bước vào giai đoạn “bình thường mới” sau khi chiến lược tiêm vaccine trên diện rộng nhanh chóng được thực hiện. Vaccine thực sự trở thành “cứu cánh” cho nền kinh tế toàn cầu.
Theo dữ liệu của Cổng thông tin tiêm chủng quốc gia, đến trưa 14/9, Việt Nam đã thực hiện được trên 30,4 triệu mũi tiêm vaccine Covid-19. Trong tháng 10 này, hàng chục triệu liều Pfizer sẽ về đến Việt Nam, thúc đẩy việc tiêm chủng mũi 2 tới 70% dân số trên 18 tuổi. Đây được coi là “chìa khoá” cho phép các doanh nghiệp tự tin hơn khi quay trở lại với các hoạt động kinh doanh. Nhất là khi quý IV cuối năm luôn được coi là thời điểm “chạy nước rút” của các doanh nghiệp, phục vụ cho nhu cầu tăng cao về tiêu dùng, thương mại, du lịch trên cả nước.
Xu hướng dòng tiền
Theo giới đầu tư, Covid-19 quét qua đã để lại hậu quả vô cùng lớn, gây sự đình trệ và đứt gãy cho toàn bộ nền kinh tế. Để điều tiết nền kinh tế vĩ mô, chính phủ đã liên tục thực hiện những chính sách tài khoá, bơm tiền và hạ lãi suất “hỗ trợ nền kinh tế”.
“Trong bối cảnh “tiền rẻ”, mức lãi suất tiết kiệm không còn hấp dẫn, giá vàng thế giới lên xuống thất thường, người dân có xu hướng rút tiền khỏi ngân hàng chuyển qua những kênh đầu tư có thanh khoản tốt hơn như chứng khoán. Tình trạng này cũng dễ dẫn đến hệ quả bong bóng tài sản bởi những dòng đầu cơ nóng”, Hưng - một nhà đầu tư nhận định.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, tình trạng này chỉ diễn ra nhất thời bởi hệ quả của thời kỳ giãn cách kéo dài và sự nóng vội của những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Những nhà đầu tư kinh nghiệm sẽ có tầm nhìn dài hạn và bao quát hơn. Hầu hết trong số họ trung thành với bất động sản bởi đây vẫn luôn là kênh trú ẩn an toàn và sinh lời bền vững, bất chấp những biến động trong ngắn hạn của các chu kỳ kinh tế.
Từ đầu năm 2021 đến nay, giá nhiều loại vật liệu xây dựng tăng cao do ảnh hưởng dịch bệnh, đặc biệt là giá thép. Khảo sát thị trường cho thấy mặt bằng chung các loại vật liệu xây dựng tăng khoảng 25% so với đầu năm; trong đó, tăng cao nhất là sắt, thép xây dựng. Các chuyên gia nhận định điều này có thể thiết lập một mặt bằng giá mới cho bất động sản trong quý IV/2021, khiến cho giá của các sản phẩm bất động sản đều tăng cao chóng mặt.
Giai đoạn hậu Covid-19, giới đầu tư dự đoán phân khúc bất động sản thương mại nghỉ dưỡng sẽ bật tăng mạnh mẽ trở lại. “Thời gian giãn cách quá dài sẽ kích thích nhu cầu dịch chuyển, du lịch sau 2 năm bị kìm nén. Mặc dù thời điểm trước mắt, việc di chuyển giữa các tỉnh thành chưa thể thực hiện ngay, nhưng nhu cầu nghỉ dưỡng dần tăng cao và dự kiến sẽ trở nên đột biến vào đầu năm 2022 sau khi mũi 2 vaccine được hoàn thành vào cuối năm nay”, Hưng cho biết.
Bên cạnh đó, những chính sách thúc đẩy nền kinh tế, du lịch, dịch vụ của chính phủ trong giai đoạn phục hồi chính là đòn bẩy “kéo” cầu nghỉ dưỡng tăng lên, làm tiền đề cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng được “hâm nóng” trở lại. Du lịch nội địa được ưu tiên phục hồi, trong thời điểm du lịch nước ngoài vẫn bị e ngại và chưa hoàn toàn trở lại.
Kênh đầu tư an toàn
Thị trường bất động sản thương mại nghỉ dưỡng thu hút phần lớn những nhà đầu tư chú trọng tới sự an toàn và tăng trưởng lợi nhuận trong dài hạn. Vì vậy dự án tại khu vực du lịch phát triển cực thịnh như Quảng Ninh (miền Bắc), Phú Quốc (miền Nam), Đà Nẵng và Nha Trang (miền Trung) vẫn luôn có sức hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư.
Đặc điểm chung của những khu nghỉ dưỡng tại những địa danh này đều nằm tại những vị trí đắt giá, thuận lợi cho mọi giao thương liên kết vùng, sở hữu mặt tiền trải dài theo đường bờ biển đẹp nhằm khai thác tối đa giá trị nghỉ dưỡng và kinh doanh. Bên cạnh đó, dự án có quy hoạch thông minh, pháp lý an toàn và đảm bảo tiến độ xây dựng chắc chắn sẽ hút dòng tiền đầu tư lớn.
Phói cảnh dự án Vega City Nha Trang.
Tại trung tâm hành chính mới của Nha Trang, Vega City Nha Trang là một trong số dự án thu hút nhà đầu tư nhờ sở hữu 2km đường bờ biển cát mịn tuyệt đẹp cuối cùng phía Bắc Nha Trang, mặt tiền dự án kéo dài trên cung đường biển Phạm Văn Đồng đắt giá nhất thành phố.
Theo chủ đầu tư, khởi công từ tháng 5/2020, dự án có tốc độ xây dựng thần tốc sau khi hoàn thành cất nóc những căn cuối cùng chỉ sau 16 tháng xây dựng bất chấp những khó khăn do Covid-19 gây ra.
Chuẩn bị là chuyến Phú Quốc thôi các bác. Nhìn khối tài sản của CEO mà cũng thấy hoành tráng. Mở cửa du lịch trở lại là cứ thế thu tiền thôi.
Tình hình mấy bác tây vẫn gom nhiều quá.
Doanh nghiệp du lịch: ‘Nối lại đường bay mới vực dậy được kinh tế’
Các doanh nghiệp du lịch đang mong chờ cơ quan chức năng và các địa phương thống nhất mở lại hàng không nội địa để có thể gượng dậy.
- Lan AnhMinh Hoàng
- 19 giờ trước
Những ngày này, toàn bộ nhân lực ở Vietsense Travel đang chào bán tour Tết Nguyên đán và du xuân 2022. Ông Nguyễn Văn Tài - giám đốc công ty - cho biết nhiều khách hàng cũ vẫn quan tâm và đã giao dịch.
“Tôi nghĩ với đà phủ vaccine và tâm lý sống chung với dịch hiện nay thì người dân sẽ sẵn sàng mua các tour an toàn. Theo khảo sát, lượng khách hàng đã hoàn thành 2 mũi vaccine của chúng tôi rất cao, do đó vấn đề lớn nhất là nối lại các đường bay”, ông Tài chia sẻ.
Từ góc độ doanh nghiệp, vị lãnh đạo Vietsense Travel cho biết đang rất mong chờ các địa phương mở cửa. Bởi lẽ với ngành du lịch, vận chuyển là yếu tố then chốt, đặc biệt là hàng không. Ông Tài đánh giá đây là một trong những loại hình vận tải ưu việt nhất, vừa nhanh lại có thể kết nối được nhiều vùng miền khác nhau.
“Hàng không đóng băng thì ngành du lịch gần như nằm im. Chúng tôi chỉ mong các địa phương thống nhất để mở cửa càng sớm càng tốt. Đặc biệt, các tỉnh thành nơi người dân có thu nhập cao, có nhu cầu đi du lịch như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Bình Dương… và các tỉnh thành có tài nguyên du lịch nên được kết nối”, ông nêu quan điểm.
Doanh nghiệp du lịch mong sớm mở lại đường bay nội địa, đặc biệt giữa các điểm đến và thị trường khách. Ảnh: Chí Hùng.
Doanh nghiệp du lịch mong sớm mở lại đường bay nội địa, đặc biệt giữa các điểm đến và thị trường khách. Ảnh: Chí Hùng.
“Sống chung với Covid-19 là có thể du lịch”
Tương tự, ông Phạm Hà - chủ tịch Lux Group - cũng đánh giá các địa phương đang quá cẩn trọng, cần xác định nối lại đường bay, mở cửa du lịch thì mới có thể vực dậy nền kinh tế.
“Bối cảnh hiện tại đã khác và an toàn để mở cửa. Sống chung với Covid-19 tức là có thể du lịch. Định nghĩa an toàn là có thẻ xanh, thẻ vàng, đảm bảo 5K và sử dụng một ứng dụng thống nhất trên toàn quốc. Cái cần bây giờ là quy định để doanh nghiệp triển khai an toàn, chứ không thể đóng cửa mà giết doanh nghiệp”, ông Phạm Hà nói.
CEO Vinagroup Travel Trần Thanh Vũ cũng hoàn toàn ủng hộ mở lại đường bay nội địa. Tuy nhiên, ông cho rằng tùy từng địa phương mà có thể mở từ từ để phù hợp nhu cầu đi lại của người dân cũng như khả năng kiểm soát dịch bệnh.
Tính đến hết ngày 6/10, có 13 địa phương đồng ý với kế hoạch khôi phục đường bay của Cục Hàng không. Đáng chú ý, Hà Nội, Hải Phòng và Gia Lai có văn bản đề nghị chưa thực hiện.
Cần sự chỉ đạo thống nhất từ Chính phủ đến từng địa phương dựa trên các bộ tiêu chí chung cụ thể để khôi phục lại toàn bộ mạng bay nội địa
Đại diện Vietravel Airlines
Trao đổi với Zing, đại diện Vietravel Airlines cho rằng việc kiểm soát dịch của các địa phương là quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, mạng bay nội địa Việt Nam được kết nối chặt chẽ với nhau trên trục chính Hà Nội - Đà Nẵng - TP.HCM và từ đó tỏa ra các điểm đến khác trên toàn quốc.
Do đó, việc các địa phương có các quan điểm khác nhau đối với việc mở cửa sẽ gây khó khăn trong việc mở lại thị trường nội địa và đặc biệt là hiệu quả khai thác của hãng bay sẽ bị ảnh hưởng lớn.
“Vietravel Airlines nhận thấy việc này cần sự chỉ đạo thống nhất từ Chính phủ đến từng địa phương dựa trên các bộ tiêu chí chung cụ thể để khôi phục lại toàn bộ mạng bay nội địa. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đi lại của người dân, góp phần vào việc thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế, an sinh xã hội sau giai đoạn dài giãn cách”, đại diện hãng bay nhấn mạnh.
Quan điểm này cũng được ông Nguyễn Văn Tài đồng tình. Ông thừa nhận mỗi địa phương đều phải căn cứ tình hình dịch bệnh và mục tiêu phát triển, do đó quyết định khác nhau là bình thường. Đặc biệt, sau bài học của TP.HCM dịp 30/4 vừa qua, các tỉnh thành đều cẩn trọng hơn.
“Tuy nhiên cẩn trọng bằng cách đóng cửa chưa phải là phương án tối ưu, cần mở cửa mà vẫn kiểm soát được. Nếu làm tốt công tác phân luồng ngay tại điểm đi và điểm đến, tức cửa khẩu hàng không, và kiểm soát hành trình thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến người dân địa phương”, ông Tài nêu quan điểm.
“Sẵn sàng bật dậy ngay khi mở cửa”
Từ phía doanh nghiệp, đại diện Vietsense Travel khẳng định luôn trong tâm thế sẵn sàng hoạt động mạnh mẽ trở lại. Chủ tịch Lux Group cũng nhấn mạnh: “Chúng tôi hoạt động liên tục trong suốt 2 năm qua và sẵn sàng bật dậy bất kỳ lúc nào khi chính phủ bật nút ‘ON’ và mở cửa nội địa, quốc tế”. Từ ngày 1/10, nhân sự doanh nghiệp này đã quay lại văn phòng làm việc.
Theo các doanh nghiệp, sau thời gian “nén” lâu vì đại dịch, nhu cầu đi du lịch của người dân đang tăng cao. “Khách có nhu cầu đi nhóm nhỏ, gia đình, đi điểm đến gần, đường bộ, đến biển đảo, núi rừng và đi nhiều lần trong năm. Du lịch không còn là xa xỉ mà là nhu cầu thiết yếu trong đời sống, hưởng thụ để tái tạo năng lượng”, ông Phạm Hà nhìn nhận.
Ông dẫn chứng các du thuyền của Lux Group có những tháng trong năm 2020 vẫn cháy phòng dù mới khai thác thị trường nội địa. Thậm chí, dịp hè năm ngoái, du thuyền Heritage Cruises Bình Chuẩn còn kín chỗ trước cả 3 tháng.
Ông Nguyễn Văn Tài lý giải các thành phố là thị trường khách đã cơ bản phủ vaccine với tỷ lệ lớn, còn các điểm đến đa số là vùng sâu vùng xa và không phát sinh ca mới trong thời gian dài, do đó việc phát triển du lịch nội địa hiện nay là khả thi. Bởi vậy, Vietsense Travel đặt nhiều kỳ vọng vào cao điểm Tết Nguyên đán và du xuân 2022.
Doanh nghiệp đánh giá nhu cầu du lịch hiện tăng cao, kể cả với phân khúc cao cấp. Ảnh: Lux Group.
Doanh nghiệp đánh giá nhu cầu du lịch hiện tăng cao, kể cả với phân khúc cao cấp. Ảnh: Lux Group.
Trong khi đó, đại diện Vietravel Airlines dự đoán thị trường hàng không và du lịch sẽ có khả năng phục hồi từ giai đoạn đầu của tháng 11. Trên cơ sở đó, hãng đã lên kế hoạch từng bước khôi phục lại các đường bay từ Hà Nội và TP.HCM đến các điểm du lịch như Phú Quốc, Đà Nẵng…
Từ đầu tháng 10, các doanh nghiệp lữ hành đã rục rịch hoạt động trở lại. Ông Trần Thanh Vũ cho biết Vinagroup đang dần mở cửa, đồng thời nhanh chóng đưa những tuyến điểm du lịch đạt tiêu chuẩn an toàn vào sản phẩm để phục vụ nhu cầu thư giãn, giải trí, khám phá của du khách hiện nay.
Còn Công ty Du lịch Vietravel có kế hoạch phát triển sản phẩm nội vùng và cung ứng dịch vụ tại chỗ, như tại TP.HCM có tour đi Cần Giờ, Củ Chi. Bên cạnh đó, doanh nghiệp đã bắt đầu nghiên cứu, thiết kế các hành trình riêng dành cho khách M.I.C.E đến các “địa điểm xanh" dựa vào nhu cầu của chính doanh nghiệp, tổ chức hay nhóm gia đình.
Thậm chí, Lữ hành Saigontourist còn tiên phong tặng miễn phí bảo hiểm Covid-19 cho toàn bộ du khách từ 18-70 tuổi trên toàn quốc, với mức trách nhiệm bảo hiểm lên đến 10 triệu đồng/khách.
“Hộ chiếu vaccine nội địa”
Theo TS Nguyễn Thiện Tống - nguyên chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không trường Đại học Bách khoa TP.HCM - việc mở lại các đường bay nội địa cần được xem xét trên bình diện quốc gia và trong tình hình mới để bảo đảm thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế.
TS Tống cũng cho rằng việc một số địa phương thận trọng đối với việc mở lại các đường bay nội địa là dễ hiểu. “Nhưng không nên cho rằng lãnh đạo các tỉnh, thành hiểu rõ tình hình của địa phương mình nhất nên họ sẽ có đánh giá chuẩn xác về việc nên hay không nên mở lại đường bay”, ông Tống nói với Zing.
“Vì hiện nay, nếu để mỗi địa phương làm một kiểu, một phương án, một kế hoạch, nước ta sẽ là 63 vùng lãnh thổ và kinh tế”, TS Tống nhấn mạnh. Do đó, chuyên gia này nhận định giải pháp tối ưu và thống nhất để mở lại các đường bay nội địa trên toàn quốc là “hộ chiếu vaccine nội địa”.
TS Tống nhắc đến việc cơ quan chức năng Việt Nam đang xúc tiến để có thể sớm triển khai “hộ chiếu vaccine” và điều chỉnh các quy định về xuất nhập cảnh, tạo thuận lợi cho việc mở lại các đường bay quốc tế để giúp phục hồi ngành hàng không và du lịch quốc tế.
TS Nguyễn Thiện Tống cho rằng có thể áp dụng cơ chế “hộ chiếu vaccine nội địa” để mở lại các đường bay. Ảnh: Chí Hùng.
TS Nguyễn Thiện Tống cho rằng có thể áp dụng cơ chế “hộ chiếu vaccine nội địa” để mở lại các đường bay. Ảnh: Chí Hùng.
Trước đó, Bộ Y tế cũng có hướng dẫn để xử lý vấn đề người dân từ TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai về quê, dẫn đến quá tải khu cách ly và khả năng tiếp nhận của nhiều địa phương.
Theo đó, người đã tiêm 2 mũi vaccine hoặc khỏi Covid-19 và có kết quả xét nghiệm âm tính khi đến địa phương khác thì tự theo dõi sức khỏe tại nhà và nơi lưu trú trong 7 ngày, lấy mẫu xét nghiệm ngày đầu thay vì cách ly tập trung.
“Như thế có thể triển khai một loại ‘hộ chiếu vaccine nội địa’ tương tự để mở lại các đường bay nội địa”, TS Nguyễn Thiện Tống đề xuất.
Cũng theo ông Tống, những tỉnh thành đã từng là “vùng đỏ” dịch Covid-19 lại là nơi có rất nhiều người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine hoặc đã khỏi Covid-19. Do đó, nếu đến địa phương khác họ chỉ cần tự cách ly tại nhà trong 7 ngày.
Như vậy, hành khách di chuyển sẽ không gây áp lực gì cho các khu vực cách ly tập trung của địa phương đến. Chuyên gia Nguyễn Thiện Tống cho rằng có thể xem những người đó có “hộ chiếu vaccine” để đi lại.
Quý này bất động sản, du lịch như CEO là ngon.
Đợi mấy bác T+ chốt xong vài line là bay đấy. Em còn nguyên hàng chưa mất tí nào.
Singapore Shoptel - Điểm khởi đầu đầy cảm hứng của hải trình viễn du thịnh vượng
05.10.2021
Kết hợp với chiều sâu của lịch sử một thương cảng cổ trăm năm, hòa quyện cùng hệ tiện ích - dịch vụ “All in one” của khu tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City, Singapore Shoptel là điểm khởi đầu tràn ngập cảm hứng của chuyến hải trình viễn du thịnh vượng và mở ra nhiều cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn.
Gần 900 năm trước, Vân Đồn - thương cảng quốc tế đầu tiên của Việt Nam ra đời và trở thành cửa ngõ giao thương thịnh vượng, điểm đến quan trọng của con đường tơ lụa trên biển, đưa kinh tế Việt Nam vươn ra thế giới.
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, thương cảng cổ huyền thoại ấy một lần nữa đang hồi sinh, không chỉ là chốn buôn bán tấp nập mà còn là điểm đến du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí hấp dẫn mang tầm cỡ thế giới.
Cảm hứng từ lịch sử lôi cuốn cùng vẻ trác tuyệt của thiên nhiên và tiềm năng phát triển của Vân Đồn đã dẫn lối để tạo nên dự án Sonasea Vân Đồn Harbor City, tiếp tục mở ra một chương mới đầy sắc màu cho mảnh đất huyền thoại.
Sonasea Legend - Bản giao hưởng huyền thoại các đại dương
Tại khu tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng 5 sao Sonasea Vân Đồn Harbor City, một trong những dự án có quy mô lớn nhất tại Vân Đồn hiện nay với tổng diện tích lên tới 358,3ha, chủ đầu tư phát triển thành 3 phân kỳ: Sonasea Legend, Sonasea Marina và Sonasea Premier Hill với hàng ngàn sản phẩm bất động sản đa dạng,
Trong đó, phân kỳ Sonasea Legend - Bản giao hưởng huyền thoại các đại dương kể câu chuyện về hải trình viễn du nối liền vòng quanh thế giới được bắt nguồn từ châu Á, dẫn tới Đại Tây Dương, đi qua Địa Trung Hải và kết thúc tại Bắc Mỹ. Tất cả được tái hiện trọn vẹn và sống động bên vịnh Bái Tử Long hùng vĩ trên 2,2km đường bờ biển.
Phân kỳ Sonasea Legend thuộc dự án Sonasea Vân Đồn Harbor City tập trung phát triển các dòng BĐS nghỉ dưỡng cao cấp như biệt thự biển, shoptel… (Ảnh phối cảnh dự án)
Đưa các vị khách thượng lưu bước vào hành trình khám phá 7 thiên đường đảo du lịch ngập hứng khởi và rực rỡ sắc màu, chuyến viễn du khởi đầu từ “đảo quốc sư tử” Singapore sầm uất và dừng chân bên Bali đậm chất nhiệt đới, ghé thăm Santorini xinh đẹp, tận hưởng “thiên đường giữa trần thế” Okinawa, lạc lối tại mảnh đất thượng lưu Dubai, hòa mình vào Hawaii cuồng nhiệt và dừng chân trên đảo Paradise ven biển Đại Tây Dương đầy chất thơ.
Tại Sonasea Legend, mỗi thiên đường đảo là một phân khu riêng biệt, được thổi hồn bằng những tinh hoa văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc của các vùng đất danh tiếng, sở hữu phong cách đặc trưng, mang tới trải nghiệm du lịch - nghỉ dưỡng - vui chơi - giải trí - mua sắm mới lạ chưa từng có tại Vân Đồn.
Tập trung vào các dòng sản phẩm tiên phong trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp, Sonasea Legend đặt mục tiêu sẽ tạo ra những “second home” (ngôi nhà thứ hai), nơi không chỉ chứa đựng giá trị nghỉ dưỡng, tận hưởng đẳng cấp, thể hiện bản lĩnh, vị thế của gia chủ, mà còn là tài sản bền vững với khả năng sinh lời tính theo cấp số nhân cho những nhà đầu tư thông thái.
Singapore Shoptel - Vịnh phố vạn năng bốn mùa sôi động
Khởi đầu chuyến hải trình viễn du thịnh vượng Sonasea Legend, phân khu Singapore Shoptel được thôi thúc phát triển từ cảm hứng về khu phố sôi động Clarke Quay nổi tiếng của “đảo quốc sư tử” với những dãy nhà phố lung linh sắc màu và nhộn nhịp nhờ hàng loạt dịch vụ vui chơi, giải trí sôi động đầy lôi cuốn.
Không gian vui chơi, giải trí, mua sắm sôi động tại Singapore Shoptel (Ảnh phối cảnh dự án)
Tọa lạc trên đại lộ ánh sáng Orchard, “thành phố giải trí không ngủ” Singapore Shoptel là khu phố thương mại đầu tiên ở Vân Đồn dự kiến được thí điểm mô hình kinh tế ban đêm với các hoạt động mua sắm, vui chơi, giải trí diễn ra 24/7 suốt 4 mùa trong năm.
Tại đây, các căn shoptel khoác trên mình phong cách thiết kế phóng khoáng, trẻ trung, năng động được kết hợp hài hòa với vị thế 2 mặt tiền, diện tích đa dạng, số tầng linh hoạt, phù hợp để kinh doanh nhiều loại hình như: nhà hàng, khách sạn mini, homestay, cửa hàng, spa…, phục vụ nhu cầu của hàng ngàn du khách mỗi ngày, đồng thời có thể kết hợp làm chốn nghỉ dưỡng ven biển cao cấp cho chủ nhân.
Vị trí đắc địa sát trục đường lớn 334 mang lại cơ hội đầu tư, kinh doanh lôi cuốn cho Singapore Shoptel
Với vị trí đắc địa nằm sát trục đường chính 334 rộng tới 44m và sở hữu tầm nhìn hướng biển, Singapore Shoptel còn sở hữu lợi thế “vàng” khi là dự án ven biển hiếm hoi được cấp sổ đỏ vĩnh viễn, đảm bảo tính pháp lý của bất động sản, đồng thời là bảo chứng cho giá trị đầu tư lâu dài của sản phẩm.
Thừa hưởng hệ thống hàng trăm tiện ích cao cấp từ toàn bộ dự án Sonasea Vân Đồn Harbor City, Singapore Shoptel là điểm khởi đầu ngập tràn cảm hứng của chuyến hải trình viễn du thịnh vượng, mở ra những cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn.
Tiếp nối những sản phẩm shoptel mang giá trị sinh lời bền vững được thị trường đón nhận nhiệt tình, chủ đầu tư Sonasea Vân Đồn Harbor City chuẩn bị ra mắt hàng loạt sản phẩm mới, gia tăng các giá trị nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí cho toàn khu. Trong đó, dòng sản phẩm biệt thự biển cao cấp tại phân khu thiên đường đảo nhiệt đới mang đậm dấu ấn Bali dự kiến sẽ là những siêu phẩm tiếp theo được giới thiệu tới các khách hàng và giới đầu tư.
Lệnh kê thế kia thì mấy cụ t+ chạy sớm. Khi nào chạy xong các anh ấy cho chạy lên 15. Thế là các cụ t+ lại vào mua lại.
Gói này sẽ dành cho du lịch:
Chủ tịch Quốc hội: ‘Sẽ có gói hỗ trợ lớn hơn, với mục tiêu tái thiết nền kinh tế’
08-10-2021 - 11:38 AM | Tài chính - ngân hàng
[Chia sẻ](javascript:
BÁO NÓI - 6:29
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chia sẻ tại cuộc gặp doanh nghiệp chiều 7/10. Ảnh: Minh Phạm.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, Chúng ta sẽ tính toán chính sách tài khoá, tiền tệ để có gói hỗ trợ lớn hơn, với mục tiêu đóng góp nhiều hơn vào tái thiết kinh tế.
- 08-10-2021 Phó Chủ tịch SeABank ‘hiến kế’ hỗ trợ ngân hàng, doanh nghiệp
- 08-10-2021 BIDV đề xuất Chính phủ sớm phê duyệt phương án tăng vốn thông qua chia cổ tức…
[TIN MỚI](javascript:void(0))
HR Asia vinh danh MB “Nơi làm việc tốt nhất châu Á” năm 2021
Không mua, bán voucher ưu đãi để tránh mất tiền oan
Với ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, tăng trưởng GDP quý III/2021 giảm sâu, âm 6,17% so với cùng kỳ năm trước. Theo dự báo từ Chính phủ, nếu nỗ lực và gặp điều kiện thuận lợi, tăng trưởng quý IV/2021 phục hồi ở mức 7,06-8,84% thì GDP cả năm 2021 mới chạm mức 3-3,5%.
Doanh nghiệp cũng không nằm ngoài vòng xoáy chịu tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19. Theo thống kê từ Tổng cục Thống kê, lũy kế 9 tháng năm 2021, cả nước có 85,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (giảm 13,6% so với cùng kỳ năm trước) với tổng số vốn đăng ký là 1.195,8 nghìn tỷ đồng (giảm 16,3%) và tổng số lao động đăng ký là 648,8 nghìn lao động (giảm 16,6%).
Trong khi đó, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 45,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước; 32,4 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 17,4%; 12,8 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 5,9%. Đồng nghĩa, bình quân một tháng, có 10 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Ở bối cảnh như vậy, vào chiều ngày 7/10, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có buổi làm việc với VCCI và gặp gỡ đại diện giới doanh nhân tại trụ sở VCCI, TP. Hà Nội.
Tại buổi làm việc, thay mặt cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công đã có nhiều kiến nghị, giúp doanh nghiệp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và nhanh chóng khôi phục sản xuất.
Trước những ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, Chính phủ đã nỗ lực đưa ra nhiều gói hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn, như: Nghị quyết 68, gói hỗ trợ về thuế, lãi suất… hay gần đây nhất là Nghị quyết 105 hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh được Chính phủ ban hành với loạt điểm mới được các doanh nghiệp kỳ vọng tháo gỡ khó khăn, thích ứng dần với tình hình dịch bệnh.
Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công. Ảnh: Internet.
Dù vậy, theo phân tích từ ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI, hiện quy mô các gói hỗ trợ này chỉ đạt khoảng 2,2% GDP. Ông đánh giá đây là mức khá thấp so với các nước trong khu vực như Thái Lan (15,6% GDP), Malaysia (8,8% GDP), Indonesia (5,4% GDP)…
Ngoài ra, với việc tổng nợ công/GDP của Việt Nam hiện đang ở mức thấp, việc xem xét nâng trần nợ công quốc gia là giải pháp hợp lý, tạo nguồn ngân sách để phục vụ mục tiêu tăng trưởng, khôi phục kinh tế, mở rộng quy mô các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp. “Với GDP ước tính năm 2020 của Việt Nam là gần 6,3 triệu tỷ đồng, các gói hỗ trợ có thể mở rộng đến 4% GDP, tương đương 250.000 tỷ đồng”, ông Công nói.
Ngoài ra, ông Công cũng đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét, bổ sung ban hành một số chính sách tài khóa, tiền tệ có tính chất đột phá. Hiện nay, cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước chủ yếu dưới hình thức gián tiếp, thông qua chính sách giãn, hoãn, kéo dài thời gian thực hiện các nghĩa vụ thuế, khoản vay với doanh nghiệp. Với tình thế “sống còn”, tình trạng “kiệt quệ” của các doanh nghiệp, ông cũng đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét các chính sách với mức độ hỗ trợ mạnh hơn.
Cụ thể, đó là xem xét bổ sung gói hỗ trợ cấp bù lãi suất cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ ở mức 3-5% một năm so với lãi suất thị trường. Gói hỗ trợ bù lãi suất này sẽ tập trung vào các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh như du lịch, hàng không, vận tải, y tế, giáo dục đào tạo…
Ngoài ra, Chủ tịch VCCI cũng kiến nghị rà soát, sửa đổi bổ sung ngay những quy định pháp luật, chính sách về kinh doanh đang là rào cản, gây cản trở đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt những quy định pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa thống nhất, chưa phù hợp thực tiễn, chưa vì lợi ích chung của nền kinh tế… tại Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), Luật Phá sản… để chủ động tránh nguy cơ chính sách lạc hậu, trở thành điểm nghẽn cho hoạt động của doanh nghiệp trong điều kiện bình thường mới.
Trước đề xuất của VCCI, Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ cho biết, Hội nghị Trung ương 4 đã kết luận xem xét điều chỉnh chính sách tài khoá, tiền tệ với liều lượng hợp lý nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, kích thích và phục hồi kinh tế.
Do đó, trong tuần tới, ông sẽ làm việc với Uỷ ban Kinh tế, Uỷ ban Tài chính ngân sách và 3 Bộ: Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính và Ngân hàng Nhà nước để rà soát lại cách thức, liều lượng sử dụng các công cụ này.
“Chúng ta sẽ tính toán chính sách tài khoá, tiền tệ để có gói hỗ trợ lớn hơn, với mục tiêu đóng góp nhiều hơn vào tái thiết kinh tế”, Chủ tịch Vương Đình Huệ nói.
Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh, “Mọi quyết sách của Quốc hội đều vì lợi ích và đặt người dân, doanh nghiệp vào vị trí trung tâm”.
Hội nghị Trung ương 4 vừa kết thúc vào sáng 7/10 đã nhấn mạnh 2 nhóm nhiệm vụ quan trọng, là kế hoạch tài chính 3 năm; đổi mới tư duy, nhận thức về phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh gắn với duy trì, phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh để có các kịch bản, phương án phù hợp.
Đặc biệt, với việc Chính phủ đang xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2022, trong đó đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6-6,5%, đầy thách thức, một gói kích thích lớn được coi là yếu tố là cần thiết.
Góp ý cụ thể, có Ủy viên Trung ương cho rằng gói kích thích kinh tế này chỉ có thể xây dựng nếu Quốc hội tới đây nới trần nợ công, cân nhắc chỉ số lạm phát để nới lỏng chính sách tín dụng, tài khóa. Trên cơ sở đó, Chính phủ mới hình thành từng gói nhỏ, chẳng hạn đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển đổi số… Ngoài ra, phải có sự nới lỏng chính sách tiền tệ thì các ngân hàng thương mại mới mạnh dạn khoanh nợ, tiếp tục cho doanh nghiệp vay để phục hồi sản xuất.
T+ chốt xong là chiều phi đấy các cụ.
Ko 2x quý 1 2020 hơi phí
Cứ từ từ rồi nó chạy mới nhanh. Nó đang lên dần đợi gom xong thì hết hàng là chạy.