Vượt cản thuyết phục, nổ vol sang tuần tranh cướp hàng thôi các mợ.
Sang tuần đua cướp hàng nhé các cụ.
Con này kéo quyết tâm thi lại thì nhau đu thôi
Có về dưới 9 không các bác ?
Bác chịu khó đợi khi nào nó về dưới 9 thì vào. Còn anh e thì vẫn múc.
Từ 20/11: Khách quốc tế đến Phú Quốc rồi đi Đà Nẵng, Quảng Ninh
21/10/2021 22:09 GMT+7
Phú Quốc sẽ thí điểm đón khách quốc tế có hộ chiếu vắc xin từ 20/11. Khách có thể đi tới các điểm đến khác sau khi ở điểm đến đầu tiên trong vòng 7 ngày, trước mắt kết nối Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ninh.
Sau Phú Quốc là Nha Trang, Đà Lạt… tiến tới mở cửa hoàn toàn
Phú Quốc lùi ngày đón khách quốc tế đến cuối tháng 11
Trọng trách khi được chọn, bài toán của Phú Quốc, bài học cho Việt Nam
Phú Quốc đón khách từ 20/11
Kế hoạch thí điểm đón khách quốc tế sử dụng “hộ chiếu vắc xin”, do Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang vừa ký ban hành ngày 21/10, nêu rõ thời gian triển triển khai trong 6 tháng, chia làm 2 giai đoạn, ngay sau khi người dân tại Phú Quốc được tiêm đủ liều vắc xin.
Cụ thể, từ ngày 20/11, Phú Quốc sẽ tổ chức đón một số chuyến bay thuê bao (charter) để vận hành thử nghiệm quy trình đón, phục vụ khách, từ ngày 20/12 sẽ triển khai theo lộ trình gồm 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1 (từ 20/12/2021 đến 20/3/2022), thí điểm đón từ 3.000-5.000 khách/tháng, thông qua các chuyến bay charter, phục vụ khách trong phạm vi, địa điểm hạn chế.
Giai đoạn 2 (từ 20/3-20/6/2022) sau khi đánh giá kết quả giai đoạn 1 triển khai thí điểm, nếu đảm bảo yêu cầu sẽ đề xuất mở rộng quy mô dự kiến đón từ 5.000-10.000 khách/tháng.
Thí điểm đón khách quốc tế đến Phú Quốc từ 20/11
Đối tượng khách du lịch quốc tế được lựa chọn đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ có độ an toàn cao về phòng, chống dịch bệnh đến từ châu Âu, Trung Đông, Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Bắc Mỹ, Australia…
Hành khách đến Phú Quốc cần có chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin, được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam công nhận; hoặc khách có chứng nhận đã được điều trị khỏi bệnh Covid-19; có giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính bằng phương pháp PCR trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh (bằng tiếng Anh).
Đối với trẻ em dưới 18 tuổi, cần có giấy xét nghiệm với yêu cầu như trên được phép đi cùng cha mẹ, hoặc người giám hộ đã được tiêm chủng đầy đủ theo quy định. Có vé máy bay khứ hồi, có đăng ký tham gia chương trình tour du lịch trọn gói của doanh nghiệp lữ hành do tỉnh Kiên Giang đề xuất, có mua bảo hiểm y tế.
Các đơn vị cung ứng dịch vụ phục vụ khách quốc tế được lựa chọn và lên danh sách theo đề xuất của tỉnh. Kiên Giang cũng lên phương án xử lý sự cố y tế phát sinh và tổ chức kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong quá trình triển khai thí điểm đón khách du lịch
Hàng tháng, Phú Quốc sẽ tổng hợp số lượng khách, tình hình đón, phục vụ khách du lịch quốc tế để theo dõi, nắm bắt vướng mắc phát sinh đồng thời tổ chức sơ kết 3 tháng (giai đoạn 1), tổng kết cả giai đoạn, trong đó có đánh giá hiệu quả kinh tế.
5 địa phương đầu tiên kết nối đón khách quốc tế
Chủ trì cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo Bộ VH-TT&DL và các địa phương: Kiên Giang, Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng và Quảng Ninh chiều 21/10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, lộ trình mở cửa, phục hồi các hoạt động du lịch quốc tế khẩn trương, nhưng phải bảo đảm đầy đủ các quy định, triển khai khoa học, an toàn.
Theo trang web Chính phủ, tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Đoàn Văn Việt cho biết, cùng với Kiên Giang, một số địa phương khác như Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng và Quảng Ninh đã xây dựng kế hoạch khôi phục lại hoạt động du lịch quốc tế.
5 địa phương đầu tiên kết nối đón khách quốc tế
Trong đó, Khánh Hòa, Quảng Nam và Đà Nẵng đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ xin phép được đón khách du lịch quốc tế trong tháng 11, với điều kiện đã tiêm đủ 2 liều vắc xin cho người lao động, khách đi tour trọn gói, lưu trú tại khách sạn được lựa chọn và không tiếp xúc với cộng đồng dân cư.
Trên cơ sở đề xuất và tình hình thực tế của từng địa phương, Bộ VH-TT&DL đề xuất định hướng, lộ trình mở lại hoạt động du lịch quốc tế gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (từ tháng 11/2021) thí điểm đón khách quốc tế theo các chương trình du lịch trọn gói, thông qua các chuyến bay thuê bao chuyến và chuyến bay thương mại tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), Cam Ranh (Khánh Hòa), Quảng Nam, Đà Nẵng.
Giai đoạn 2 (từ tháng 1/2022) sẽ mở rộng phạm vi đón khách du lịch quốc tế, kết nối các điểm đến thông qua các chuyến bay thuê bao và quốc tế thường lệ.
Khách có thể tham gia các chương trình du lịch kết hợp nhiều điểm đển sau khi đã hoàn thành chương trình du lịch tại điểm đến đầu tiên trong thời gian 7 ngày, trước mắt kết nối Phú Quốc (Kiên Giang), Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ninh.
Giai đoạn 3 (từ quý II/2022) mở cửa lại hoàn toàn đối với thị trường khách quốc tế với điều kiện bảo đảm các phương án phòng, chống dịch theo quy định.
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu, du khách nước ngoài khi vào Việt Nam phải an toàn về dịch bệnh, tiêm đủ vắc xin hoặc đã khỏi bệnh trong vòng 6 tháng, được xét nghiệm đầy đủ.
Với các thời điểm đón khách, Phó Thủ tướng chỉ đạo, trong giai đoạn 1 (từ tháng 11/2021), việc đón khách quốc tế đến 5 tỉnh Kiên Giang, Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng và Quảng Ninh phải nêu rõ, chi tiết điểm đến, khu du lịch, khu nghỉ dưỡng. Ví dụ, khách quốc tế đến Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) không phải là toàn bộ đảo, mà sẽ quy định cụ thể từng địa điểm.
Khách quốc tế đã hoàn thành chương trình du lịch tại điểm đến đầu tiên trong vòng 7 ngày, nếu muốn đi tới những điểm đến khác phải thực hiện xét nghiệm theo quy định của Bộ Y tế.
Đối với giai đoạn 2 (từ tháng 1/2022), ngoài 5 địa phương đã nêu, các địa phương khác có thể đăng ký để thí điểm đón khách quốc tế nếu đủ điều kiện, sẵn sàng tham gia. Bộ VH-TT&DL sẽ xem xét, quyết định.
Việc mở cửa hoàn toàn trong lĩnh vực du lịch cần căn cứ cụ thể vào tình hình dịch bệnh, những bài học, kinh nghiệm đã được tổng kết từ việc triển khai giai đoạn 1, giai đoạn 2.
Hôm qua mình đi qua Hanaa Garden: clubhouse đang hoàn thiện, hạ tầng cơ bản xong, móng một số khu vực đã làm xong. Chỉ đợi chờ bán. Dự kiến tháng 11 này
Cảm ơn bác đã cung cấp thêm thông tin. Hana Garden City Mê Linh đã xong thủ tục và các bên phân phối đã bán hàng từ tháng 10 rồi. Nói chung CEO nên giữ dài vì du lịch trở lại thì Phú Quốc và Vân Đồn sau sẽ ra dòng tiền đều hàng năm và bền vững. Với 2 đại dự án Phú Quốc và Vân Đồn xây xong là cứ thế thu tiền ko phải xin dự án nữa. Còn các dự án nhà ở sẽ đem lại dòng tiền trước mắt.
Sóng dịch chuyển, đất ngoại thành Hà Nội ‘hét’ giá ngang ngửa khu trung tâm
24-10-2021 - 09:59 AM | Bất động sản
[Chia sẻ](javascript:
BÁO NÓI - 3:29
Mặc dù thuộc khu vực ngoại thành Hà Nội nhưng giá đất một số nơi, vị trí trên địa bàn của huyện Đông Anh đang được rao bán có mức cao, giá nhiều khu vực ngang ngửa giá đất các quận trung tâm.
Khảo sát thực tế ở huyện Đông Anh, trên các tuyến đường chính của trung tâm thị trấn Đông Anh, các xã: Tiên Dương, Uy Nỗ, Vĩnh Ngọc, Dương Nội,… số lượng văn phòng môi giới, giao dịch nhà đất xuất hiện dày đặc. Chỉ tính riêng khu vực chân cầu Nhật Tân thuộc địa phận ven đê xã Vĩnh Ngọc, trong bán kính 1km đã có tới hàng chục văn phòng môi giới nhà đất lớn nhỏ.
Văn phòng môi giới, giao dịch nhà, đất xuất hiện dày đặc trên địa bàn huyện Đông Anh.
Theo các văn phòng môi giới nhà đất, sau thông tin huyện sắp thành thành phố, số lượng người về khu này tìm mua đất tăng hơn hẳn. Họ khẳng định, đất Đông Anh từ lâu đã “hot” và mức giá luôn cao hơn những huyện ngoại thành khác. Thậm chí đợt “sốt đất” đầu năm có nơi giá đất được đẩy lên gấp 9, gấp 10 lần, ở mức hơn trăm triệu đồng/m2, sau đó giá đất có giảm xuống nhưng hiện tại nhiều nơi lại bắt đầu tăng từ 3 - 5 triệu đồng/m2.
“Cách đây khá lâu mảnh đất giãn dân rộng 80m2, ở mặt đường, cách trung tâm văn hóa huyện Đông Anh 1km, pháp lý rõ ràng được rao bán với giá 70 triệu đồng/m2, sau đó lên 90 rồi 100 triệu đồng/m2; nhưng mới đây, sau tin huyện sắp được quy hoạch thành thành phố, người ta đã rao bán với giá 130 triệu đồng/m2”, một người dân ở thị trấn Đông Anh chia sẻ.
Hiện tại muốn tìm mua nhà, đất mặt đường tại khu trung tâm của huyện Đông Anh rất khó và giá rất cao, dao động từ 80 – 150 triệu đồng/m2, tùy vị trí; đất trong ngõ thì giá “mềm” hơn và rơi vào tầm 35 – 40 triệu đồng/m2. Nhưng muốn mua khách phải tự đi tìm chứ chủ không treo biển bán.
Đặc biệt, môi giới và người dân khẳng định giá nhà, đất khu vực đường Cao Lỗ, xã Uy Nỗ, gần trung tâm văn hóa huyện Đông Anh (sắp hoàn thành) cao ngất. Theo đó, khu này có giá trung bình khoảng 400 triệu đồng/m2 với đất mặt đường và giá này ngang ngửa với giá đất hiện tại ở các khu phố trung tâm của các quận nội đô Hà Nội.
Đất lô góc mặt đường Cao Lỗ, xã Uy Nỗ sát trung tâm văn hóa huyện Đông Anh có giá trung bình khoảng 400 triệu đồng/m2, ngang ngửa đất phố ở các quận trung tâm Hà Nội.
Bên cạnh đó, lượng tin rao bán, nhà đất ăn theo thông tin huyện Đông Anh sắp quy hoạch thành thành phố trên các website và mạng xã hội cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Thậm chí người đăng bài và môi giới còn khẳng định nếu không nhanh tay xuống tiền mua đất ở huyện này thì vài năm tới sẽ tiếc “đứt ruột” vì không còn đất mà mua. Mặc dù vậy, nhiều môi giới khẳng định số lượng giao dịch thành công thời gian này rất ít.
Số lượng tin rao bán đất ăn theo thông tin huyện Đông Anh sắp lên quận, thành phố xuất hiện ngày càng nhiều.
Trao đổi với Tiền Phong, kiến trúc sư (KTS) Phạm Thanh Tùng cho rằng dự định đưa 3 huyện Mê Linh, Sóc Sơn, Đông Anh thành thành phố mới chỉ là ý tưởng, chủ trương cho nên trong quá trình thực hiện chính quyền Hà Nội cần có sự kiểm soát, giám sát chặt chẽ cũng như phải có lộ trình nếu không sẽ tạo nên cơn “sốt đất ảo” đối với các khu vực kể trên.
Video: Cận cảnh lô đất có giá cao ngất ngưởng ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh
Do đó KTS Phạm Thanh Tùng khuyến nghị người dân phải bình tĩnh trước những thông tin quy hoạch đi trước. Bởi nếu đầu tư ăn theo thông tin quy hoạch sẽ tạo nên cơn “sốt đất" ảo và cuối cùng người dân chính là đối tượng chịu thiệt thòi nhất.
Mê Linh lên thành phố thì đât ko rẻ hơn trung tâm Hà Nội đâu. mấy chục ha CEO Mê Linh dự tính lợi nhuận mấy nghìn tỉ.
Bất động sản nghỉ dưỡng được dự báo sẽ bùng nổ trong thời gian tới
24-10-2021 - 08:18 AM | Bất động sản
Chẳng hạn, vay một tỷ đồng để mua BĐS nghỉ dưỡng, với lãi suất đi vay hiện nay 10-12%/năm thì sau 3 năm phải thêm 400 triệu nữa. Dựa trên bài toán đó, chúng ta có thể tính toán xem họ đưa lại cho chúng ta bao nhiêu là vừa.
Tại toạ đàm BĐS do báo Dân Trí tổ chức mới đây, nhiều nhà đầu tư cùng băn khoăn, nếu đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng giai đoạn hiện tại thì cần chú trọng những yếu tố nào để đảm bảo an toàn? Và xuống tiền khu vực nào đảm bảo rằng nơi đó có khả năng phục hồi sớm?
Theo TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, mỗi nhà đầu tư có một tiêu chí riêng. Với bất động sản du lịch có một tiêu chí quan trọng mà chúng ta cần phải xem xét là pháp lý. Hiện tại luật chưa cho phép sở hữu condotel. Theo đó, NĐT phải xác định rõ mình có được quyền sở hữu tài sản trên đất trong 50 năm (có sổ hồng) hay chỉ là hợp đồng góp vốn, thuê đất có thời hạn với chủ đầu tư.
Về vị trí, NĐT nên mua ở khu vực mà bạn có thể ghé mỗi 2-3 tuần để nghỉ dưỡng, bên cạnh việc giao lại cho đơn vị điều hành để khai thác cho thuê. Cùng với đó là vấn đề lợi nhuận từ condotel hoặc bungalow. Với những bungalow hoặc condotel, người ta đầu tư vào không phải vì lợi nhuận mà bị phong cách sống. Vì thế, NĐT không thể đòi hỏi lợi nhuận vào bất động sản nghỉ dưỡng như bất động sản nhà ở.
Còn theo ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hiệp hội BĐS du lịch Việt Nam, khi nói về bất động sản nghỉ dưỡng, ta thường nói đến bất động sản nghỉ dưỡng biển. Nhưng trên thế giới, gọi chung là du lịch xanh, nghĩa là những bất động sản gắn liền với biển, sông, hồ, suối hoặc là núi đồi như ở vùng Tây Nguyên Tây Bắc.
Với mục tiêu phấn đấu đạt 35 triệu lượt khách quốc tế và hơn 120 triệu khách nội địa, các cơ sở lưu trú phục vụ du lịch phải nhiều gấp đôi so với hiện nay. Điều đó có nghĩa là cần phải đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng rất lớn, mới đủ đáp ứng nhu cầu du lịch. Trong đó, phân khúc có thị phần tốt là bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp, kết hợp với văn hóa ẩm thực và chuyển đổi số để đưa thông tin đến du du khách trong nước và quốc tế. Qua đó, mới kéo dài thời gian lưu trú của du khách và tăng tỷ lệ khách quay lại.
Nếu chúng ta kéo dài được thời gian lưu trú của du khách từ 3-4 ngày lên 8-10 ngày, thì nhu cầu cơ sở hạ tầng không chỉ tăng thêm gấp đôi mà phải gấp 3-4 lần hiện nay.
Sau thời gian sống chung với Covid-19, chúng ta bắt đầu kích cầu kinh tế, mở cửa thị trường, kích cầu du lịch… Đương nhiên, lượng tiền ra thị trường nhiều hơn thì bất động sản sẽ tăng giá.
Theo ông Thọ, trong bất động sản thì phân khúc sẽ bùng nổ trong thời gian tới là bất động sản nghỉ dưỡng, đặc biệt là bất động sản nghỉ dưỡng biển. Chúng ta nói Việt Nam có 3.200 km bờ biển, nhưng thực ra sản phẩm nghỉ dưỡng là giới hạn Nếu chúng ta không làm được con đường ven biển để khai thác hiệu quả 3.200 km bờ biển mà cắt khúc theo từng địa phương thì quỹ đất dành cho bất động sản nghỉ dưỡng sẽ còn hạn chế. Việt Nam có thể thực hiện xã hội hóa đầu tư, đấu thầu thực hiện con đường ven biển và những quỹ đất xung quanh. Và tôi tin rằng nhu cầu trong thời gian tới còn rất lớn.
Theo các chuyên gia, hiện nay mỗi chủ đầu tư có một chính sách riêng, để thúc đẩy khách hàng mua BĐS nghỉ dưỡng. Đây đều là bài toán tài chính, thay vì họ đi vay ngân hàng thì họ bán, thuê lại và trả lãi cho người mua 10-15%/năm.
Bây giờ họ đưa ra bài toán, khách hàng cứ mua đi, sau 3-5 năm khai thác không đạt hiệu quả thì họ mua lại. Đó vẫn là bài toán tài chính, thay vì trả từng năm thì trả 3 năm.
TS Sử Ngọc Khương cho rằng, nói về mức cam kết mua lại bao nhiêu là phù hợp, thì NĐT cứ tính toán. Chẳng hạn, NĐT vay một tỷ đồng để mua, với lãi suất đi vay hiện nay 10-12%/năm thì sau 3 năm phải thêm 400 triệu nữa. Dựa trên bài toán đó, chúng ta có thể tính toán xem họ đưa lại cho chúng ta bao nhiêu là vừa.
Nhưng rủi ro là có, NĐT cần phải xem pháp lý của dự án như thế nào, có được giữ sổ hồng hay không - nghĩa là xác nhận sở hữu tài sản trên đất hay không hay chỉ là hợp đồng góp vốn. Mọi người nên cân nhắc kỹ điều này thay vì quan tâm sau 3 năm, chủ đầu tư mua lại thì giá là bao nhiêu.
“Đó là bài toán tài chính phổ biến trên thế giới, không có gì quá xa lạ. Nhưng tôi nhắc lại đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng là đầu tư về phong cách sống. Nếu chúng ta quá quan trọng việc lời lãi, thì có lẽ nên đầu tư vào một hướng khác”, TS Khương chia sẻ.
Thời của CEO đến rồi các cụ.
Chú ý đất Vân Đồn thời gian tới.
Quảng Ninh đồng loạt khởi công 4 công trình tổng vốn hơn 12 tỷ USD
VietnamNet | Khoảng 2 tiếng
Chia sẻĐăng lạiBình luận (9)
Hôm nay (24/10), tỉnh Quảng Ninh đồng loạt khởi công 4 công trình trọng điểm từ TX Đông Triều đến TP Móng Cái với tổng kinh phí hơn 12 tỷ USD.
Dự lễ khởi công có Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang cùng lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Bùi Văn Khắng nhấn mạnh: “Việc tỉnh đồng loạt khởi công chuỗi 4 dự án thể hiện niềm tin của các nhà đầu tư dành cho tỉnh, quyết tâm đảm bảo tăng trưởng đạt trên 10%. Mục tiêu xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của phía Bắc”.
Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh được ấn nút khởi công xây dựng
4 dự án có tổng vốn đầu tư hơn 280.000 tỷ đồng (hơn 12 tỷ USD), gồm dự án khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh, Sân golf Đông Triều, nhà máy Điện khí LNG Quảng Ninh, bến cảng tổng hợp Vạn Ninh (giai đoạn 1).
Trong đó, dự án khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh có tổng mức đầu tư trên 230.000 tỷ đồng, quy hoạch trên một phần diện tích đất thuộc TP Hạ Long và TX Quảng Yên, một mặt tiếp giáp với tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, một mặt dài 17km tiếp giáp vịnh Hạ Long.
Dự án Sân golf 27 lỗ tại TX Đông Triều, được quy hoạch trên diện tích 130ha, phục vụ khoảng 800 khách/ngày.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang phát biểu tại lễ khởi công
Dự án nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh, được xây dựng trên diện tích khoảng 56ha tại phường Cẩm Thịnh, TP Cẩm Phả. Đây là dự án điện đầu tiên sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu tại miền Bắc, có công suất lên tới 1.500MW, kinh phí đầu tư gần 48.000 tỷ đồng.
Dự kiến khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ cung cấp cho hệ thống lưới điện quốc gia khoảng 9 tỷ kWh điện/năm, là nguồn điện bổ sung cho nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng tăng của tỉnh và cho khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Phối cảnh Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh
Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh (giai đoạn 1) tại xã Vạn Ninh, TP Móng Cái, rộng khoảng 479,73 ha, với vốn đầu tư giai đoạn 1 trên 2.200 tỷ đồng. Đây là bến cảng, kho bãi tổng hợp và bến cảng khách phục vụ du khách nội địa và quốc tế. Khi hoàn thành, đây sẽ là đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa đường biển tại khu vực Cửa khẩu Móng Cái.
Tiền đề để hình thành mạng lưới cơ sở hạ tầng logistics gắn liền với chuỗi dịch vụ hậu cần cảng như vận tải - kho bãi - cảng biển với mô hình vận tải đa phương thức nhằm mang lại hiệu quả tối ưu cho hàng hóa xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Móng Cái.
CEO vẫn có giá 13k trong đợt này và xa hơn là giá 18k khi dịch bệnh yên ổn.
Hồi mình mới chơi cũng mang tâm lý sợ hãi k mà bác. Nên k nắm giữ hàng đc
CEO bị đè nén 2 năm rồi. Giờ đến thời của CEO mới chân sóng nên các cụ vững tâm thì giữ được chứ đỏ tí là các ra táng.
Những con đường tỉ đô Quảng Ninh chắc giá đất Vân Đồn không rẻ đâu bác. Cầm trung dài hạn tiềm năng lớn.
Không ngẫu nhiên mà đặt sân bay Vân Đồn, Không ngẫu nhiên mà quy hoạch Vân Đồn lên đặc khu Kinh tế. Ngày xưa Bác P lên, Các bác thấy đất Quảng Nam đà Nẵng tăng kinh khủng thế nào, thì giờ Anh 9 lên, Quảng Ninh sẽ cất cánh, đặc biệt là Vân Đồn.
Soi tam sàn mỗi ceo là giá múc yên tâm, Tài sản vô biên mà giá thì bèo bọt. Không tin nổi.