2x thì cuối năm . Nhưng 16 thì tôi nghĩ trong tầm tay rồi.
CEO thì phải kiên trì chút. GIờ chỉ sợ dịch bùng cái là du lịch lại ko mở cửa được, đất khó bán. Dịch ổn thì sẽ lên từ từ.
Giờ này còn sợ gì nữa bác. Về 7.7 ko sợ thì lên 14 sao sợ. bđs là 1 con sóng dài và mạnh, Bọn bđs nó chạy tít mù. Mỗi Ceo vẫn đang nhấp nhổm. Mai thêm cây nữa thì chạm 15. nhanh quá nhanh. khi nó rít thì cũng kinh đó.
Vượt đỉnh 14.3 1 cách mạnh mẽ, 1 cây brack mạnh mẽ về giá và vol thuyết phục. lần này thì 2x trong tầm tay rồi. done
Chất trần 2.5 tr cổ. mai lại thêm cây tím nữa.
Mai bắt đầu chạy phân phối tạo nền mới đó cụ. Đoạn này thị trường dễ sập lắm. Thấy nhóm các cty chứng khoán hô sóng to nên các cụ cẩn thận.
Bác hưng phấn thế thì e nghĩ sẽ chưa lên ngay được. mấy phiên nay là đg hưng phấn hơi quá rồi. Gap cũng lớn nên phải tích luỹ lại đã để lên tiếp.
Gap đợt này lớn quá rồi. Dịch bùng lại kinh lắm nên các cụ phải cho CEO nó nghỉ tí.
Ceo ngon miễn bàn
Em hô ngon lúc nó giá 9,10 rồi cụ. Tầm này thì là đỉnh ngắn hạn với thị trường đang dạt đỉnh rồi. Thị trường dễ sập thì CEo giảm để tạo nền mới.
Mua CEO từ giá 10 vẫn chưa bán
CEO có nguy cơ mắc kẹt ở Vân Đồn đấy ko có tiền để xây đâu. Ngon thì phải giữ 5,10 năm.
Rót nghìn tỷ vào Sonasea Vân Đồn Harbor City, CEO Group có nguy cơ “sa lầy” tại Vân Đồn?
06:15 | 13/08/2021
Tính đến cuối tháng 6/2021, chi phí xây dựng dở dang tại dự án Sonasea Vân Đồn Harbor City là 2.175 tỷ đồng. CEO Group kỳ vọng dự án này sẽ đem lại cho doanh nghiệp nguồn thu lớn và đạt được lợi nhuận kỳ vọng trong năm nay.
Bất động sản – mảnh ghép hệ sinh thái đa ngành của THACO
Hải Phát, CenLand khoe lãi đậm, loạt doanh nghiệp địa ốc ghi nhận dòng tiền kinh doanh âm!
Bất động sản nghỉ dưỡng “khó trăm đường”, dự án Vega City Nha Trang đang dùng “chiêu” gì để hút khách?
Tuy nhiên, tình hình tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp và những diễn biến bất lợi của phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng nói chung và thị trường Vân Đồn nói riêng đang khiến nhiều người lo ngại CEO Group sẽ “sa lầy” tại thị trường này.
“Tổng lực” cho dự án Sonasea Vân Đồn Harbor City
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2021 của CTCP Tập đoàn C.E.O (CEO Group, Mã CK: CEO), doanh nghiệp có hơn 2.225 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản dở dang tại các dự án như: Khu tổ hợp nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbour City, Khu du lịch Green Hotel & Resort và dự án khác.
Trong đó, phần lớn chi phí “rót” vào dự án Sonasea Vân Đồn Harbour City với 2.175 tỷ đồng giá trị xây dựng dở dang. Theo giới thiệu, dự án Sonasea Vân Đồn Harbour City có quy mô 358,5 ha tọa lạc tại xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
[recommended by](https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/rot-nghin-ty-vao-sonasea-van-don-harbor-city-ceo-group-co-nguy-co-sa-lay-tai-van-don-621197.html?zarsrc=30&utm_source=■■■■&utm_medium=■■■■&utm_campaign=■■■■&gidzl=ylVmJGCHn2VyxFD31Wd19VxlzaSP3PCWwRoXGKGAa2M_xgHEJrx4VRUrzqrELiGgvUQa7Z39qmPI2XR1A0#)
Bạn có bị đau đầu gối không? Hãy thử điều này mỗi ngày một lần
*Chi phí xây dựng dở dang tại Sonasea Vân Đồn Harbour City tính đến cuối tháng 6/2021 là 2.175 tỷ đồng/*https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Với tổng vốn đầu tư lên tới 5.000 tỷ đồng, Sonasea Vân Đồn Harbour City là tổ hợp nghỉ dưỡng bao gồm khách sạn quốc tế, căn hộ nghỉ dưỡng Condotel, biệt thự nghỉ dưỡng ven biển và trung tâm hội nghị quốc tế. Đây là dự án trọng điểm của CEO Group kể từ khi khởi công vào năm 2018 cho đến nay.
Tại ĐHĐCĐ của CEO Group được tổ chức hồi cuối tháng 6 vừa qua, lãnh đạo CEO cho biết, trong năm nay doanh nghiệp sẽ tập trung triển khai và kinh doanh ba dự án quan trọng là Sonasea Vân Đồn Harbor City, CEO Mê Linh (CEO Homes Hana Garden) và River Silk City (Hà Nam).
Năm 2021, CEO Group đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 1.600 tỷ đồng, tăng gần 21% so với kết quả thực hiện năm 2020. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất 80 tỷ đồng trong khi năm trước lỗ hơn 103 tỷ đồng.
Để hoàn thành kế hoạch này, theo lãnh đạo CEO Group, doanh nghiệp sẽ tập trung triển khai và kinh doanh ba dự án trọng điểm nêu trên. Trong đó, công ty đặt kỳ vọng rất lớn ở Sonasea Vân Đồn Harbor City.
Tuy nhiên, những gì CEO thể hiện lại đang đi ngược lại so với kỳ vọng của doanh nghiệp khi báo lỗ sau thuế 165 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, như vậy, mục tiêu có lãi 80 tỷ đồng còn cách doanh nghiệp rất xa.
Thị trường nhiều biến động và bất lợi
Trong khi đó, diễn biến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đang nhiều bất lợi do dịch bệnh covid-19 bùng phát và kéo dài suốt từ cuối năm 2019 đến nay. Khách du lịch vắng bóng, sân bay, các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng đều rơi vào cảnh vắng vẻ, ế ẩm, nhiều phòng giao dịch, sàn môi giới đóng cửa,…
Nhiều chủ dự án lớn tại Vân Đồn gặp khó do ảnh hưởng dịch bệnh, phải giãn hoặc hoãn tiến độ, thi công cầm chừng hoặc tạm dừng thi công trong tình cảnh tài chính, nợ nần rất căng thẳng.
Thực tế cho thấy, Vân Đồn là một thị trường “khó nhằn” và đầy biến động. Những diễn biến thị trường bất động sản tại địa phương này đã không ít lần khiến giới đầu tư “không kịp trở tay”.
Trong quá khứ, Vân Đồn từng là điểm nóng của thị trường bất động sản khi thông tin địa phương này có định hướng thành đặc khu kinh tế. Khoảng năm 2017 - đầu 2018, cơn sốt đất càn quét thị trường bất động sản Vân Đồn khiến giá tăng chóng mặt.
*Phối cảnh dự án Sonasea Vân Đồn Harbour City/*https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Bên cạnh đó, tình trạng “thổi giá”, “tạo sóng” cũng thường xuyên diễn ra tại thị trường này, những câu chuyện đầu tư kiếm tiền tỷ, môi giới tiếp không hết khách, đất Vân Đồn nườm nượp người mua kẻ bán… xuất hiện dày đặc trên các kênh thông tin, diễn đàn, mạng xã hội.
Tuy nhiên ngay sau đó, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã có động thái “mạnh”, yêu cầu tạm dừng các giao dịch đất đai tại huyện Vân Đồn nhằm ngăn chặn và kiểm soát cơn sốt đất. Cũng trong năm 2018, thông tin Luật quy hoạch đặc khu Vân Đồn không được Quốc hội thông qua khiến thị trường rơi vào tình trạng “đóng băng”, nhiều nhà đầu tư mua đất vào đúng thời điểm nóng sốt, không kịp “thoát hàng” ngậm ngùi ôm “trái đắng”.
Sau đó “lệnh cấm” đã được gỡ bỏ, thị trường có những đợt có dấu hiệu rục rịch “nóng” trở lại, tuy nhiên lãnh đạo địa phương này luôn có những động thái kiểm soát rất chặt chẽ khi ban hành những văn bản chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, kiểm soát sốt đất… khiến thị trường nhanh chóng “hạ nhiệt”.
Từ năm 2020 đến nay, thị trường bất động sản Vân Đồn chịu ảnh hưởng sâu và rộng bởi dịch Covid-19 khi giao dịch giảm mạnh, nhiều sàn bất động sản phải đóng cửa. Giá đất Vân Đồn giảm sâu, tại một số dự án, giá giảm khoảng 30%.
Thậm chí nhiều chủ đầu tư gặp khó tại Vân Đồn, nhiều doanh nghiệp không thể tiếp tục triển khai, bị thu hồi dự án hoặc phải trả lại dự án. Đặc biệt ở lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng, một số ông lớn đang “chật vật” và có dấu hiệu “mắc cạn” tại thị trường này…
Nguy cơ bị “sa lầy” tại Vân Đồn?
Ngay giữa lúc thị trường Vân Đồn và phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng nói chung quá nhiều khó khăn, CEO Group đã ra mắt và chào bán các sản phất tại Sonasea Vân Đồn Harbor City.
Bắt đầu từ năm 2019, những thông tin quảng cáo, rao bán sản phẩm bất động sản tại dự án này đã xuất hiện tràn lan. Nhiều môi giới đã rao bán và nhận đặt cọc sản phẩm nhà phố thương mại Singapore Shoptel thuộc dự án Sonasea Vân Đồn Harbor City.
Tuy nhiên sau đó CEO lên tiếng khẳng định doanh nghiệp chưa mở bán bất kỳ một sản phẩm nào tại Sonasea Vân Đồn Harbor City và những giao dịch đã phát sinh thời gian qua là hoàn toàn không đúng và không phải do Tập đoàn CEO thực hiện.
Đến tháng 7/2020 CEO đã tổ chức lễ kick-off bán hàng phân khu Singapore Shoptel thuộc Sonasea Vân Đồn Harbor City, tại đây lãnh đạo CEO cho biết, hiện Tập đoàn CEO đã hoàn thiện cơ bản giai đoạn 1 của phân khu Singapore Shoptel và đã sẵn sàng giới thiệu 192 căn shoptel tới khách hàng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng công bố chính sách bán hàng hấp dẫn như hỗ trợ vay vốn lãi suất 0%, ân hạn nợ gốc, đặc biệt là chiết khấu lên đến 9% giá trị hợp đồng đối với khách hàng thanh toán sớm…
Ngay sau đó, sản phẩm bất động sản tại Sonasea Vân Đồn Harbor City được rao bán rầm rộ với mức giá từ 4,7 tỷ đồng/căn.
Tuy nhiên, kết quả đạt được dường như không như kỳ vọng khi tình kinh doanh năm 2020 của doanh nghiệp không khả quan, doanh thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản chỉ đạt 925 tỷ đồng trong khi năm 2019 là hơn 3.816 tỷ đồng. Trong năm này, CEO báo lỗ 103 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2021, CEO tiếp tục báo lỗ gần 165 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2020 lỗ 110 tỷ đồng.
Sonasea Vân Đồn Harbor City được mở bán từ năm 2020, nhưng doanh thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản của CEO trong năm này chỉ đạt 925 tỷ đồng, trong khi cũng kỳ 2019 là 3.816 tỷ đồng.
Tình hình tài chính của CEO Group hiện cũng cho thấy nhiều vấn đề khi dòng tiền kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021 âm hơn 91 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2020 ghi nhận hơn 208 tỷ đồng.
Tại thời điểm 30/6/2021, tổng nợ phải trả của doanh nghiệp ở mức 3.791 tỷ đồng, chiếm 54% tổng tài sản. Trong đó, tổng dư nợ đi vay chiếm 51% nợ phải trả, ghi nhận hơn 1.954 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm.
Đáng chú ý, mới đây CEO Group đã hoàn tất việc chuyển nhượng toàn bộ 9,9 triệu cổ phần tại Công ty CP Đầu tư và Phát triển Nam Cần Thơ, tương đương 99% vốn điều lệ của doanh nghiệp. Động thái này được cho là do tình hình kinh doanh của doanh nghiệp sụt giảm và tài chính khó khăn.
Được biết, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Nam Cần Thơ là chủ đầu tư dự án Riverine Cần Thơ City, dự án từng được quảng cáo có vốn đầu tư 2.655 tỷ đồng. Lãnh đạo CEO Group từng kỳ vọng, dự án này sẽ đem lại nguồn thu nhập lớn cho tập đoàn và gây dựng hình ảnh tại TP Cần Thơ.
*Hình ảnh giới thiệu về dự án Riverine Cần Thơ City/*https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Mặc dù CEO Group không nêu rõ lý do vì sao lại rút vốn khỏi Công ty CP Đầu tư và Phát triển Nam Cần Thơ nhưng nhiều người cho rằng do doanh nghiệp này đang gặp nhiều khó khăn về tài chính, buộc phải bán tài sản để thu hồi vốn.
Bên cạnh đó, CEO cũng thế chấp nhiều tài sản tại các ngân hàng để huy động vốn. Theo tìm hiểu, ngày 8/6/2019, CEO Vân Đồn đã mang một phần dự án Sonasea Vân Đồn Harbor City đi thế chấp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Thanh Xuân để vay 620 tỷ đồng.
Trước đó, CEO Group cũng đã thế chấp tòa tháp trụ sở CEO ở đường Phạm Hùng cho ngân hàng BIDV, thế chấp 96 biệt thự tại dự án Sonasea Villas &Resort Phú Quốc để vay vốn từ lâu. Doanh nghiệp cũng từng thế chấp dự án Khu nhà ở xã hội Bamboo Garden.
Ngoài ra, CEO Group hiện cũng đang gặp khó tại dự án Sonasea Nha Trang (Cam Ranh, Khánh Hòa) khi dự án chậm tiến độ so với cam kết. Đến nay nhà đầu tư mới hoàn thành xây dựng nhà điều hành ban quản lý và đang triển khai san nền dự án.
CEO Group kỳ vọng đưa dự án Sonasea Nha Trang rộng 7,9 ha trở thành điểm đến nghỉ dưỡng hàng đầu nhưng đến nay dự án vẫn là bãi đất cát hoang hóa…
Thấy hàng xóm nhà em bảo tầm này rút hết chứng khoán ra đi đầu tư đất rồi. Mấy cụ ấy bảo tầm này sắp tới rút hết ra là sập mạnh lắm.
Cụ nào nhanh chân thì chạy sớm đi, không mai là chạy ko kịp đâu.
Nghi ngờ 4 Công ty ảo của CEO Group ở Phú Quốc
Theo Vietnam Traveller 18:16 15/08/2020
Trong khoản phải thu của CEO nằm ở 4 doanh nghiệp cùng tại Khu tổ hợp du lịch Sonasea Villas and Resort, Tổ 5, ấp Đường, Dương Tơ, Phú Quốc, Kiên Giang.
ĐỘT QUỴ KHÔNG BẤT NGỜ ẬP ĐẾN
Đột quỵ do các vấn đề tim mạch - người cao tuổi cần đề phòng
Các vấn đề về tim mạch thường diễn biến âm thầm, một khi đã phát hiện thường để lại hậu quả nặng nề
Nattoenzym.dhgpharma tài trợ thông tin
- Bamboo Airways thực hiện chuyến bay đặc biệt đến Dubai đưa công dân Việt Nam hồi hương
- F88: Trái phiếu vẫn bán thành công, tỷ lệ nợ xấu đáng ngạc nhiên trong ‘bão’ Covid-19
Đặc biệt, khoản phải thu xuất hiện chỉ sau vài ngày khi 4 công ty trên được thành lập.
Thời gian qua, trong nhóm cổ phiếu bất động sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam thì Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (mã CEO – HNX) đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của nhà đầu tư. Giá cổ phiếu CEO từ mức chỉ khoảng 10.400 đồng/CP (giữa tháng 3) đã leo lên mức 17.600 đồng/CP. Thời điểm sau đó, do ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường chung nên giá cổ phiếu CEO cũng lao dốc và điều này cũng không quá khó hiểu. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều khó khăn thì cổ phiếu này đã bứt phá mạnh mẽ và lập đỉnh lịch sử vào ngày 24/5/2018 với mức giá 17.900 đồng/CP.
Dự án Sonasea Villas & Resort 10.000 tỷ của CEO tại Phú Quốc.
Việc cổ phiếu CEO tăng trưởng thần tốc thời gian đến từ những kỳ vọng đến từ việc doanh nghiệp này đang nắm giữ những quỹ đất lớn điển hình như 3 dự án lớn với tổng quỹ đất 300 ha tại Phú Quốc. Đơn vị này đã và đang triển khai các dự án như Sonasea Villas & Resort; khách sạn Novotel Phu Quoc Resort quy mô 400 phòng và biệt thự hướng biển… Công ty này cũng có một số quỹ đất lớn tại Vân Đồn. Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng CEO sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ những quỹ đất lớn nếu Phú Quốc và Vân Đồn trở thành đặc khu.
Ngoài ra, những tham vọng lớn của ban lãnh đạo công ty đặt ra thời gian gần đây cũng làm nhiều nhà đầu tư siêu lòng. Ban lãnh đạo công ty đặt mục tiêu phấn đấu tổng tài sản tiệm cận một tỷ USD. Năm 2018, Tập đoàn CEO đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 2.200 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 468 tỷ đồng và lãi sau thuế 370 tỷ đồng, tăng trưởng 15% so với năm 2017. Trước đó, năm 2017, CEO có kết quả kinh doanh tăng trưởng đột biến, trong đó, tổng doanh thu hợp nhất đạt hơn 1.874 tỷ đồng, chủ yếu đến từ mảng hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản tại các dự án Bamboo Garden, Sonasea Resort & Villas Phú Quốc… Lợi nhuận trước thuế đạt 406 tỷ đồng, đạt 118% kế hoạch đề ra và lãi sau thuế 321 tỷ đồng, tăng trưởng 17% so với năm trước.
Dấu hỏi về hàng loạt chỉ tiêu trong BCTC
Tuy nhiên, nếu nhìn sâu hơn vào BCTC của doanh nghiệp này thời gian gần đây lại có khá nhiều uẩn khúc cần lời giải đáp.
Theo đó, phần lớn doanh thu của CEO các năm gần đây là đến từ condotel và với phân khúc này thường đối tượng mua sẽ là các cá nhân. Nhưng theo BCTC kiểm toán năm 2017 của CEO, doanh nghiệp này có khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng CEO vẫn duy trì ở mức rất cao lên đến 833 tỷ đồng. Thường nếu các cá nhân thực hiện giao dịch mua bán BĐS thì doanh nghiệp sẽ không có các khoản phải thu này.
Tuy nhiên điểm đáng lưu ý trong khoản phải thu nói trên của CEO nằm ở 4 doanh nghiệp là Công ty TNHH MTV Đầu tư Trang Nguyễn Phú Quốc, Thu Hoài Phú Quốc, Quốc tế Đỗ Gia Phú Quốc và Đầu tư Quang Tiến Phú Quốc. Cả 4 doanh nghiệp này đều có chung địa chỉ tại Khu tổ hợp du lịch Sonasea Villas and Resort, Tổ 5, ấp Đường - Xã Dương Tơ - Huyện Phú Quốc - Kiên Giang, đều được thành lập vào ngày 22/12/2016. Không chỉ có vậy, khoản phải thu đối với 4 doanh nghiệp nói trên của CEO đã bắt đầu xuất hiện từ khi lập BCTC năm 2016 nghĩa là chỉ sau vài ngày khi 4 công ty trên được thành lập và đi vào hoạt động.
Ở khoản mục trả trước cho người bán, CEO đã mua ngược lại sản phẩm từ Công ty TNHH MTV Thu Hoài Phú Quốc một khoản hơn 18 tỷ đồng, trong khi khoản phải thu đối với công ty này ở mục trên là gần 44 tỷ đồng.
CEO còn có khoản trả trước cho người bán 40 tỷ đồng đối với Công ty TNHH MTV Ngôi sao Xanh Đông Đô – đây là một doanh nghiệp cũng chỉ vừa mới được thành lập vào ngày 19/06/2017 chỉ sau thời gian tăng vốn của CEO vài ngày. Cụ thể, ngày 9/6/2017, CEO thực hiện tăng vốn từ 1.029 tỷ đồng lên thành 1.554 tỷ đồng.
Trong khi đó, CEO liên tục có những khoản phải thu về cho vay ngắn hạn đối với hàng loạt cá nhân, hơn nữa điểm khá thú vị là việc các cá nhân được vay này thì được thay đổi theo hàng năm và vay không có tài sản đảm bảo. Công ty cũng tạm ứng hoặc có các khoản phải thu khác đối với một loạt cá nhân hay tổ chức.
Những điểm đặc biệt trong khoản phải thu cho vay các cá nhân, cho vay ngắn hạn kể trên của CEO khiến nhiều nhà đầu tư đặt câu hỏi rằng liệu doanh nghiệp này có vấn đề gì và việc tăng vốn có phải là ảo?
Một điểm đáng lưu ý nữa là nợ phải trả của CEO tăng mạnh dần theo hàng năm. Theo BCTC kiểm toán năm 2017, nợ phải trả của công ty đã lên đến 3.414 tỷ đồng, tăng đến 50% so với đầu năm, tương ứng gấp rưỡi so với vốn chủ sở hữu, trong đó, nợ ngắn hạn chiếm 67,6% và đạt 2.307,4 tỷ đồng, tăng 89% so với đầu năm 2017.
Hàng tồn kho của công ty cũng tăng dần đều. Tại thời điểm 31/12/2017,hàng tồn kho của công ty đạt 1.256 tỷ đồng, tăng vọt so với mức chỉ 609,9 tỷ đồng hồi đầu năm.
Những vấn đề đáng lưu tâm ở trên của CEO vẫn được thể hiện rõ trên cả BCTC mới nhất của công ty đó là quý I/2018. Các khoản phải thu khác hàng không chỉ dừng ở 4 công ty TNHH ở trên mà còn xuất hiên thêm một số công ty khác có cùng địa chỉ cùng ngày thành lập… Hàng tồn kho vẫn tiếp tục tăng mạnh…
Lần đầu tiên báo lỗ kể từ khi niêm yết trên HNX
Kết quả kinh doanh của CEO trong quý II/2020 gây bất ngờ lớn cho nhà đầu tư khi doanh nghiệp này báo lỗ lên đến 112 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn lãi đến 277 tỷ đồng. Trong đó, phần lãi của cổ đông công ty mẹ là âm 64,5 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 215,9 tỷ đồng).
Theo giải trình của đơn vị này, việc báo lỗ “khủng” trong quý II/2020 là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến doanh thu thuần giảm đến 91% so với cùng kỳ năm trước và ở mức chỉ 130 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của CEO là 418 tỷ đồng, giảm tới 83% so với cùng kỳ, công ty báo lỗ 110 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 381 tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này giảm hơn 20% và chỉ còn gần 166 tỷ đồng.
Tại thời điểm 30/6, tổng tài sản của CEO đạt 7.843 tỷ đồng, giảm 2,4% so với đầu năm. Tỷ lệ tiền trên tổng tài sản giảm từ 15,2% về chỉ còn 13,9% khi tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn giảm từ 1.224,7 tỷ đồng về chỉ còn 1.092,7 tỷ đồng.
Khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng là 503 tỷ đồng, giảm 19,5% so với đầu năm.
Công ty tăng thêm 229,5 tỷ đồng vay nợ ngắn hạn và dài hạn lên mức 2.569,3 tỷ đồng. Như vậy, tỷ lệ nợ vay trên tổng nguồn vốn tăng từ 29,1% lên 32,8%.
Tầm này thị trường sập là CEO đi viện nặng lắm đấy các cụ.
Hiện tại tiền đâu cơ mốt cổ phiếu lợi nhuận lỗ tăng giá. Đến lúc tàn rồi.
Tôi vẫn giữ quan điểm nhất quán vượt 11.5 thì vô đối mà. các bác càng sợ nó càng lên, cái món này nó vậy.
Dự án vân đồn 182 căn biệt thự biển ra cái cháy hàng, tiếp tục chuẩn bị ra 340 căn shophouse. Điểm rơi lợi nhuận sẽ rơi vào quý 4 và quý 1.2022. giờ này ko hưng phấn nhưng đừng mơ nó đạp nữa. mọi thứ xấu nhất qua rồi. ceo sẽ lên 1 tầm cao mới